300-2021 - page 7

8
Đô thị -
ThứBa28-12-2021
Cần hơn 157.500 tỉ phát triển hệ thống
cảng thủy nội địa
PhóThủ tướngChínhphủ LêVănThành vừa kýQuyết định1829phêduyệt
Quyhoạchkết cấuhạ tầngĐTNĐ thời kỳ 2021-2030, tầmnhìnđếnnăm2050.
Cụ thể, đến năm 2030, ngành giao thông sẽ phát triển kết cấu hạ tầng
ĐTNĐ đồng bộ. Đồng thời từng bước hiện đại, nâng cao chất lượng dịch
vụ, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Khi thực hiện được kế hoạch
đó, giao thông thủy sẽ góp phần đưa nước ta cơ bản trở thành nước đang
phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao vào năm2030.
Về vận tải bằng đường thủy: Trong giai đoạn từ nay đến năm 2030, khối
lượng vận chuyển hàng hóa đạt khoảng 715 triệu tấnmỗi năm; đạt khoảng
397 triệu lượt hành khách. Khối lượng luân chuyển hàng hóa đạt khoảng
150 tỉ tấn; luân chuyển hành khách đạt khoảng 7,7 tỉ hành khách.
Nội dung quy hoạch cũng xác định tập trung phát triển 54 cụm cảng
thủy hàng hóa với tổng công suất khoảng 361 triệu tấn. Các cụmnày được
phân bố cân đối ở khu vực Bắc - Trung - Nam.
ÔngNamSơn cũng nhận định thực
tế ngành giao thông đã có quy hoạch
rồi, song triển khai rất chậm. Việc
kết nối hạ tầng giao thông không đáp
ứng thì khó mang lại hiệu quả kinh
tế cao. Theo đó, Nhà nước cần tính
toán phát triển cả giao thông thủy,
bộ, hàng không để bổ trợ cho nhau,
góp phần kết nối liên vùng, thúc đẩy
phát triển kinh tế.
“Vấn đề không phải xây chín hay
bao nhiêu cây cầu mà cần có một kế
hoạch kết nối tổng thể, có tầmnhìn dài
hạn hơn. Các dự án phải có kế hoạch
kết nối với TP.HCM, Campuchia…
để mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn
nữa” - ông Sơn nhận định.
Tính toán vận tải hàng hóa
và hành khách
Theo ôngSơn, để cho vùngĐBSCL
phát triển thì chúng ta cần đặt ra
kế hoạch cần có bao nhiều kilomet
đường, bao nhiêu cây cầu… từ đó
mới khai thác hết tiềm năng của
khu vực này.
Góp ý thêmcho kế hoạch phát triển
giao thông thủy khu vực phía Nam
của Bộ GTVT, ông Trương Thanh
Dũng, Hiệu trưởng Trường CĐHàng
hải II, cho rằng đường thủy nên phát
triển cả về vận tải hàng hóa và vận
tải hành khách. Mà để làm được điều
này thì chúng ta cần thay đổi tư duy
để mở cửa cho doanh nghiệp, các
đơn vị tham gia đầu tư.
Theo ông Dũng, làm cầu cần tính
toán phương ánmở, chẳng hạn ngành
giao thông nên làm các cây cầu quay
để mang lại hiệu quả ngay, đặc biệt
ĐÀOTRANG
Đ
ể tháo gỡ điểm nghẽn cho
các tuyến luồng thủy huyết
mạch phía Nam, Bộ GTVT
đã có quyết định nâng cấp, xây mới
chín cây cầu bắc ngang qua tuyến
đường thủy nội địa (ĐTNĐ) quốc
gia - giai đoạn 1.
Đầu tư cho giao thông
chưa đúng mức
Bộ GTVT cho rằng việc đầu tư xây
mới các cây cầu sẽ góp phần hoàn
thiện hệ thống giao thông ĐTNĐ
theo quy hoạch. Từ đó, đáp ứng
được yêu cầu phát triển kinh tế - xã
hội, cải thiện năng lực vận tải, đảm
bảo an toàn giao thông cho cả lĩnh
vực giao thông thủy và bộ.
Các cây cầu xây mới cũng góp
phần chỉnh trang đô thị, nâng cao
đời sống của người dân trong khu
vực dự án. Đặc biệt, các dự án này
có vai trò nâng cao năng lực vận tải
hàng hóa bằng ĐTNĐ trong khu
vực ĐBSCL tới TP.HCM, tới các
cụm cảng biển khu vực Đông Nam
bộ và ngược lại.
Điểm hạn chế trên tuyến này là cầu
MăngThít có độ tĩnh không thấp, cần
phải có phương án điều chỉnh. Đồng
thời, dự án nạo vét kênh Chợ Lách
và xây dựng mới cầu Chợ Lách 2 sẽ
được triển khai thực hiện. Các dự án
này cũng nằm trong kế hoạch phát
triển các hành lang đường thủy và
logistics khu vực phía Nam.
KTSNgôViếtNamSơn, chuyêngia
quy hoạch đô thị, nhìn nhận ĐBSCL
là vùng có tiềm năng và thế mạnh
phát triển kinh tế, song đến nay việc
đầu tư cho giao thông chưa được
quan tâm đúng mức. Theo đó, việc
tập trung đầu tư xây mới các cây cầu
cho khu vực ĐBSCL là rất hợp lý,
nhất là trong bối cảnh nhu cầu vận
tải khách và hàng hóa ngày càng
tăng cao. Đây cũng là việc ngành
giao thông nên làm ngay trong giai
đoạn hiện nay.
