11
Kinh tế -
Thứ Tư 26-1-2022
Doanh nhân Việt góp phần xoa dịu
mất mát giữa đại dịch
Chuỗi ngày đồng hành với cộng đồng xã hội của nhiều doanh nhân được ví như “liều vaccine”
xoa dịu phần nào nhữngmất mát, thương đau của người dân trong đại dịch COVID-19.
THÙY LINH
M
ặc dù chịu tác động
nặng nề của đại dịch
COVID-19khiếnhoạt
động sản xuất, kinh doanh
đối mặt với vô vàn khó khăn
nhưng cộng đồng doanh nhân
Việt Nam vẫn luôn phát huy
truyền thống nghĩa tình, đóng
góp công sức, tiền của giúp
người dân vượt qua giai đoạn
căng thẳng.
Xông pha vào
tâm dịch
Vào thời điểm đầu tháng
6-2021, mọi người ai ở đâu
ở yên đấy, dây phong tỏa
bủa vây khắp nơi. Từ bệnh
viện tuyến trên, tuyến dưới
cho đến bệnh viện dã chiến
đều rơi vào tình trạng quá tải.
Chính vào thời điểm đó, Tập
đoàn Phương Trang (FUTA
Group) dốc toàn lực tiếp sức
cho TP, hỗ trợ cộng đồng tại
các điểm nóng COVID-19.
Hàng ngàn xe khách, taxi,
xe tải… của tập đoàn được
huy động để đưa người dân
về quê tránh dịch, đưa đón
đội ngũ y bác sĩ và lực lượng
tuyến đầu đi làm nhiệm vụ;
đưa các bệnh nhân F0 đi cấp
cứu; thu mua, vận chuyển rau
củ quả tiếp tế cho người dân
đang gặp khó khăn…
Ông Đào Viết Ánh, Tổng
giám đốc Công ty cổ phần
Xe khách Phương Trang, nói
cũng như nhiều đơn vị khác,
công ty bị tổn thất nặng nề
bởi dịch bệnh. Nhưng đạo
lý “uống nước nhớ nguồn”
luôn được ban lãnh đạo tập
đoàn coi là sứ mệnh, trách
nhiệm và là tình cảm với
người dân, xã hội. Vì vậy
chương trình “Trả ơn đất
nước, đóng góp cộng đồng”
được thực hiện bằng tất cả
tình yêu, sự tận tâm và sức
mạnh tập thể của gần 10.000
người của tập đoàn.
Ngay sau khi Chính phủ
chuyển trạng trái chống dịch
sang trạng thái bình thường
mới, Phương Trang tiếp
tục triển khai chương trình
“Chuyến xe 0 đồng” hỗ trợ
bà con đi lại miễn phí giữa
20 tỉnh, thành và TP.HCM.
Đây cũng là giải pháp giúp
người dân đi lại an toàn giữa
mùa dịch.
Đại diện nhiều công ty
cũng chia sẻ rằng những gói
mì tôm, túi gạo, quả trứng…
được trao kịp thời đã giúp
người nghèo giảm bớt khó
khăn, động viên những mảnh
đời kém may mắn vượt qua
đại dịch. Ví dụ, chuỗi “Siêu
thị mini 0 đồng” do Công
ty cổ phần Vàng bạc đá quý
Phú Nhuận (PNJ) thực hiện
đã giúp hàng ngàn người dân
vượt qua giai đoạn dịch bệnh
căng thẳng. Theo đó, ban tổ
chứcmô hình này đã phối hợp
với chính quyền địa phương
phát cho mỗi hộ một phiếu
trị giá 300.000-600.000 đồng
tùy hoàn cảnh để mua sắm
tại “Siêu thị mini 0 đồng”.
Chỉ tính từ tháng 6 đến tháng
10-2021 đã có hơn 30 siêu
thị 0 đồng được mở tại tất
cả quận, huyện trên địa bàn
TP.HCM. Ngoài ra, công ty
tổ chức nhiều chương trình
khác với tổng giá trị hỗ trợ
khoảng 70 tỉ đồng.
