4
Thời sự -
Thứ Tư 26-1-2022
ĐẶNG TRUNG
L
iên quan đến việc chính
quyền xã Thanh Phong
(huyệnNhưXuân, Thanh
Hóa) dựng lều lán bằng tre
luồng phục vụ người dân về
quê ăn tết cách ly y tế, chiều
25-1, ông Lê Văn Tuấn, Chủ
tịch UBND xã Thanh Phong,
xác nhận người dân không còn
ở lều lán nữa mà trở về nhà
riêng, tự theo dõi sức khỏe
phòng chống dịchCOVID-19.
Ngoài ra, ông Tuấn cũng
lý giải toàn bộ khu lều lán
được dựng lên từ trước đó
chứ không phải mới dựng
gần đây.
Theoquyđịnhmới thì người
dân về quê từ vùng đỏ (vùng
dịch cấp độ 4) sẽ cách ly tại
nhà, không còn tập trung như
trước đây.Tuynhiên, ôngTuấn
cho hay gia đình nào về muốn
cách ly tập trung tại khu lều lán
để đảm bảo an toàn sức khỏe
cho gia đình thì địa phương
vẫn sẵn sàng cho họ tới cách
ly. “Tới đây, chúng tôi sẽ thực
hiện linh hoạt theo quy định
của UBND tỉnh và của trung
ương, không cách ly trong
các khu lán trại nữa” - ông
Tuấn nói.
Trướcđó,
PhápLuậtTP.HCM
đã có thông tin phản ánh việc
người dân xa quê ở xã Thanh
Phong về quê ăn tết nhưng do
không đảmbảo điều kiện cách
ly nên chính quyền xã đã có
cách làm “sáng tạo” là dựng
lán bằng tre luồng để cách ly.
Chính quyền xã này đã chọn
khuôn viên của hai nhà văn
hóa thôn để dựng các dãy lán,
ngăn thành 60 phòng riêng
biệt để cách ly những người
thuộc diện cách ly y tế về địa
phương. Những lều lán cách
ly được dựng lên bằng tre
dân về quê ăn tết đông. Hơn
nữa đây là xã miền núi, nhà
người dân không có phòng
riêngcách lyvàkhôngđảmbảo
các điều kiện về chống dịch,
do đó địa phương và người
dân thống nhất tận dụng vật
liệu có sẵn ở địa phương để
dựng lán, làm nơi cách ly cho
người dân khi về quê ăn tết.
Địa phương có khoảng 200
người thuộc diện cách ly bảy
ngày tại nhà, tuy nhiên nhiều
gia đình không đảm bảo điều
kiện về cách ly nên sẽ được
yêu cầu ở nhà văn hóa thôn.
Người cách ly được gia đình,
người thân nấu ăn rồi mang
đến, ngoài ra các đoàn thể
của xã cũng tổ chức nấu ăn
để hỗ trợ. Theo ông Tuấn, từ
nay đến tết có thêm khoảng
Khu lều lán của xã Thanh Phong được xây dựng trong khu nhà
văn hóa thôn và đều có chốt trực 24/24 giờ. Ảnh: ĐẶNGTRUNG
luồng và lợp bằng lá cọ hoặc
bạt với mỗi phòng khoảng
5 m
2
dành cho một người
cách ly. Các phòng được bố
trí giường, WiFi miễn phí để
phục vụ những người về địa
phương cách ly.
Chủ tịch UBND xã Thanh
Phong Lê Văn Tuấn cho rằng
việcdựng60phòng làdongười
Người dân về quê ăn tết không phải cách ly y tế
Mới đây, BộY tế đã có công văn gửi các địa phương, đề nghị tạo thuận lợi cho người dân về
quê ăn tết, đảm bảo công tác chống dịch, gồm thực hiện 5K, tự theo dõi sức khỏe và không
phải cách ly y tế. Những người có biểu hiện nghi ngờ mắc COVID-19 như sốt, ho, khó thở...
thì hạn chế tiếp xúc và hạn chế đi lại, thông báo ngay cho y tế địa phương.
