9
Yêu cầu xử nghiêm công ty
làm trang trại nuôi heo trái phép
LÊKIẾN
Đ
ất nông nghiệp trồng
cây lâu năm nhưng lại
ngang nhiên xây dựng
trang trại quy mô lớn; bị lập
biên bản, yêu cầu dừng thi
công thì lại xây dựng hoành
tráng thêm; bị xử phạt, yêu cầu
di dời, dừng hoạt động thì lại
mở rộng quy mô chăn nuôi...
Đó là những hành động bất
chấp quy định pháp luật của
Công ty cổ phần Gia súc Lơ
Pang (Công ty Lơ Pang) khi
ngang nhiên xây trang trại trái
phép rộng 2,5 ha trên đất nông
nghiệp. Công ty đã triển khai
chăn nuôi hơn 1.100 con heo,
số vốn đầu tư vào đây ước
tính cả trăm tỉ đồng.
Ai bảo kê cho Công ty
Lơ Pang?
Quá trình sai phạmcủaCông
ty Lơ Pang bắt đầu từ giữa
năm 2021, khi đơn vị này lập
hồ sơ đề xuất dự án trang trại
chăn nuôi heo tại thôn Hàm
Rồng, xã Ia Băng, huyện Đắk
Đoa (Gia Lai). Mặc dù ngày
10-12-2021, UBND huyện
Đắk Đoa có Công văn số 2576
nêu rõ “không thống nhất chủ
trương lập hồ sơ đề xuất dự
án trang trại chăn nuôi heo tại
thôn Hàm Rồng” nhưng công
ty này vẫn bất chấp.
Mặt khác, Sở KH&ĐT tỉnh
Gia Lai cũng có Văn bản số
4341 ngày 15-12-2021 “không
thống nhất vị trí xin làm dự án
của Công ty Lơ Pang, đề nghị
công ty này chọn vị trí khác”.
Theo SởKH&ĐT tỉnhGia Lai,
sở đã lấy ý kiến của Bộ chỉ huy
Quân sự tỉnh, công an tỉnh và
các sở, ngành liên quan và cho
rằng: Vị trí xin đề xuất làm dự
án của Công ty Lơ Pang chưa
phù hợp do chồng lấn với dự
án năng lượng, không đảmbảo
khoảng cách triển khai dự án
và chưa phù hợp với quy hoạch
sử dụng đất của địa phương.
Mặc dù chính quyền địa
phương, các sở, ngành không
thống nhất chủ trương lập hồ
sơ dự án nhưng công ty vẫn
xây dựng trang trại ngay trên
đất nông nghiệp. Sự việc được
chính quyền địa phương phát
hiện, lập biên bản, yêu cầu
dừng thi công. Thế nhưng
công ty này vẫn bất chấp,
xây dựng trang trại chăn nuôi
heo hoành tráng với diện tích
24.000-25.000 m
2
, quy mô
2.400 con heo.
Trang trại quymô lớn nhưng
không có bất kỳ giấy phép hay
sự chấp thuận nào từ chính
quyền địa phương và sở, ngành
liên quan. Hàng loạt sai phạm
được chỉ ra và lệnh cấm được
ban hành nhưng Công ty Lơ
Pang vẫn bỏ ngoài tai. Sự việc
vô lý khiến nhiều người đặt
nghi vấn ai “chống lưng” cho
doanh nghiệp này làm liều?
Sai phạm chồng chất,
yêu cầu di dời trong
30 ngày
Theo ông Lê Văn Hùng,
Chủ tịch UBND xã Ia Băng
(huyện Đắk Đoa), từ tháng
9-2021, xã đã phát hiện Công
ty Lơ Pang xây dựng trang trại
trái phép và yêu cầu dừng thi
công. Thế nhưng công ty này
vẫn làm ngơ. Tiếp đó, xã báo
cáo lên huyện và huyện đã
thành lập đoàn kiểm tra liên
ngành. Đến ngày 16-3, UBND
huyện ra quyết định xử phạt
hành chính 70 triệu đồng về
lĩnh vực môi trường.
Theo quyết định xử phạt của
UBND huyện Đắk Đoa, buộc
Công ty Lơ Pang trong thời
gian 30 ngày yêu cầu công ty
phải di dời trang trại và đình
chỉ hoạt động trong thời hạn
chín tháng. Nếu không chấp
hành sẽ bị cưỡng chế.
