007-2022 - page 4

4
Thời sự -
ThứBảy8-1-2022
LÊ THOA
N
gày 7-1, Học viện Cán
bộ TP.HCM đã tổ chức
hội thảo khoa học về
cơ chế, chính sách phát triển
TPThủ Đức. Tại đây, những
vướng mắc về cơ chế, chính
sách để phát triển TP Thủ
Đức được nhiều chuyên gia
mổ xẻ, phân tích.
Cần xác định rõ vị trí
của TP Thủ Đức
Tại hội thảo, TSNguyễnThị
Thiện Trí, ĐHLuật TP.HCM,
nhìn nhận việc thành lập TP
Thủ Đức cũng là để giải tỏa
áp lực đô thị hóa tại TP.HCM
với hàng loạt cơ sở pháp lý.
Tuy nhiên, các cơ sở pháp lý
này lại phát sinh nhiều bất
cập, không đáp ứng với nhu
cầu phát triển TP Thủ Đức
như là một vệ tinh đích thực.
TheoTSTrí, với những quy
định pháp luật hiện hành, mô
hình về tổ chức chính quyền
đô thị tại TP.HCM nói chung
và TPThủ Đức nói riêng vẫn
mang dáng dấpmô hình chính
quyền địa phương bao lâu nay.
“Chúng ta có nhiều cái mới
nhưng không đủ vượt qua
rào cản cơ chế quá lớn là cơ
chế tập trung. Những cái mới
này như là sự trải nghiệmmới
và là cơ chế mới mang tính
chất nhỏ giọt mà trung ương
giao cho TP.HCM và TPThủ
Đức” - TS Trí nói.
TS Trí cho biết: Khi mới ra
đời, TPThủ Đức có nhiều âm
hưởngnhưng saumột nămgần
như mới dừng lại ở việc giải
quyết câu chuyện tinh giản
biên chế, vấn đề kinh tế - xã
hội tại chỗ chứ chưa thấy tầm
vóc mới của việc sáp nhập ba
quận. Bà cho rằng trung ương
cần nhìn thấy vấn đề này và
mạnh dạn đưa ra giải pháp.
“Trung ương cần xác định
rõ vị trí của TP Thủ Đức.
Đó là một TP vệ tinh hay
đơn giản là sự sáp nhập ba
quận thành một. Nếu là TP
vệ tinh thì phải cho nó sức
sống tương xứng. Chứ gọi
nó là một TP thuộc TP, một
TPmới, cực tăng trưởng mới
nhưng không cho cơ chế thì
không hợp lý” - TS Trí nêu.
Sắp xếp cán bộ
theo số dân
Ông Nguyễn Văn Hiếu, Bí
thư Thành ủy TP Thủ Đức,
cho biết sau khi nghiên cứu
cơ chế đặc thù của mô hình
đặc khu ở một số nơi thì ông
thấy áp dụng thẩm quyền cấp
tỉnh cho TP Thủ Đức là hợp
lý nhất. Bởi đây là cách làm
theo hướng “lấy cái đang có
trong nước để vận hành và
áp dụng tại Thủ Đức”.
“Ví dụ thẩmquyền cấp tỉnh
ở Thủ Đức nếu đủ dư địa,
không gian, dân số, đủ tính
chất hoạt động kinh tế - xã
hội, đủ các thành phần để
hoạt động như mô hình chính
quyền, bộ máy, chế độ, chính
sách, thẩmquyền của cấp tỉnh
thì vận hành” - ông Hiếu nói
và cho biết nếu cho TP Thủ
Đức thẩm quyền như cấp tỉnh
với nhiều quyền tự chủ thì sẽ
bớt thẩmquyền của TP.HCM.
Dù vậy, sẽ không có gì mất
đi vì toàn bộ sẽ phục vụ cho
sự phát triển của TP.HCM.
Về vấn đề này, bà Phạm
Phương Thảo, nguyên Phó
Bí thư Thành ủy TP.HCM,
nhìn nhận thẩm quyền chung
của TP Thủ Đức nên tương
đương như cấp tỉnh. “Chúng ta
không nói chữ “bằng” nhưng
nói chữ “tương đương” để vận
dụng phù hợp” - bà Thảo nói
và cho rằng nếu áp dụng thẩm
quyền tương đương cấp tỉnh
thì việc vận dụng sẽ nhanh
hơn. Khi đó chủ tịch TP Thủ
Đức cũng tương đương thẩm
quyền chủ tịch tỉnh; các mặt
về thẩm quyền, hệ số phụ cấp
chức vụ cũng tương đương.
