300-2021 - page 4

5
các cửa hàng bán những mặt
hàng thiết yếu. Số hàng lừa
được từ các chủ tiệm Oanh
sử dụng cho nhu cầu cá nhân.
Ngoài ra, Oanh cũng thừa
nhận việc lợi dụng thông tin
chuyển khoản dư để lừa lấy
tiền mặt của nhiều chủ tiệm
nhẹ dạ khác.
Hàng loạt nạn nhân
lên tiếng
Ngay khi báo
Pháp Luật
TP.HCM
đăng tải bài viết
“Thủ
đoạn lừa đảo mới: Chuyển
khoản dư khi mua hàng”
,
nhiều nạn nhân ở TP.HCM
đã liên hệ với PV cho hay
họ cũng bị Oanh lừa tiền và
hàng hóa với cùng thủ đoạn
như trên.
Chị LHD (ngụ quận Bình
Tân) cho hay trong thời gian
giãn cách, Oanh đến cửa hàng
của chị mua nhiều mặt hàng
với hóa đơn 1,3 triệu đồng, lý
do mua là để đi làm từ thiện.
Người này yêu cầu chị cung
cấp số tài khoản ngân hàng
để chuyển trả tiền mua hàng.
“Tôi cho số tài khoản, cô
này chuyển tận 2 triệu đồng
mặc dù hóa đơn chỉ có 1,3
triệu đồng nên tôi nghi ngờ.
Sau đó người này cho tôi xem
hình ảnh tin nhắn đã bị trừ tiền
trong tài khoản và cho biết
là do chuyển chậm nên tiền
không đến liền” - chị D nói.
Thấy tin tưởng, chị D để
Oanh rời đi. Tuy nhiên, hai
ngày sau vẫn không nhận
được tiền, lúc này chị D
mới biết mình bị lừa. “Tôi
rất bức xúc khi người này sử
dụng thủ đoạn lừa đảo ngay
cả trong thời gian dịch bệnh,
giãn cách” - chị D nói thêm.
Trao đổi với PV, anh NCD
(ngụ quận 8) cho biết anh bị
người phụ nữ trên lừa mất 4
triệu đồng tiền mặt cũng với
chiêu trò chuyển khoản dư.
Theo đó, khoảng tháng
10, Oanh có đến cửa hàng
của anh đặt mua 300 kg gạo
với tổng số tiền là 4,8 triệu
đồng. “Người này chuyển trả
8,8 triệu đồng và tôi đã đưa
lại cho cô ấy 4 triệu đồng
chuyển dư. Đến chiều, khi
giao gạo đến địa chỉ được
đặt thì không đúng, không
liên lạc được với Oanh” - anh
D kể lại.
Trước đó, báo
Pháp Luật
TP.HCM
có bài viết phản
ánh chiêu lừa mới lợi dụng
chuyển khoản ngân hàng để
lừa tiền, hàng hóa do một phụ
nữ thực hiện. Ngay sau bài
viết, Công an quận 1 đã vào
cuộc xác minh, nhanh chóng
bắt giữ nghi phạm.
Vụ việc hiện đã được bàn
giao cho Công an quận 1 tiếp
tục điều tra, xử lý.•
Thời sự -
ThứBa28-12-2021
NGUYỄNYÊN
N
gày 27-12, Đội 4 Phòng
Cảnh sát hình sự Công
anTP.HCM(PC02) phối
hợp với Đội Cảnh sát hình sự
Công an quận 1 bắt giữ Trần
Kim Oanh (SN 1986, ngụ
phường Sơn Kỳ, quận Tân
Phú) để điều tra về hành vi
lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Oanh được xác định là
người chuyên dùng chiêu
lừa chuyển khoản dư khi
mua hàng hòng qua mặt chủ
tiệm để lừa tiền và hàng hóa.
Tự tạo tin nhắn giả
lừa chủ tiệm
Tại cơ quan công an, Oanh
thừa nhận hành vi của mình.