Cơ sở của việc này theo Bộ Y tế là tỉ lệ tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 trên cả nước đã
đạt rất cao, tất cả dân số từ 18 tuổi đã được tiêmmũi 1; 95,6% dân số tiêm đủ hai liều; 18,6%
dân số tiêm mũi 3…
Trong ngày 25-1, giám đốc Sở Y tế tỉnh An Giang cũng có văn bản gửi các trung tâm y tế
huyện, thị, TP trên địa bàn về việc tạo điều kiện thuận lợi cho người dân trong nước về quê
nhân dịp tết Nguyên đán. Theo đó, người dân từ các tỉnh, thành về An Giang ăn tết sẽ không
phải cách ly y tế nữa.
HẢI DƯƠNG
Tỉnh, huyện không
có chỉ đạo phải cách
ly y tế người về quê
ăn tết nhưng nhiều
người dân tại một
xã ở Thanh Hóa
phải cách ly trong
“căn phòng” chỉ
khoảng 5 m
2
.
Người dân cách ly
trong lều ở Thanh Hóa
đã về nhà
100 người về địa phương ăn
tết, vì thế xã bố trí lực lượng
túc trực tại các lán 24/24 giờ.
Trao đổi với
Pháp Luật
TP.HCM
, ông Nguyễn Đức
Đồng, Chủ tịch UBND huyện
Như Xuân, khẳng định huyện
không có chỉ đạo hay hướng
dẫn xã Thanh Phong dựng lều
lán để cách ly người dân ở địa
phương khác về quê ăn tết.
“Việc người dân về quê ăn
tết, huyện không có bất cứ chỉ
đạo nào yêu cầu xã phải cách
ly người dân. Hiện chúng tôi
đang cho kiểm tra, xác minh,
làm rõ. Nếu đúng có việc bắt
buộc người dân cách ly thì
chúng tôi sẽ xem xét xử lý
theo quy định” - ông Đồng
nói và thông tin thêm việc
một số người dân tự nguyện
đến cách ly khi về từ vùng đỏ
là do điều kiện cách ly tại gia
đình không đảm bảo.•
Người dân về quê ăn tết ở xãThanhPhong, huyệnNhưXuân không còn
phải cách ly y tế trong lều lánmà đã về nhà riêng và tự theo dõi sức khỏe.
TriểnkhaiChươngtrình
phục hồi vàphát triển
KT-XH: Chậmngày
nào sốt ruột ngàyđó
Theo PhóThủ tướng, Chương trình phục
hồi và phát triển kinh tế - xã hội chỉ được
thực hiện trong hai năm, vốn đầu tư gần
350.000 tỉ đồng nên để chậm ngày nào là sốt
ruột ngày đó.
Sáng 25-1, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái chủ trì
họp với các bộ, ngành để góp ý, hoàn thiện dự thảo
nghị quyết của Chính phủ về Chương trình phục hồi
và phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH).
Phát biểu tại cuộc họp, Phó Thủ tướng nêu rõ
tại kỳ họp bất thường vừa qua, Quốc hội đã bàn
thảo, biểu quyết thông qua và Chủ tịch Quốc hội
đã ký ban hành Nghị quyết 43/2022 về chính sách
tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và
phát triển KT-XH. Đây là nghị quyết rất quan trọng
để thực hiện Chương trình phục hồi và phát triển
KT-XH do ảnh hưởng đại dịch COVID-19. Trên cơ
sở Nghị quyết 43, Chính phủ giao Bộ KH&ĐT xây
dựng dự thảo nghị quyết triển khai chương trình này.
Phó Thủ tướng nhấn mạnh Chương trình phục hồi
và phát triển KT-XH chỉ được thực hiện trong vòng
hai năm, số vốn đầu tư rất lớn, gần 350.000 tỉ đồng.
