082 - page 16

intạitp.hcm,cầnthơ
Giá:
bangànbảytrămđồng
16
thứ tư
2 - 4 - 2014
LÊ LINH
H
ãng tinKyodo (Nhật)
đưa tin ngày 1-4, nội
các Nhật đã thông
qua hướng dẫn mới về xuất
khẩu thiết bị quốc phòng với
nội dung nới lỏng lệnh cấm
xuất khẩu vũ khí được áp
dụng từ năm 1967 ở Nhật.
Tại cuộc họp báo ở Tokyo,
Chánh văn phòng nội các
Yoshihide Suga thông báo:
“Chúng tôi đã đặt ra quy
trình bán thiết bị quốc
phòng minh bạch hơn.
Quy trình này sẽ đóng
góp cho hòa bình và
hợp tác quốc tế xét trên
lập trường chủ động xây
dựng hòa bình”.
Theo hướng dẫn mới, Nhật
vẫn cấm xuất khẩu vũ khí
đến các nước đang có xung
đột, các nước đe dọa đến hòa
bình và an ninh quốc tế, các
nước sử dụng các loại vũ khí
bị cấm như đạn chùm hoặc
các nước vi phạm nghị quyết
của Hội đồng Bảo an LHQ.
Hướng dẫn mới chỉ cho
phép bán vũ khí nhằm mục
đích đóng góp cho hòa bình
quốc tế và giúp củng cố an
ninh của Nhật.
Bộ Quốc phòng, bộ Ngoại
giao và bộ Thương mại sẽ
tiến hành kiểm tra chặt chẽ
các kế hoạch xuất khẩu vũ
khí để quyết định cho phép
xuất khẩu hay không.
Đối với các thương vụ quan
trọng đòi hỏi phải cẩn trọng,
Hội đồng An ninh quốc gia
sẽ quyết định.
Hằng năm chính phủ sẽ
công bố báo cáo về thiết bị
quốc phòng đã được các bộ
cho phép xuất khẩu cũng
như thông báo các thương
vụ xuất khẩu vũ khí đã được
Hội đồng An ninh quốc gia
chấp thuận.
Hướng dẫn mới cũng cho
phép các công ty quốc phòng
Nhật tham gia các dự án hợp
tác phát triển vũ khí với các
đối tác nước ngoài.
Hãng tin Reuters dẫn
lời GS Heigo Sato ở ĐH
Takushoku (Nhật) nhận định
hướng dẫn mới kể trên có lợi
cho các công ty quốc phòng
Nhật vì họ có thể tham gia
các dự án phát triển và sản
xuất vũ khí với các đối tác
nước ngoài cũng như tiếp
cận được công nghệ vũ khí
tân tiến nhất.
Ông ghi nhận công nghệ
quốc phòng Nhật sẽ lạc hậu
nếu Nhật tiếp tục đóng cửa
thị trường công nghiệp quốc
phòng.
Báo
New York Times
(Mỹ)
dẫn lời chuyên gia an ninh
Narushige Michishita ở Viện
Nghiên cứu chính sách quốc
gia Nhật cho rằng hướng
dẫn mới là một phần trong
chiến lược của Nhật nhằm
duy trì cân bằng quyền lực
trong khu vực.
Ông cho rằng Nhật có thể
cung cấp vũ khí, công nghệ
và huấn luyện quân sự cho
các nước Đông NamÁ nhằm
củng cố năng lực chống đỡ
sức ép từ Trung Quốc.
Ngoài ra, Nhật cũng sẽ mở
rộng quan hệ quốc phòng
với Úc và Ấn Độ vì rào cản
pháp lý đối với các thương
vụ bán vũ khí cho hai nước
này đã được gỡ bỏ.
Một trong các thiết bị quốc
phòng của Nhật có triển vọng
xuất khẩu là động cơ diesel
sử dụng cho tàu ngầm của
Tập đoàn công nghiệp nặng
Kawasaki (giúp tàu ngầm
lặn lâu hơn). Úc đã bày tỏ
quan tâm đến động cơ này.