Oanh cho biết sau khi hết
giãn cách xã hội, do muốn
có tiền tiêu xài và các mặt
hàng thiết yếu để sử dụng
nhưng không muốn mua nên
nảy sinh ý định làm giả các
tin nhắn chuyển khoản khi
đi mua hàng. Oanh sử dụng
xe máy hiệu Attila biển số
55P6-3746 rảo quanh nhiều
khu vực ở TP.HCM tìm các
cửa hàng đông khách để mua
hàng và thực hiện hành vi.
Oanh thừa nhận bằng thủ
đoạn trên đã thực hiện trót lọt
hai vụ lừa trên địa bàn quận
1. Cụ thể là ở cửa hàng trái
cây trên đường Cô Giang và
tiệm tạp hóa trên đường Trần
Khắc Chân.
“Tôi tự soạn tin nhắn bằng
số điện thoại của mình về
việc đã chuyển tiền qua ngân
hàng cho người bán. Sau đó,
tôi tự gửi bằng số của tôi và
sẽ được phản hồi lại một tin
nhắn với nội dung y chang.
Tôi đưa tin nhắn đó cho người
bán và báo đã chuyển khoản
thành công” - Oanh trình bày
và cho hay thường nhắm đến
Bằng việc tự tạo tin
nhắn báo đã chuyển
khoản tiền mua
hàng thành công,
Oanh đã lừa được
tiền và hàng của
nhiều chủ tiệm trên
địa bàn TP.HCM.
Trần KimOanh thừa nhận đã thực hiện trót lọt hai vụ lừa chuyển khoản dư trên địa bàn quận 1.
Ảnh: NGUYỄNYÊN
Thủ đoạn tạo tin nhắn
lừa chuyển khoản dư
khi mua hàng
Người phụ nữ lừa đảo bằng cách chuyển khoản dư khi mua hàng bị bắt
và khai nhận thủ đoạn lừa đảo củamình.
Băng trộmhơn1.000
conchóởTP.HCMbị tóm
Ngày 27-12, Đội 3 Phòng Cảnh sát hình sự (PC02)
Công an TP.HCM phối hợp với Công an quận 12,
huyện Hóc Môn tạm giữ hình sự bốn nghi phạm để
điều tra về hành vi trộm cắp tài sản và cướp tài sản.
Những người này gồm Lê Anh Hào, Nguyễn
Thành Lộc (cùng 17 tuổi), Nguyễn Tấn Duy và
Nguyễn Trọng Nhân (cùng 18 tuổi, đều ngụ huyện
Hóc Môn). Đây là nhóm trộm chó, tấn công người
dân trên đường Võ Thị Phải, phường Thới An (quận
12, TP.HCM) mà
Pháp Luật TP.HCM
phản ánh hôm
3-12.
Sau khi tiếp nhận thông tin, trinh sát Đội 3 đã rà
soát thông tin, hình ảnh từ các camera an ninh để
truy xét. Đến ngày 25-12, công an đã mời làm việc
với Hào và những thành viên trong nhóm.
Tại cơ quan điều tra, nhóm này khai nhận đã thực
hiện vụ bắn trộm và cướp chó của ông Nguyễn Hữu
Đức (56 tuổi, ngụ phường Thới An, quận 12). Theo
Hào, sau khi bắn chết con chó thì bị ông Đức phản
kháng nên chống trả để đồng phạm cướp đi con chó.
Theo một cán bộ điều tra, nhóm do Hào cầm đầu
liên tục thực hiện các vụ trộm chó từ sau giãn cách
xã hội đến khi bị camera an ninh của người dân
ghi hình thì ngừng lại. Từ tháng 10 đến tháng 12,
nhóm của Hào đã trộm được khoảng 1.200 con chó.
“Nhiều vụ nhóm này không thể nhớ hết nên chúng
tôi đang tiếp tục mở rộng điều tra, làm rõ” - người
này nói.
