7
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứHai4-4-2022
TẤNLỘC
H
ôm nay (4-4), TAND tỉnh
Khánh Hòa xử vụ vi phạm các
quy định về quản lý đất đai
xảy ra tại dự án sinh thái tâm linh
Cửu Long Sơn Tự và dự án biệt
thự sông núi Vĩnh Trung thuộc khu
vực núi Chín Khúc. Đây là vụ án
đầu tiên được đưa ra xét xử trong
bốn vụ án đã khởi tố liên quan đến
các cựu lãnh đạo tỉnh Khánh Hòa.
Biến trang trại
thành dự án biệt thự
Bảy bị cáo cùng hầu tòa về tội vi
phạmcác quy định về quản lý đất đai
gồmNguyễn Chiến Thắng, Lê Đức
Vinh (đều là cựu chủ tịch UBND
tỉnh), Đào Công Thiên (cựu phó
chủ tịch UBND tỉnh), Lê Mộng
Điệp (cựu giám đốc Sở TN&MT),
Võ Tấn Thái (cựu giám đốc Sở
TN&MT), Lê Văn Dẽ (cựu giám
đốc Sở Xây dựng), Trần Văn Hùng
(cựu chi cục trưởng Chi cục Quản
lý đất đai, Sở TN&MT).
Chủ tọa phiên tòa là thẩm phán
Nguyễn Văn Tuấn. Bào chữa cho
bị cáo Thắng có hai luật sư, bị cáo
Vinh bốn luật sư, các bị cáo còn lại
1-3 luật sư.
Cáo trạng xác định các bị cáo đã
có nhiều sai phạm trong việc giao
đất, cho phép chuyển mục đích sử
dụng đất (SDĐ), cấp giấy chứng nhận
quyền SDĐ liên quan dự án sinh thái
tâm linh Cửu Long Sơn Tự và dự án
biệt thự sông núi Vĩnh Trung.
Cụ thể, ông Thắng đã cho “biến”
khu kinh tế Đất Lành thành dự án
khu biệt thự và du lịch sinh thái.
Năm 2012, ông Thắng ký quyết
định giao 123 ha đất trái quy định
cho Công ty TNHH Sản xuất và xây
dựngKhánhHòa để thực hiện dự án.
Năm 2014, ông Thắng tiếp tục ký
quyết định giao 513 ha đất sai quy
định cho Công ty Khánh Hòa để mở
rộng dự án theo đề nghị của chủ đầu
tư. Tiếp đó, năm 2015, ông Thắng
ký quyết định điều chỉnh 0,75 ha đất
thương mại dịch vụ thành đất ở lâu
dài trong dự án Đất Lành - khu B.
Theo quy hoạch SDĐ đến năm
2020, kế hoạch SDĐ từ năm 2011
đến 2015 của UBND tỉnh, 0,75 ha
đất ở nông thôn nêu trên được quy
hoạch là đất đồi núi chưa sử dụng,
4,4 ha đất thương mại dịch vụ trên
được quy hoạch là đất trồng rừng
sản xuất và đất đồi núi chưa sử dụng.
VKS xác định toàn bộ diện tích
đất đã giao để thực hiện dự án sinh
thái Cửu Long Sơn Tự đều thuộc
khu vực quy hoạch đất trồng rừng
sản xuất và đất đồi núi chưa sử dụng.
Giao đất trái luật
VKS xác định với vai trò là người
đứng đầu, ông Thắng đã thực hiện
nhiều chỉ đạo xuyên suốt bằng văn
bản, trực tiếp ký các văn bản chỉ đạo
về chủ trương, ký các quyết định
giao đất để thực hiện dự án khu biệt
thự và du lịch sinh thái trong khu
kinh tế Đất Lành, sau này là dự án
sinh thái tâm linh Cửu Long Sơn
Tự trái quy định.
ÔngThiên ký cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng 513 ha đất cho Công
ty Khánh Hòa sai quy định pháp
luật, sai quy hoạch, kế hoạch SDĐ,
vi phạm Luật Đất đai. Ông Điệp ký
nhiều tờ trình thammưu cho UBND
tỉnh ban hành các quyết định về đất
của dự án Đất Lành trái pháp luật.
Ông Thái tham mưu UBND tỉnh
cấpgiấychứngnhậnđầu tưđiềuchỉnh
lần hai cho Công ty Khánh Hòa đối
với dự án Đất Lành không đúng quy
định. Ông Hùng đã tham mưu trực
tiếp, ký nháy nhiều tờ trình vi phạm
pháp luật trong việc giao đất, điều
chỉnh mục đích SDĐ tại dự án trên.