BộGTVTsẽxâymớichíncâycầuphíaNamđểgiảiquyếtcâuchuyệntĩnhkhôngcầuthấplàmkhótàuthuyền.Ảnh:ĐÀOTRANG
Khơi thông các tuyến đường thủy huyết mạch phía Nam - Bài 2
Xây mới nhiều cầu, mở nút thắt
đường thủy
Các dự án cầu phía Namđược Bộ GTVT nâng cấp, xâymới sẽ giải quyết được vấn đề tĩnh không thấp,
gây cản trở tàu thuyền qua lại như hiện nay.
là đối với các tuyến đường thủy lớn.
Tất nhiên, nếu chúng ta khơi thông
giao thông thủy thì trên đường bộ sẽ
không còn tình trạng xe container
chạy trên các tuyến đường lớn và
giảm tải cho đường bộ.
“Trong khu vực, chúng ta nên học
hỏi Thái Lan, trên thế giới chúng
ta cần học hỏi Hà Lan. Các quốc
gia này có quy hoạch và phát triển
giao thông thủy rất tốt, chúng ta nên
tham khảo kinh nghiệm để đưa ra
các phương án phát triển cho giao
thông thủy” - ông Dũng nhấn mạnh.•
5 phương án đảm bảo cung cấp điện dịp tết
“Nhà nước cần tính toán
phát triển cả giao thông
thủy, bộ, hàng không để
bổ trợ cho nhau, góp phần
kết nối liên vùng, thúc đẩy
phát triển kinh tế.”
KTS
Ngô Viết Nam Sơn
Ông Luân Quốc Hưng, Phó Tổng giám đốc Tổng công
ty Điện lực TP.HCM (EVNHCMC), cho biết trong những
ngày cuối năm, TP sẽ có nhiều sự kiện quan trọng như đón
chào tết Dương lịch và tết Nguyên đán 2022. Theo đó,
EVNHCMC đã có năm giải pháp an toàn nhằm cung cấp
điện ổn định trên địa bàn TP.
Thứ nhất, EVNHCMC đảm bảo cung cấp cung cấp điện
an toàn ổn định cho tất cả cơ sở phòng chống dịch bệnh
COVID-19 trên địa bàn TP. EVNHCMC sẽ đảm bảo điện
cho gần 400 địa điểm, đặc biệt là 113 bệnh viện, 31 bệnh
viện dã chiến và các nhà máy sản xuất ôxy phục vụ phòng
chống dịch trên địa bàn TP.
Thứ hai, EVNHCMC đã tổng rà soát lưới điện, làm việc
với địa phương để lên phương án cụ thể cho những địa
điểm tổ chức sự kiện quan trọng của TP và các quận, huyện,
TP Thủ Đức.
Thứ ba, ngành điện cam kết trong ba ngày nghỉ tết Dương
lịch và chín ngày nghỉ tết Nguyên đán sẽ tập trung mọi
nguồn lực để giữ điện, không cắt điện trên toàn địa bàn TP,
trừ trường hợp bất khả kháng.
Thứ tư, ngành điện sẽ phối hợp với tất cả cơ quan để đảm
bảo phòng chóng cháy nổ, an ninh trật tự trên địa bàn TP
trong những ngày lễ, tết.
Thứ năm, tất cả đơn vị trực thuộc EVNHCMC đều tăng
cường ứng trực từ trực lãnh đạo đến trực tăng cường. Đồng
thời, chuẩn bị sẵn sàng từ phương tiện đến dụng cụ, con
người, công nghệ thông tin để xử lý sự cố xảy ra một cách
nhanh nhất.
THÁI NGUYÊN
NgànhđiệnTP.HCMđãcócácphươngánđảmbảocungcấpđiệnổnđịnh
chocácsựkiệncủaTPdịpcuốinăm.Ảnh:TN
Chín dự án giao thông thủy được Bộ
GTVT đầu tư, phát triển, gồm: Cầu Mỏ
Cày (Bến Tre) qua kênh Mỏ Cày; cầu Ô
Môn, cầu Thới Lai qua rạch Ô Môn (TP
Cần Thơ); cầu Đông Thuận, cầu Đông
Bình qua kênh Thị Đội - Ô Môn (Vĩnh
Long); cầuVàmXáng -Thị Đội qua kênh
ThốtNốt(TPCầnThơ);cầuSaĐéc(Nàng
Hai, Đồng Tháp) qua kênh Lấp Vò - Sa
Đéc; cầu Hồng Ngự (Đồng Tháp) qua
kênh Hồng Ngự - Vĩnh Hưng và cầu
Mộc Hóa qua sông Vàm Cỏ Tây (Long
An). Các cầu này nằm trên địa bàn sáu
tỉnh, thành là LongAn, ĐồngTháp, Bến
Tre, CầnThơ, Kiên Giang và Vĩnh Long.
Tiêu điểm
Sơ đồ vị trí chín cây cầu được xâymới. Đồ họa: HỒTRANG
1,2,3,4,5,6 8,9,10,11,12,13,14,15
Powered by FlippingBook