Nguyên phó bí thưTP.HCM
cho rằng sau một năm hoạt
Bà PhạmPhương Thảo, nguyên Phó Bí thư Thành ủy TP.HCM, đề xuất thẩmquyền cho TP ThủĐức
tương đương cấp tỉnh. Ảnh: LÊ THOA
Đề xuất 8 nhóm cơ chế đặc thù
cho TP Thủ Đức
Sau khi thamkhảo cơ chế đặc khu, TPThủĐức đề xuất thẩmquyền tương đương cấp tỉnh.
động, TP Thủ Đức chưa có
cơ chế vận hành, chưa có sự
phân cấp, phân quyền rành
mạch phù hợp. Trên thực tế
đây như là một siêu quận, một
quận rất lớn. Đội ngũ cán bộ
có thiếu nhưng cũng có dôi
ra, ngân sách đầu tư còn hạn
chế, hạ tầng đang quá tải ở
cửa ngõ phía đông. Chuyện
cũ ở Thủ Thiêm chưa giải
quyết dứt điểm, trong khi
giá đất vừa rồi là một vấn đề
đang phải xử lý để tạo điều
kiện phát triển.
Về số cán bộ, công chức,
bà Phạm Phương Thảo đề
xuất nên theo hướng tinh gọn
nhưng cần tính theo dân cư
sẽ phù hợp hơn.•
Hiệnmô hình về tổ
chức chính quyền đô
thị tại TP.HCMnói
chung và TP Thủ
Đức nói riêng vẫn
mang dáng dấpmô
hình chính quyền địa
phương bao lâu nay.
Chuẩn bị ban hành nghị quyết
về TP Thủ Đức
Về cơ chế đặc thù cho TP Thủ Đức, bà Nguyễn Thị Hồng
Thắm, Phó Giámđốc SởNội vụTP.HCM, cho biết hiệnThành
ủy TP.HCM đang chuẩn bị ban hành nghị quyết về phương
hướng, nhiệm vụ và một số cơ chế phát triển TP Thủ Đức
giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030.
Saunghị quyết này, UBNDTP.HCMsẽbanhànhquyết định
phân cấp và quyết định ủy quyềnmạnhmẽ choTPThủ Đức
để phát huy tính chủ động và trách nhiệm cho TP Thủ Đức
hoạt động. Trong đó, phân tách những thẩm quyền thuộc
UBNDTP.HCMchoTPThủ Đức và ủy quyềnmột số nội dung
của chủ tịch UBND TP cho chủ tịch TP Thủ Đức.
Hiện UBND TP đã giao Sở KH&ĐT xây dựng khung dự
thảo đề án kiến nghị Quốc hội ban hành nghị quyết về cơ
chế, chính sách đặc thù phát triển TP Thủ Đức. Dự kiến quý
I-2022, TP.HCM sẽ hoàn thiện đề án này để kịp trình Quốc
hội trong kỳ họp thứ 3.
Đề án này sẽ trình tám nhóm cơ chế, chính sách đặc thù.
Gồm: (1) Tăng cường tính chủ động, tự chịu trách nhiệm
thôngqua việc phân cấp, ủy quyềnmạnhmẽ các chức năng,
nhiệm vụ quản lý nhà nước từ TP.HCM cho TP Thủ Đức; (2)
Gỡ bỏ các điều kiện hạn chế gia nhập thị trường của nhà
đầu tư nước ngoài trongmột số lĩnh vực trên địa bànTPThủ
Đức; (3) Phânbổ lại ngân sách, tỉ lệ phân chia ngân sách theo
hướng tăng cường để lại các nguồn thu cho TP Thủ Đức.
(4) Thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư, quyết
định đầu tư các dự án nhóm A sử dụng nguồn vốn TP Thủ
Đức và dự án nhóm B, C sử dụng vốn ngân sách TP.HCM
trên địa bàn TP Thủ Đức; (5) Đấu thầu các khu đất công,
đấu thầu cung cấp dịch vụ công; (6) Cơ chế tiếp nhận các
khoản hỗ trợ, đóng góp của người dân, doanh nghiệp trong
việc đầu tư hạ tầng; (7) Tách dự án bồi thường ra khỏi dự
án xây lắp; (8) Thẩm quyền về bộ máy quản lý nhà nước và
chính sách nhân sự.