VKS xác định khi giữ chức phó
chủ tịch UBND tỉnh, ông Vinh có
nhiều vi phạm nghiêm trọng trong
việc giao đất cho Công ty Khánh
Hòa thực hiện dự án biệt thự sông
núi Vĩnh Trung.
Cụ thể, ông Vinh ký quyết định
cho phépCông tyKhánhHòa chuyển
mục đích SDĐ 196.194 m
2
từ đất
rừng sản xuất sang đất ở, đất có
mục đích công cộng để thực hiện
dự án trên, vi phạm quy định về
quản lý đất đai. Đó là giao đất khi
chưa xác định mức thu tiền SDĐ,
giao đất trên thực địa trước khi chủ
đầu tư thực hiện nghĩa vụ tài chính;
giao đất, chuyển mục đích SDĐ vi
phạm quy hoạch, kế hoạch SDĐ.
Còn ông Dẽ đã báo cáo kết quả
thẩm định, đề nghị UBND tỉnh phê
duyệt quy hoạch chi tiết trái quy
hoạch chung xây dựng đã được phê
duyệt. Đây là cơ sở để Sở TN&MT
ban hành thammưu và UBND tỉnh
cho phép chuyển mục đích SDĐ
196.194 m
2
trái quy định.•
ÔngNguyễn Chiến Thắng, cựu Chủ tịchUBND tỉnh KhánhHòa, khi bị bắt. Ảnh: Công an KhánhHòa
Bảy cựu lãnh đạo đã có
nhiều sai phạm trong
việc giao đất, cho phép
chuyển mục đích SDĐ,
cấp giấy chứng nhận
liên quan hai dự án tại
núi Chín Khúc.
Ba cựu lãnh đạo bị khởi tố trong hai vụ án khác
Ngoài vụ án này, các ông Nguyễn Chiến Thắng, Đào Công Thiên,
Võ Tấn Thái còn bị khởi tố trong hai vụ án xảy ra tại khu đất trụ sở cũ của
Trường Chính trị tỉnh Khánh Hòa và dự án đầu tư xây dựng nhà ở khu tổ
hợp khách sạn - căn hộ du lịch cao cấp Nha Trang Golden Gate tại 28E
Trần Phú, TP Nha Trang.
Hôm nay, 2 cựu chủ
tịch Khánh Hòa hầu
tòa vụ núi Chín Khúc
Hai cựu chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa cùng năm cựu lãnh đạo
khácbịđưaraxétxửliênquansaiphạmtạihaidựánởnúiChínKhúc.
Luật và đời
“Nhất phá sơn lâm…”
và chuyệnbămnát
núi ChínKhúc
Núi Chín Khúc nằm tại xã Vĩnh Thái (TP Nha Trang, Khánh
Hòa), được coi là một trong những ngọn núi lớn nhất ở khu
vực này. Đến nay, tỉnh Khánh Hòa đã cấp phép cho bảy dự án
ở khu vực núi Chín Khúc, trong đó có năm dự án đã triển khai
và được cơ quan chức năng kết luận là có vi phạm, trong số
này có dự án sinh thái tâm linh Cửu Long Sơn Tự.
Cơ quan chức năng kết luận toàn bộ diện tích đất đã giao để
thực hiện dự án sinh thái tâm linh Cửu Long Sơn Tự đều thuộc
khu vực quy hoạch đất trồng rừng sản xuất và đất đồi núi chưa
sử dụng. Đó chính là lý do khiến các cựu quan chức Khánh
Hòa phải hầu tòa về tội vi phạm các quy định về quản lý đất
đai.
Dự án sinh thái tâm linh Cửu Long Sơn Tự được các bị cáo
- cựu quan chức Khánh Hòa đặt bút ký quyết định giao đất từ
năm 2012-2014. Tuy nhiên, phải đến năm 2015, khi nhìn thấy
núi Chín Khúc bị cạo, bị băm, người dân Khánh Hòa mới biết
đến dự án này.
Thời điểm này, những ai ngang qua Nha Trang, Diên Khánh
(Khánh Hòa) đều ngạc nhiên khi cả một vùng đồi núi bị
băm vằm nham nhở. Người ta tự hỏi tại sao chính quyền địa
phương có thể cho phép thực hiện một dự án xâm phạm tàn
bạo vào thiên nhiên như thế này!
