9
Sau chỉ đạo của Chính phủ, dự án
vành đai 4 giảm 1.285 tỉ
Hội đồng Thẩm định nhà nước (TĐNN) vừa báo cáo Thủ
tướng kết quả thẩm định bổ sung báo cáo nghiên cứu tiền
khả thi dự án đường vành đai 4 - vùng thủ đô Hà Nội. Trước
đó, ngày 15-3, Ban cán sự đảng Chính phủ yêu cầu Hà Nội
rà soát lại tổng mức đầu tư đường vành đai 4. Ngày 17-3,
UBND TP Hà Nội có bổ sung nội dung hồ sơ dự án gửi Hội
đồng TĐNN.
Trong báo cáo lần này, Hà Nội tiếp tục đề xuất đầu tư
dự án trên bằng hình thức đầu tư công, kết hợp đầu tư theo
phương thức đối tác công tư (PPP). Trong đó, tổng mức đầu
tư dự án là 85.813 tỉ đồng, giảm 1.285 tỉ đồng so với lần
trình trước đó. Nguyên nhân do giảm chi phí dự phòng, lãi
vay và rút ngắn tiến độ dự án thành phần 3. Như vậy, vốn
nhà nước vẫn đóng vai trò chủ đạo là 56.403 tỉ đồng, chiếm
phần lớn tổng mức đầu tư (gồm ngân sách trung ương
28.200 tỉ đồng, ngân sách địa phương là 28.203 tỉ đồng),
vốn BOT là 29.410 tỉ đồng.
Chính quyền thủ đô đề xuất đầu tư dự án đường vành đai
4 thành ba nhóm dự án thành phần. Ngoài ra, TP Hà Nội
cũng tính toán lại dự án thành phần 3, trong đó Nhà nước
chỉ góp vốn mồi với số tiền 4.411 tỉ đồng (chiếm 15% tổng
mức đầu tư), vốn tư nhân đóng vai trò chủ đạo với 24.998 tỉ
đồng (chiếm 85% tổng mức đầu tư). Thời gian thu phí hoàn
vốn là 21 năm, mức thu phí 1.900 đồng/xe con/km.
Sau khi xem xét đề xuất, Hội đồng TĐNN cho rằng thời
gian thu phí hoàn vốn dự án cơ bản phù hợp. Đề nghị TP Hà
Nội chịu trách nhiệm với nội dung mới này, đảm bảo tính
khả thi, hiệu quả đầu tư.
VIẾT LONG
Đã bàn giao hơn 2,1 ngàn ha đất
xây dựng sân bay Long Thành
Ngày 1-4, lãnh đạo các sở, ngành của tỉnh Đồng Nai và
UBND huyện Long Thành đã có buổi làm việc với Tổng
công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) về tiến độ công
tác giải phóng, bàn giao mặt bằng và tổ chức thi công các
hạng mục dự án cảng hàng không quốc tế Long Thành.
Theo UBND huyện Long Thành, đến thời điểm này,
Đồng Nai đã thực hiện bàn giao diện tích mặt bằng hơn
2,1 ngàn ha trong tổng diện tích mặt bằng hơn 2,5 ngàn ha
thuộc dự án sân bay Long Thành giai đoạn 1.
Đối với công tác thi công các hạng mục dự án, ACV cho
biết hiện nay các nhà thầu đã huy động gần 900 cán bộ, kỹ
sư, công nhân và khoảng 700 đầu thiết bị thi công gói thầu
san nền, thoát nước của dự án. Tuy nhiên, theo ACV, hiện
nay quá trình thi công gói thầu san nền, thoát nước gặp rất
nhiều khó khăn do rất nhiều diện tích mặt bằng chưa được
bàn giao sạch hoàn toàn.
Vì vậy, ACV cũng đã có các kiến nghị và mong muốn các
cơ quan chức năng của tỉnh, UBND huyện Long Thành đẩy
nhanh tiến độ công tác thu hồi đất, giải phóng mặt bằng để
hoàn tất bàn giao mặt bằng toàn bộ dự án cho chủ đầu tư
nhằm đảm bảo tiến độ chung theo yêu cầu của Chính phủ.