Sáng 7-1, Ban Tuyên giáo Thành ủy TP.HCM đã tổ
chức hội nghị tổng kết công tác tuyên giáo năm 2021 và
triển khai nhiệm vụ năm 2022.
Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Bí thư Thành ủy TP.HCM
Nguyễn Văn Nên cho rằng trong hoàn cảnh nhiều khó
khăn của đợt dịch COVID-19 lần thứ tư nhưng hoạt động
của ngành tuyên giáo TP.HCM đã có nhiều nỗ lực đáng
trân trọng và biểu dương.
Ngành tuyên giáo TP.HCM đã đeo bám sát sao những
nhiệm vụ trọng tâm, phổ biến nghị quyết Đại hội XIII của
Đảng, Đại hội Đảng bộ TP các cấp; tuyên truyền học tập,
làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; đấu
tranh phòng chống những thông tin xấu, độc trên không
gian mạng...
Trong năm 2022, TP.HCM “vừa vượt qua chướng ngại
vật, chuẩn bị tăng tốc” với quyết tâm, khát vọng phục hồi
và phát triển TP để bù đắp lại khoảng thời gian bị thiệt hại
nặng nề do đại dịch gây ra.
“Cứ nhiều người nhiễm thì sẽ có nhiều người nặng,
nhiều người nặng thì xác suất tử vong tăng lên, chứ chưa
cần biết mức độ độc lực đến đâu” - ông Nên nói và đề
nghị không được chủ quan.
Bí thư Nên cho biết TP.HCM tiếp tục thực hiện chiến
lược y tế bảo vệ sức khỏe và tính mạng của người dân,
chiến dịch bảo vệ nhóm người nguy cơ. Cùng đó là chiến
lược khôi phục nền kinh tế, đưa cuộc sống người dân từng
bước về trạng thái bình thường mới, đảm bảo sinh hoạt
của người dân.
Với ngành tuyên giáo TP.HCM, ông Nên đề nghị
phải tuyên truyền để người dân hiểu về việc thay đổi
nhận thức, tư duy, thói quen thích ứng, ứng phó với
dịch COVID-19.
Trong thời gian tới, ông đề nghị ngành tuyên giáo trước
hết phải đổi mới tư duy, đi tiên phong trong đổi mới và
làm tốt công tác dự báo. Phải biết lắng nghe và phân tích
nhiều hơn. “Lắng nghe nhiều chiều chứ không phải một
chiều. Phải lắng nghe xem nhân dân mong muốn gì ở
chính quyền để tham mưu cho lãnh đạo TP. Có người bức
xúc, cay cú, xỉ vả, chê bai nhưng chúng ta phải bình tĩnh
lắng nghe, nếu người ta chê bai có lý thì phải tiếp thu để
sửa chữa” - ông Nên nói.
TÁ LÂM
Ngành tuyêngiáoTP.HCMcầnnâng tầmdựbáo, lắngnghe nhiềuhơn
Bí thưThành ủy TP.HCMđề nghị ngành tuyên giáo phải đổi mới tư duy, nâng cao năng lực dự báo và phải biết lắng nghe nhiều chiều.
Trước đó, báo cáo tại hội nghị,TrưởngbanTuyên giáoThành
ủy TP.HCM Phan Nguyễn Như Khuê cho biết trong năm 2022,
ngành tuyên giáo TP.HCM xác định bốn nhiệm vụ trọng tâm.
Đó là nâng cao chất lượng công tác tư tưởng Đảng bộ TP
trong tình hình mới, công tác tư tưởng kiên quyết thực hiện
hiệu quả việc đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo
đức, phong cáchHồChí Minh.Triển khai đề án xây dựng không
gian văn hóa Hồ Chí Minh; đấu tranh phản bác các quan điểm
sai trái, thù địch và tăng cường năng lực dự báo, nắm bắt và
xử lý các tình huống phát sinh trên không gian mạng.
Bốn nhiệm vụ trọng tâm của ngành tuyên giáo năm 2022
1,2,3 5,6,7,8,9,10,11,12,13,14,...16
Powered by FlippingBook