Trong khi đó, Ấn Độ đang
đàm phán với Nhật để mua
15 thủy phi cơ đổ bộ US-2
của Tập đoàn công nghiệp
ShinMaywa với giá 1,65 tỉ
USD.
s
Nhật nới lỏng
xuất khẩuvũkhí
CáccôngtyNhật sẽ thamgiacácdựánphát triểnvũkhí với nướcngoài.
Thượng việnMỹ tố
CIA che giấu thông tin
Báo
Washington Post
(Mỹ) ngày 31-3 (giờ địa phương)
tiết lộ trong báo cáo dày 6.300 trang về tình hình tra
tấn tù nhân trong nhà tù bí mật áp dụng thịnh hành
dưới thời Tổng thống George W. Bush, Ủy ban Tình
báo Thượng viện Mỹ đã tố cáo CIAche giấu thông tin.
Nhiều năm nay CIAbiện luận nhờ tra tấn đã thu thập
được thông tin phá mạng lưới khủng bố. Tuy nhiên,
theo báo cáo CIA đã thổi phồng quy mô một số âm
mưu khủng bố và tầm quan trọng của một số tù nhân
khủng bố. CIAcũng đã che giấu sự thật là tù nhân khai
báo một số thông tin quan trọng trước khi bị tra tấn
chứ không phải do bị tra tấn mà khai ra.
Báo cáo ghi nhận CIA đã nói dối vì CIA không thu
thập được thông tin đáng giá nào về an ninh nội địa.
Các thông tin quý giá nhất về Al Qaeda đã được thu
thập không phải bằng cách tra tấn. Trong số này có
các thông tin dẫn đến chiến dịch tiêu diệt trùm khủng
bố Bin Laden năm 2011.
Báo cáo nêu trên của Ủy ban Tình báo Thượng viện
Mỹ vẫn còn là báo cáo mật. Báo
Washington Post
cho
biết có được báo cáo nhờ một số người bất cẩn. Báo
cáo sẽ được gửi cho Tổng thống Obama. Cuối tuần
này Thượng viện sẽ bỏ phiếu đề nghị giải mật báo cáo
trên. CIA tuyên bố chưa có bản báo cáo nên không
bình luận gì.
D.THẢO
Nổ súng ởThái Lan,
một người chết
Pheáođỏsẽbiểutìnhủnghộchínhphủvàongày5-4.
Báo
The Nation
(Thái Lan) đưa tin ngày 1-4, tại tỉnh
Nonthaburi, một nhân
viên bảo vệ thuộc tổ chức
Sinh viên và nhân dân vì
cải cách Thái Lan (chống
chính phủ) đã bị bắn chết
và ba người bị thương khi
họ trở về từ địa điểm biểu
tình gần tòa nhà chính phủ
(ảnh)
. Đạn được bắn ra từ
một ngôi đền gần đó.
Cùng ngày, Mặt trận Thống nhất dân chủ chống độc
tài (ủng hộ chính phủ) thông báo sẽ biểu tình vào ngày
5-4. Tổ chức này dự kiến có 0,5 triệu người tham gia.
Song song đó, phe áo đỏ đã gửi đơn kiện sáu thẩm phán
tòa án hiến pháp vi phạm điều 157 của hiến pháp do
bãi bỏ kết quả bầu cử Quốc hội hôm 2-2.
Trong khi đó, Phó Thủ tướng tạm quyền Surapong
Tovichakchaikul đã hối thúc Ủy ban Bầu cử ấn định
ngày bầu cử mới ngay trong tháng 4. Ông nói các nước
và Liên minh châu Âu đã bắt đầu gây áp lực yêu cầu
Thái Lan tổ chức bầu cử mới. Ông cho biết chính phủ
sẵn sàng ban bố sắc lệnh hoàng gia thiết lập ngày bầu
cử và bố trí ngân sách cho bầu cử.