Tuy nhiên, tìm hiểu của
Pháp Luật TP.HCM,
sau khi
UBND huyện Đắk Đoa ra
quyết định xử phạt, trang trại
chăn nuôi heo vẫn hoạt động
bình thường. Mới đây, cơ quan
chức năng huyệnĐắkĐoa tiến
hành kiểm tra và ghi nhận số
heo trong trang trại này bỗng
tăng đột biến. Cụ thể, từ con
số hơn 460 con heo ghi nhận
nuôi nhốt tại thời điểm ra quyết
định xử phạt ngày 16-3, mới
đây con số này đã tăng lên
hơn 1.100 con.
Về nguồn gốc đất xây dựng
trang trại này được xác định
là đất nông nghiệp trồng cây
lâu năm. Lô đất do ông Đinh
Vĩnh Phúc (TP Pleiku) ký
hợp đồng thuê đất với Phòng
TN&MT huyện Đắk Đoa
tháng 4-2021, thời hạn thuê
đến năm 2046. Mục đích sử
dụng là trồng cây lâu năm.
Hợp đồng thuê đất quy định
rõ không được chuyển giao
quyền sử dụng khu đất trên
cho bên thứ ba và không được
chuyển đổi mục đích sử dụng
đất. Thế nhưng tháng 7-2021,
Công ty Lơ Pang đã mua lại
tài sản gắn liền trên đất, Hợp
đồng công chứng số 0005474.
Đến tháng 9-2021, công ty
tiến hành chặt hạ cây cà phê
và xây dựng trang trại trái
phép tại đây.
Đoàn kiểm tra liên ngành
huyện Đắk Đoa xác định chỉ ra
hàng loạt sai phạm như: Trong
lĩnh vực môi trường, công ty
tiến hành chăn nuôi quymô lớn
nhưng chưa có kế hoạch bảo vệ
môi trường; lĩnh vực đầu tư/sản
xuất/kinh doanh, công ty thực
hiện dự án trước khi được cấp
giấy chứng nhận đăng ký đầu
tư hoặc chấp thuận chủ trương
đầu tư; lĩnh vực chăn nuôi,
không có giấy chứng nhận đủ
điều kiện...
Trước các vi phạm nghiêm
trọng của Công ty Lơ Pang,
UBND huyện Đắk Đoa báo
cáo lên UBND tỉnh Gia Lai,
kiến nghị “để xử lý nghiêm
đối với Công ty Lơ Pang cố
ý làm trái các quy định trong
đầu tư chăn nuôi gia súc mặc
dù địa phương và các sở,
ngành của tỉnh đã có văn bản
không đồng thuận, không chấp
thuận”. Đồng thời huyện đề
nghị UBND tỉnhGia Lai thành
lập đoàn kiểm tra toàn diện đối
với tình hình hoạt động chăn
nuôi của Công ty Lơ Pang,
kịp thời ngăn ngừa các hậu
quả do hoạt động chăn nuôi
của dự án gây ra trên địa bàn.
•
Bất chấp lệnh cấm, Công ty cổ phầnGia súc Lơ Pang vẫn ngang nhiên xây dựng trang trại nuôi heo trái phép
quymô lớn trên đất nông nghiệp.
Quá trình sai phạm
của Công ty Lơ Pang
bắt đầu từ giữa năm
2021, khi đơn vị này
lập hồ sơ đề xuất dự
án trang trại chăn
nuôi heo tại thôn
Hàm Rồng, xã Ia
Băng, huyện Đắk
Đoa (Gia Lai).
Liên quan hàng loạt sai phạm của Công ty
Lơ Pang, ngày 9-3, UBND huyện Đắk Đoa ra
quyết định xử phạt 15 triệu đồng đối với ông
Đinh Vĩnh Phúc (chủ đất đã chuyển nhượng
cho Công ty Lơ Pang) do tự ý chuyển đổi mục
đích sử dụng đất. Ngày 16-3, UBNDhuyệnĐắk
Đoa ra quyết định xử phạt 70 triệu đồng đối
với Công ty Lơ Pang do vi phạm lĩnh vực môi
trường. Đếnngày25-3, CônganhuyệnĐắkĐoa
ra quyết định xử phạt công ty này 8 triệu đồng
trong lĩnh vực phòng cháy chữa cháy. Hiện còn
nhiều sai phạm khác vẫn chưa được xử phạt.