ÔngHuỳnhVănTẩn, Giám
đốc quan hệ đối ngoại PNJ,
chia sẻ: Lúc đầu chương trình
được tổ chức với mục đích
góp phần chia sẻ khó khăn
với người lao động nghèo,
công nhân mất việc, bị ảnh
hưởng bởi dịch bệnh. Nhưng
sau đó, tính nhân văn của
chương trình đã lan tỏa rộng
rãi trong cộng đồng. Vì vậy đã
có khoảng 500 doanh nghiệp
mong muốn cùng đồng hành,
sẵn sàng cung cấp sản phẩm
với mức giá thấp nhất có thể,
thậm chí dưới giá vốn để mô
hình này được duy trì càng
lâu bền càng tốt.
“Cho đến giờ, khi cuộc sống
đã tương đối bình thường,
chúng tôi và Hội Nữ doanh
nhân TP.HCM tiếp tục khởi
Tham gia với tất cả tấm lòng
Hiệp hội Doanh nghiệp TP.HCM đánh giá cộng đồng
doanh nhân, doanh nghiệp đã vào cuộc mạnh mẽ cùng
chính quyềnTP.HCMphòng chống dịch, chăm lo an sinh xã
hội của người dân. Họ tham gia với tất cả tấm lòng, không
tiếc sức người, sức của.
Điều đó cũng thể hiện tinh thần trách nhiệm, lòng yêu
nước thương dân, sự kiên cường vượt qua khó khăn, thách
thức của cộng đồng doanh nhân, doanh nghiệp TP.HCM
trong cuộc chiến phòng chống dịch. Khi doanh nhân góp
sức vào công tác phòng chống dịch thì sẽ giúp người lao
động ổn định đời sống và giảm bớt gánh nặng cho Nhà
nước.Từ đó giúp doanh nghiệp sớmhồi phục sản xuất, đảm
bảo công ăn việc làm cho người lao động.
động chuỗi “Siêu thị mini tết
0 đồng” với hy vọng đem đến
cho người dân thuộc hộ nghèo,
cận nghèo một cái tết ấm áp
hơn vì chứng kiến nhiều hoàn
cảnh đang rất khó khăn do
dịch bệnh” - ông Tẩn chia sẻ.
Góp phần cứu sống
bệnh nhân
Không chỉ hỗ trợ trực tiếp
người dân giữa lúc dịch bệnh
căng thẳng, hàng loạt doanh
nhân còn chung tay ủng hộ cho
Quỹvaccine ngừaCOVID-19,
đóng góp xây dựng bệnh viện
dã chiến, vật tư y tế, tài trợ
nghiên cứu vaccine…Đơn cử
Ngân hàng SCB đã tổ chức
chuỗi hoạt động trao tặng xe
xét nghiệm COVID-19 lưu
động tại nhiều tỉnh, TP. Chỉ
riêng trong năm 2021, ngân
hàng này đã trao tặng 24 xe
xét nghiệm lưu động và năm
xe tiêm vaccine cơ động sử
dụng tại nhiều tỉnh, thành.Tính
chung từ đầu năm ngoái đến
nay, SCB đã đóng góp hơn
270 tỉ đồng cho hoạt động
phòng chống dịchCOVID-19.
Ông TrươngKhánhHoàng,
Quyền Tổng giám đốc SCB,
chia sẻ: “Chúng tôi tin rằng
với sự đồng lòng của cộng
đồng doanh nghiệp, cơ quan
chức năng và toàn dân sẽ giúp
Việt Namsớmchiến thắng đại
dịch. Đồng thời thông qua đó
cũng nhân rộng những nghĩa
cử tốt đẹp”.
Tương tự, ngay từ khi
bùng phát dịch COVID-19,
Công ty cổ phần Ô tô Trường
Hải (THACO) đã xây dựng
chương trình “Chung tay
phòng chống dịch”. Đáng
chú ý, đơn vị này đã tích cực
hỗ trợ máy thở ECMO cho
các bệnh viện tuyến đầu tại
TP.HCM, vật tư y tế cho các
tỉnh, thành. Đặc biệt, công
ty đã nghiên cứu sản xuất
các loại xe y tế. Tính chung
đơn vị này đã hỗ trợ công tác
phòng chống dịch với kinh
phí hơn 1.080 tỉ đồng.