Những lo ngại của người dân lẫn chính quyền cơ sở càng
dấy lên khi vào năm 2018, một đại họa đã ập xuống xứ này.
Thời điểm đó, do mưa to, hồ nước thuộc một dự án khu đô
thị trên núi ở Nha Trang bị vỡ đã thành quả “bom nước” đổ
xuống cuốn phăng cả khu dân cư, khiến bốn người trong gia
đình một thầy giáo chết thảm. Từ thiên tai (nhưng bản chất là
do nhân tai) này, người ta bắt đầu mường tượng về những điều
khủng khiếp có thể xảy ra trong tương lai bởi cái đại dự án
đang triển khai trên núi Chín Khúc.
Bất kỳ một sự tác động nào vào thiên nhiên đều mang lại hậu
quả tiêu cực dù ít hay nhiều. Đó là lý do luật quy định trước
khi cho dự án triển khai, cơ quan chức năng bắt buộc phải
thực hiện nghiêm ngặt khâu đánh giá tác động môi trường (gọi
tắt là ĐTM). Ấy thế mà cái dự án sinh thái tâm linh Cửu Long
Sơn Tự - dự án tâm linh được cho là lớn nhất, nhì Việt Nam -
triển khai ngay trên đỉnh núi Chín Khúc lại không hề có ĐTM!
Những bài học về bảo vệ rừng, bảo vệ thiên nhiên từ lúc còn
học phổ thông, những quy định pháp luật chặt chẽ về ĐTM có
lẽ đã bị đồng tiền che mờ tất cả.
Ông bà ta có câu “Ăn của rừng rưng rưng nước mắt” để
chỉ những hiểm nguy luôn rình rập những người mưu sinh nơi
rừng sâu, núi thẳm. Nhưng đó chỉ là những tai nạn nhất thời
mà những người nghèo khổ đành chấp nhận đối mặt khi buộc
phải kiếm sống chốn nước độc rừng thiêng. Còn với những
người có thẩm quyền, những người vì lợi nhuận mà bất chấp
mọi lẽ, dám mạo phạm vào thiên nhiên thì không chỉ tự rước
họa vào thân mà còn gây hậu họa khôn lường cho cả cộng
đồng, xã hội.
Cổ nhân từng nói: “Nhất phá sơn lâm, nhì đâm hà bá”!
Trước giờ, chúng ta thường hiểu câu này thiên về tâm linh mà
không lĩnh hội đầy đủ thâm ý của người xưa về hậu họa của
chuyện xẻ núi, phá rừng, lấp sông, lấn biển. Sự tác động ấy
không chỉ gây nên những trận “bom nước” như đã từng thấy
mà nó còn gây nên sự đứt gãy hệ sinh thái khiến chim muông,
thú rừng không còn nơi trú ẩn. Đó là chưa nói về lâu dài, nó
còn tạo nên biến đổi khí hậu, gây họa khôn lường.
Trở lại vụ án liên quan đến núi Chín Khúc, cả hai cựu chủ
tịch UBND tỉnh Khánh Hòa cùng các cựu quan chức đầu
ngành đều bị truy tố, xét xử về tội vi phạm các quy định về
quản lý đất đai theo khoản 3 Điều 229 BLHS 2015 (sửa đổi,
bổ sung năm 2017). Mức hình phạt mà các bị cáo này phải đối
diện chỉ 5-12 năm tù. Biết rằng khung hình phạt mà BLHS quy
định tương ứng với tính chất, mức độ của tội phạm, của khách
thể mà hành vi phạm tội xâm hại nhưng xét về hậu quả lâu dài
của việc “phá sơn lâm” trên núi Chín Khúc, có thể thấy mức
hình phạt ấy vẫn chưa phải là tương xứng.
Sai phạm của các quan chức rồi sẽ được tòa định đoạt bằng
bản án, người làm sai sẽ phải trả giá bằng những ngày tháng
tội tù. Song núi Chín Khúc sẽ không thể nào được khôi phục lại
nguyên trạng ban đầu. Đó chính là cái giá rất đắt mà các cựu
quan chức không thể nào trả hết. Người phải gánh chịu hậu
quả từ các hành vi sai trái này chính là những “người bị hại” -
những cư dân hiện tại và tương lai của xứ trầm hương - Khánh
Hòa.
NGÔ THÁI BÌNH
(Tiếp theo trang 1)