Còn nhiều sai phạm chưa được xử phạt
Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn
(PCTT&TKCN) UBND TP.HCM vừa có văn bản cảnh báo
nguy cơ sạt lở bờ sông, kênh, rạch, bờ biển và chủ động thực
hiện các biện pháp phòng chống, ứng phó.
Theo quy luật triều hằng năm, TP.HCM đang bước vào
thời kỳ thường xảy ra hiện tượng sạt lở bờ sông, kênh,
rạch, bờ biển bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 9 (đây là các
tháng có mực nước chân triều rút thấp nhất trong năm
2022). Vì vậy, Ban chỉ huy PCTT&TKCN yêu cầu Sở
GTVT TP chủ trì, phối hợp với các sở, ngành quản lý chặt
chẽ việc xây dựng các bến thủy nội địa, cảng thủy nội địa;
yêu cầu các chủ bến, bãi cam kết thực hiện các biện pháp
đảm bảo an toàn bờ sông, bờ biển, tránh gây sạt lở do việc
lưu thông và neo đậu của phương tiện vận chuyển vật liệu.
Sở TN&MT TP được giao đẩy nhanh tiến độ thẩm định, phê
duyệt đơn giá bồi thường giải phóng mặt bằng của các dự án
kè chống sạt lở trong thời gian ngắn nhất để các chủ đầu tư có
mặt bằng phục vụ thi công hoàn thành dứt điểm các dự án kè
chống sạt lở bờ sông bảo vệ an toàn khu dân cư.
Bên cạnh đó, Ban chỉ huy PCTT&TKCN cũng yêu cầu Sở
Xây dựng TP chỉ đạo lực lượng thanh tra xây dựng tăng cường
kiểm tra và phối hợp với UBND các địa phương kiên quyết xử
lý các trường hợp xây dựng lấn chiếm không phép, trái phép
trong phạm vi hành lang bảo vệ an toàn bờ sông, kênh, rạch
trên địa bàn TP.
Bộ Tư lệnh TP, Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng TP, Công an
TP, lực lượng thanh niên xung phong TP phối hợp với UBND
các địa phương nơi xảy ra sạt lở để huy động lực lượng kịp
thời ứng cứu người, trục vớt tài sản, di dời người dân đến nơi
an toàn và đảm bảo an ninh, trật tự tại khu vực xảy ra sạt lở.
UBND TP Thủ Đức, các quận 7, 8, 12, Bình Thạnh và các
huyện Bình Chánh, Nhà Bè, Cần Giờ, Hóc Môn, Củ Chi tiến
hành kiểm tra, rà soát các vị trí có nguy cơ sạt lở bờ sông,
bờ biển trên địa bàn báo cáo về Thường trực Ban chỉ huy
PCTT&TKCN TP trước ngày 29-4.
Theo Ban chỉ huy PCTT&TKCN, việc này là để phối hợp
với các đơn vị liên quan lập kế hoạch kiểm tra, đánh giá, phân
loại mức độ sạt lở, công bố danh mục sạt lở năm 2022 và sắp
xếp thứ tự ưu tiên xử lý sạt lở theo quy định.
KIÊN CƯỜNG
TP.HCM cảnh báo sạt lở bờ sông, biển
Tiêu điểm
Theo tìm hiểu của
Pháp Luật
TP.HCM
, Công ty cổphầnGia súc
Lơ Pang có địa chỉ đăng ký tại
15 Trường Chinh, phường Phù
Đổng, TP Pleiku, Gia Lai, do ông
NguyễnHùnglàmgiámđốc.Đây
cũnglàtrụsởchínhcủaTậpđoàn
Hoàng Anh Gia Lai (HAGL). Mới
đây, ngày29-3, Công tyCPHAGL
có công văn“công bố thông tin
bất thường” gửi Ủy ban Chứng
khoánNhànước và SởGiaodịch
chứng khoán TP.HCM về việc
Hội đồng quản trị HAGL thông
qua việc nhận chuyển nhượng
cổ phần Công ty Lơ Pang. Theo
đó, Công ty Lơ Pang sẽ chính
thức trở thành công ty con của
HAGL từ ngày 31-3.
Trang trại quymô lớn được xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp. Ảnh: LÊ KIẾN
Bất chấp yêu cầu dừng hoạt động, trang trại vẫnmở rộng quymô
chăn nuôi. Ảnh: LÊ KIẾN