Có thể thấy trong những
thời khắc khó khăn nhất của
đất nước chống chọi với đại
dịch COVID-19 đều có sự
xuất hiện của doanh nhân,
doanh nghiệp. Các chương
trình hỗ trợ của họ không chỉ
có giá trị về mặt vật chất mà
còn lan tỏa tính nhân văn.•
Bằng nhiều phương thức khác nhau, các doanh nhân đã đóng góp hàng ngàn tỉ đồng cho công tác
phòng chống dịch. Ảnh: HOÀNGGIANG
Trong giai đoạn
người dân bị bủa
vây bởi hàng loạt
khó khăn do dịch
COVID-19 gây ra,
mỗi đóng góp của
từng doanh nghiệp
đều đáng trân trọng.
“Dịch bệnh xảy ra, nhất là trong đợt dịch thứ tư, chủ
doanh nghiệp trong hiệp hội của anh đều gặp rất nhiều
khó khăn” - một doanh nhân mới đây thổ lộ.
Lý do là vì lúc đó các doanh nhân đều cố gắng lo cho
công nhân của mình. Vaccine thì thiếu, thuốc điều trị
chưa có, họ tìm mọi cách để công nhân của mình được
tiêm vaccine, nếu có ai dương tính thì ra sức lo cho
được điều trị.
Cố nhiên, lời thổ lộ của doanh nhân nói trên là tin
được. Bởi thực ra các doanh nhân nghĩ rằng bảo đảm an
toàn cho công nhân của mình là trách nhiệm hàng đầu.
Họ thậm chí còn phải lo cho cả những người thân của
công nhân đã từng gắn bó với họ, không kể ngắn dài.
Tuy nhiên, bên cạnh việc lo cho người lao động của
mình, các doanh nhân còn tích cực hỗ trợ cộng đồng, hỗ
trợ các cấp chính quyền phòng chống dịch, chăm lo cho
hoàn cảnh yếu thế, khó khăn trong xã hội. Nhiều doanh
nghiệp đã kịp thời mua hàng tấn lương thực, thực phẩm
để đưa đến tận tay những hoàn cảnh khó khăn.
Đặc biệt, không ít doanh nhân xông pha vào tâm dịch,
bất chấp những nguy hiểm về sức khỏe để chung tay
trong phòng chống dịch. Chưa hết, họ đã hỗ trợ cộng
đồng bằng rất nhiều hình thức sáng tạo như mô hình
“ATM gạo”, “ATM khẩu trang”, “ATM ôxy”, “Siêu thị
mini 0 đồng”…
Ngoài đóng góp tài chính, sinh phẩm, vật tư y tế… cho
Nhà nước chống dịch, các doanh nhân còn dành nhà kho,
xưởng sản xuất để chính quyền thành lập bệnh viện dã
chiến, khu cách ly.
Một báo cáo tổng hợp cho hay: Số tiền các doanh
nghiệp, các tổ chức trong và ngoài nước, các chính phủ
tài trợ cho công tác chống dịch của Việt Nam lên đến
20.000 tỉ đồng. Nguồn lực hỗ trợ từ các doanh nhân đã
góp phần lớn cho công tác phòng chống dịch. Nhưng dĩ
nhiên, đo đếm sự hy sinh của doanh nhân nói riêng, nhân
dân nói chung trong cuộc chiến chống COVID-19 bằng
tiền, thậm chí tiền tỉ, nhiều khi cũng không chính xác.
Vì bên cạnh trách nhiệm xã hội thì gần 1 triệu doanh
nhân và nhân dân còn dành trọn cả tình người cho kiếp
nhân sinh. Chính sự chia lửa của doanh nhân với người
dân, với đất nước thể hiện mạnh mẽ truyền thống nhân
văn, tinh thần trách nhiệm với cộng đồng, xã hội. Nó cũng
truyền cảm hứng cho cộng đồng về tinh thần đoàn kết, yêu
thương, hỗ trợ lẫn nhau vượt qua thử thách.
Như một doanh nhân phát biểu, “cứ làm xong một
chương trình thiện nguyện thì tôi tiếp tục muốn làm thêm
hoạt động khác vì chứng kiến nhiều hoàn cảnh đang rất
khó khăn do dịch bệnh. Từ đó, tôi mong muốn lan tỏa
được tinh thần tương thân tương ái để có thể giúp đỡ
thêm được nhiều mảnh đời kém may mắn”.
CHÂN LUẬN
Hơn cả“tráchnhiệmxãhội”
Góc nhìn