Nhóm Hào khai nhận việc trộm chó là học theo
trên mạng xã hội. Trang thiết bị như bình xịt hơi cay,
súng bắn chích điện cũng là mua trên mạng xã hội.
Nhóm này hoạt động từ 4 giờ đến 7 giờ sáng hằng
ngày. Tất cả số chó trộm, cướp được thì bán cho các
lò ở chợ chó phường Trung Mỹ Tây (quận 12) và lấy
tiền đó chia nhau tiêu xài vào ăn nhậu, cờ bạc.
Ban đầu, trong hơn 1.000 vụ bắn chó, Đội 3
Phòng PC02 thống kê được nhóm này đã thực hiện
khoảng 10 vụ cướp chó, những vụ này đều đã xác
minh được bị hại. “Từ hành vi trộm chuyển sang
cướp tài sản của người dân. Đây là lần đầu tiên
Công an TP.HCM bắt, xử lý nhóm trộm, cướp chó
như vậy. Điều này là chưa từng có tiền lệ” - một cán
bộ điều tra cho biết.
Công an đang làm việc với những chủ lò chó, nơi
nhóm Hào đã bán chó để xử lý hành vi liên quan.
NGUYỄN TÂN
Đang chờ thụ án tội cướp giật,
tiếp tục thuê ô tô đi trộm
Công an quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng ngày 27-
12 đã thực hiện lệnh bắt tạm giam Nguyễn Văn Toàn
(17 tuổi, ngụ quận Cẩm Lệ) về tội trộm cắp tài sản.
Toàn đã bị TAND huyện Hòa Vang kết án hai
năm tù về tội cướp giật tài sản, đang trong thời gian
chờ chấp hành án. Tuy nhiên, từ đầu tháng 12, Toàn
thường xuyên thuê ô tô đến gần khu vực trộm cắp
rồi đi bộ để quan sát. Khi phát hiện nhà dân sơ hở,
Toàn liền đột nhập trộm cắp tài sản.
Toàn thường chọn khung giờ từ đêm khuya, rạng
sáng để trộm tiền, điện thoại, máy tính xách tay…
Trộm xong, Toàn gọi điện thoại nhờ bạn đến chở về
nhằm qua mặt lực lượng chức năng.
Toàn thừa nhận đã thực hiện năm vụ trộm cắp tài
sản trên địa bàn các quận Hải Châu, Thanh Khê và
Liên Chiểu, tổng giá trị ước tính hơn 75 triệu đồng.
HẢI HIẾU
Cách tự tạo tin nhắn
rồi tự gửi cho chính mình
Oanh lưu số điện thoại của chính mình thành tên một
ngân hàng mà Oanh đang sử dụng. Sau đó, Oanh tự tạo
nội dung, nhắn tin vào chính số điện thoại củamình (đã lưu
thành tên ngân hàng). Tin nhắn sẽ tự động chuyển đến cho
Oanh dưới danh nghĩa là tên của ngân hàng.
Có tin nhắn đến, Oanh chủ động xóa đi tin nhắn đã gửi
và trênmàn hình điện thoại của Oanh chỉ còn tin nhắn đến,
thể hiện là một giao dịch thành công của ngân hàng mà
Oanh đã tự tạo rồi gửi đi.
Khi nạn nhân nhìn thấy tin nhắn từ ngân hàng đến báo
tài khoản của Oanh đã bị trừ tiền thì tin tưởng nên bị lừa.
Các tin nhắn chuyển khoản thành công doOanh tự tạo
trên điện thoại. Ảnh: NGUYỄNYÊN
Hào
(áo trắng, bìa trái)
cùng ba đồng phạmtrong băng
trộmchó tại cơ quan công an. Ảnh: NT
1,2,3 5,6,7,8,9,10,11,12,13,14,...15
Powered by FlippingBook