Phát biểu tại buổi làm việc, Chủ tịch UBND huyện Long
Thành Lê Văn Tiếp cho biết diện tích đất còn lại chưa được
phê duyệt phương án bồi thường hỗ trợ trong khu vực hơn
2,5 ngàn ha là không nhiều. Do đó, địa phương sẽ đẩy
nhanh việc hoàn thiện các thủ tục để nhanh chóng bàn giao
mặt bằng cho chủ đầu tư.
VŨ HỘI
Sửa đổi tám bất cập trong chính sách đất đai
Bộ TN&MT đang lấy ý kiến cho dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một
số điều của các nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai. Theo đó, có
tám vướng mắc, bất cập sẽ được sửa ngay trong khi chờ sửa đổi toàn diện
Luật Đất đai.
Các nội dung bao gồm: Hoạt động của tổ chức phát triển quỹ đất; công
tác cấp giấy chứng nhận; việc tổ chức lập, lấy ý kiến và tích hợp phương
án phân bổ và khoanh vùng đất đai trước khi tích hợp vào quy hoạch tỉnh;
công tác định giá đất; thu hồi đất đối với các dự án chậm tiến độ do nguyên
nhân bất khả kháng; quy định gia hạn sử dụng đất cho người mua thông
qua bán đấu giá, phát mại; việc áp dụng các quy định xử lý chuyển tiếp
liên quan đến thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất trong các nghị định đã
ban hành; công tác tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất.
TRỌNGPHÚ
B
ộ TN&MT đang lấy ý kiến để
xây dựng dự thảoNghị định sửa
đổi, bổ sung một số điều của
các nghị định hướng dẫn thi hành
Luật Đất đai. Một trong những nội
dung quan trọng được Bộ TN&MT
đề xuất bổ sung, sửa đổi lần này
là vấn đề thông tin định giá đất và
việc áp dụng các phương pháp định
giá. “Việc xác định giá đất còn kéo
dài, giá đất chưa phù hợp với thị
trường do vấn đề thông tin định giá
và việc áp dụng các phương pháp
định giá” - dự thảo tờ trình của Bộ
TN&MT nêu.
Công bố giá đất theo quý
Theo các chuyên gia, việc xác
định khung giá đất và phương pháp
định giá đất lâu nay chưa đảm bảo
nguyên tắc phù hợp với giá phổ biến
trên thị trường.
Cụ thể, khung giá đất, bảng giá
đất của Nhà nước đưa ra luôn thấp
hơn giá thị trường. Thực tế cho thấy
một lô đất, khu đất… luôn có hai loại
giá là giá do Nhà nước quy định và
giá thị trường. Nghịch lý này gây ra
hàng loạt bất cập, tồn tại trong công
tác quản lý đất đai như thu thuế về
đất đai sẽ giảm, gây thất thoát ngân
sách; tạo lỗ hổng để trục lợi, tham
nhũng đất đai; cản trở công tác giải
phóng mặt bằng, nguyên nhân khiến
khiếu kiện đất đai gia tăng, kéo dài…
Theo đó, trong dự thảo nghị định,
Bộ TN&MT đề xuất sửa đổi quy
định về thông tin trong việc xác
định giá đất nhằm nâng cao chất
lượng xác định giá đất. Cụ thể, dự
thảo nghị định đề xuất khi áp dụng
các phương pháp định giá đất, phải
ưu tiên lựa chọn các thông tin phát
sinh gần nhất với thời điểm định giá
và tại khu vực định giá đất. Trường
hợp tại khu vực định giá đất không
đủ thông tin thì có thể thu thập thông
tin tại khu vực lân cận có điều kiện
tương tự về điều kiện tự nhiên, kinh
Đềxuất cácđịaphương
phải công bố biến
động giá đất theo quý
Bộ TN&MT đang đề xuất hàng loạt sửa đổi trong công tác định
giá đất nhằmkhắc phục nghịch lý lâu nay trên thị trường làmột
thửa đất có hai giá là giá nhà nước và giá thị trường.
tế - xã hội, kết cấu hạ tầng kỹ thuật,
hạ tầng xã hội với khu vực có thửa
đất cần định giá.