“Để chậm ngày nào là sốt ruột ngày đó” - Phó Thủ
tướng nói.
Ông đề nghị sau khi Bộ KH&ĐT trình bày dự
thảo, các bộ, ngành góp ý cụ thể các nội dung liên
quan đến chức năng, nhiệm vụ và các giải pháp tổ
chức thực hiện của các bộ, ngành để hoàn thiện dự
thảo, trình Chính phủ sớm thông qua nghị quyết này,
bảo đảm việc tổ chức thực hiện sát thực, khả thi,
hiệu quả.
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái cũng đánh giá cao
Bộ KH&ĐT đã tích cực, chủ động xây dựng dự thảo
và xin ý kiến các bộ, ngành. Chương trình này đòi
hỏi phải làm nhanh, cụ thể hóa đầy đủ, rõ ràng để
thực hiện hiệu quả.
Hiện năm bộ, ngành đã có văn bản góp ý, Phó Thủ
tướng đề nghị các bộ, ngành chưa có ý kiến góp ý
bằng văn bản thì trong ngày 25-1 phải gửi văn bản
góp ý. Bộ KH&ĐT nghiên cứu, tiếp thu đầy đủ ý
kiến góp ý của các bộ, ngành, hoàn thiện dự thảo
nghị quyết, trình cấp có thẩm quyền xem xét, thông
qua để chương trình sớm được triển khai thực hiện.
“Tinh thần là chương trình quan trọng này phải
được triển khai nhanh, kịp thời, khả thi, hiệu quả,
công khai, minh bạch, đúng quy định của pháp luật,
đáp ứng mong mỏi của nhân dân và cộng đồng
doanh nghiệp” - Phó Thủ tướng nhấn mạnh.
Trước đó, báo cáo một số nội dung cơ bản của
dự thảo nghị quyết, Thứ trưởng Bộ KH&ĐT Trần
Quốc Phương cho biết dự thảo nghị quyết gồm bốn
phần, xác định nhiệm vụ, giải pháp cụ thể, chi tiết
của từng bộ, cơ quan, địa phương theo lộ trình, thời
gian phù hợp, đảm bảo triển khai nhanh, hạn chế tối
đa việc sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới các văn
bản quy phạm pháp luật.
Trường hợp cần thiết phải ban hành thì thực hiện
theo trình tự, thủ tục rút gọn để kịp thời trình cấp có
thẩm quyền xem xét, quyết định trong quý I-2022.
Về ý kiến của các bộ, cơ quan liên quan, Bộ
KH&ĐT đã nghiên cứu, tiếp thu tối đa các ý kiến
góp ý để hoàn thiện dự thảo nghị quyết, dự thảo Tờ
trình Chính phủ.
YÊN MAI
(Theo
chinhphu.vn
)
Phó Thủ
tướng Lê
Minh Khái
chủ trì họp về
dự thảo nghị
quyết của
Chính phủ về
Chương trình
phục hồi và
phát triển
kinh tế - xãhội.
Ảnh: VGP
Tiêu điểm
Họp thống nhất
việc đón người
về quê ăn tết
TỉnhđãchỉđạochủtịchUBND
huyện Như Xuân kiểm tra, xác
minh và yêu cầu chính quyền
cấp xã thực hiện việc khai báo
y tế đối với người ngoài tỉnh về
để có biện pháp phù hợp với
từng người. Ông cũng yêu cầu
địa phương không được phép
thực hiện việc cách ly tập trung
tại các lán như báo nêu.
Hômnay (26-1), Ban chỉ đạo
phòng chống dịch COVID-19
tỉnhThanh Hóa sẽ tổ chức họp
trực tuyến toàn tỉnh để thực
hiện chỉ đạo thống nhất trên
địa bàn trong phòng chống
dịch COVID-19 và đón người
dân về quê ăn tết.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa
ĐẦU THANH TÙNG