Đồng thời, dự thảo nghị định cũng
giao trách nhiệm cho UBND cấp tỉnh
trong việc tổ chức điều tra, theo dõi,
cập nhật, quản lý chỉ số biến động
giá đất thị trường tại địa phương và
công bố định kỳ hằng quý, từ ngày
1đến ngày10 của tháng đầu quý.
Quy định chi tiết hơn các
phương pháp định giá đất
Về các phương pháp định giá đất,
dự thảo nghị định lần này đã bổ sung
quy định chi tiết hơn năm phương
pháp xác định giá đất đã được quy
định tại Nghị định 44/2014 của
Chính phủ và Thông tư 36/2014 của
Bộ TN&MT (phương pháp so sánh,
phương pháp chiết trừ, phương pháp
thu nhập, phương pháp thặng dư,
phương pháp hệ số điều chỉnh giá).
Theo đó, dự thảo nghị định đã quy
định cụ thể nội dung phương pháp,
trình tự, nội dung xác định giá đất
đối với từng phương pháp xác định
giá đất, đồng thời có bổ sung thêm
một số nội dung mới.
Cụ thể, đối với phương pháp định
giá đất so sánh trực tiếp, dự thảo nghị
định giao UBND cấp tỉnh công bố
các yếu tố so sánh và tỉ lệ so sánh
theo từng loại đất vào ngày 1-1 hằng
năm để làm cơ sở điều chỉnh mức giá
do các yếu tố khác biệt của thửa đất
so sánh và thửa đất cần định giá. Bổ
sung thêm quy định giải thích thời
hạn sử dụng đất trường hợp định giá
để tính tiền thuê đất hằng năm là 50
năm trong phương pháp thu nhập. Bổ
sung việc áp dụng phương pháp hệ
số điều chỉnh giá đất đối với trường
hợp không đủ điều kiện áp dụng
các phương pháp định giá đất khác.
Đặc biệt, dự thảo nghị định bổ
sung một số điểm mới trong định
giá đất theo phương pháp thặng dư
để định giá đối với thửa đất có tiềm
năng phát triển do thay đổi quy hoạch
hoặc chuyển mục đích sử dụng đất
khi xác định được tổng doanh thu
và tổng chi phí phát triển giả định.
Quy định việc ước tính tổng chi phí
phát triển giả định bất động sản, bao
gồm cả lợi nhuận của nhà đầu tư có
tính đến yếu tố rủi ro kinh doanh và
chi phí lãi vay.
Bên cạnh đó, sửa đổi quy định về
ước tính tổng chi phí phát triển giả
định của bất động sản. Hoàn thiện
quy định việc tính tổng chi phí phát
triển của bất động sản để làm cơ sở
xác định giá đất. Giao UBND cấp
tỉnh quy định và công bố công khai
vào ngày 1-1 hằng năm tỉ lệ (%) để
xác định các khoản tính chi phí của
dự án (lợi nhuận của doanh nghiệp,
lãi vay, chi phí quản lý…) để phục
vụ định giá đất theo phương pháp
thặng dư.
Dự thảo nghị định cũng giaoUBND
cấp tỉnh quyết định lựa chọn phương
pháp định giá đất phù hợp để bảo
đảm việc xác định giá đất tuân thủ
các nguyên tắc định giá đất quy định
tại khoản 1 Điều 112 Luật Đất đai.
Trường hợp có thể áp dụng được từ
hai phương pháp định giá đất trở lên
thì phải áp dụng các phương pháp
định giá đất và lựa chọn kết quả định
giá đất có lợi nhất cho ngân sách
nhà nước.
•
Trong dự thảo nghị định, Bộ TN&MT đề xuất sửa đổi quy định về thông tin trong việc xác định giá đất nhằmnâng cao
chất lượng xác định giá đất. Ảnh: HOÀNGGIANG
“Việc xác định giá đất
còn kéo dài, giá đất chưa
phù hợp với thị trường
do vấn đề thông tin định
giá và việc áp dụng các
phương pháp định giá”
- dự thảo tờ trình của Bộ
TN&MT nêu.