Báo
Bangkok Post
(Thái Lan) đưa tin người phát
ngôn đảng Pheu Thai (cầm quyền) cho hay liên minh
53 đảng chính trị sẽ đệ đơn lên Ủy ban Bầu cử yêu cầu
tổ chức bầu cử trong vòng 45-60 ngày. Đảng Dân chủ
lại đề nghị hoãn bầu cử sáu tháng nhằm thảo luận cải
cách quốc gia và đưa ra các tiêu chuẩn bầu cử công
bằng.
DUY KHANG
Thủy phi cơ đổ bộ US-2 của cảnh sát biển Nhật. Ảnh: CẢNH SÁT BIỂN NHẬT
Hãng tin GMA (Philippines) đưa tin tại cuộc họp báo
ngày 1-4, thư ký văn phòng thông tin liên lạc của tổng thống
Philippines thông báo an ninh và quốc phòng sẽ là chủ đề
chính trong hội đàm giữa Tổng thống Benigno Aquino III và
Tổng thống Obama trong chuyến thăm Philippines của ông
vào tháng 4. Ngoài ra, vấn đề biển Đông cũng nằm trong khả
năng thảo luận.
Cùng ngày, Đại sứ quánMỹ tại Philippines thông báo chuyến
thăm Philippines sắp tới của Tổng thống Obama là một phần
của cam kết tăng cường sự hiện diện về an ninh, kinh tế, ngoại
giao của Mỹ với châu Á-Thái Bình Dương.
Cùng ngày, người phát ngôn phó của Bộ Ngoại giao Mỹ
Marie Harf đã lên tiếng chỉ trích Trung Quốc khiêu khích
Philippines khi tàu cảnh sát biển Trung Quốc cố ngăn chặn
tàu Philippines đang luân chuyển quân trên biển Đông.
Bà ghi nhận Philippines được phép tiếp tế quân tại bãi Cỏ
Mây bởi hải quân Philippines đã có mặt tại khu vực này trước
khi có Tuyên bố ứng xử của các bên ở biển Đông năm 2002.
Bà nhận định hành động của Trung Quốc đang gây bất ổn trong
khu vực. Bà khẳng định là đồng minh của Philippines, Mỹ hối
thúc Trung Quốc kiềm chế bằng cách cho phép Philippines
tiếp tục duy trì hiện diện hải quân tại bãi Cỏ Mây.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi
tuyên bố Philippines sắp xếp cho các nhà báo đến thăm bãi
cạn Ayunjin hôm 29-3 là thổi phồng thêm vấn đề tranh chấp
lãnh thổ giữa hai nước và cảnh báo Philippines sẽ gánh chịu
hậu quả.
Người phát ngôn cảnh báo Mỹ không nên can thiệp vào
vụ tranh chấp này, đồng thời hối thúc Mỹ tôn trọng cam kết
không đứng về bên nào trong tranh chấp.
Tân Hoa xã đưa tin Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc
Lưu Chấn Dân đã gửi thư phản đối lên đại sứ Philippines tại
Trung Quốc liên quan đến vấn đề Philippines gửi luận chứng
kiện Trung Quốc ra tòa án trọng tài quốc tế.
Theo trang tin
Rappler
(Philippines), ngày 1-4, khi phóng
viên hỏi liệu Trung Quốc có tiến hành tài trợ cho một cuộc
nổi dậy như hình thức trả đũa vụ kiện hay không, Chánh văn
phòng nội các Philippines Jose Rene Almendras cho biết rất
khó trả lời câu hỏi này.
Tuy nhiên, ông khẳng định chính phủ đã tiến hành thảo
luận và chuẩn bị đối phó với hậu quả có thể xảy ra từ Trung
Quốc bao gồm trừng phạt thương mại hay nhập cảnh. Ông
cũng khẳng định Tổng thống Aquino không bao giờ đóng
cánh cửa đàm phán với Bắc Kinh ngay cả sau khi đã nộp luận
chứng khởi kiện lên tòa án trọng tài quốc tế.
DUYKHANG
Quoc te
Ngày 1-4, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc
Hồng Lỗi tuyên bốTrung Quốc đang rất chú ý đến thông
tin Nhật nới lỏng xuất khẩu vũ khí. Trung Quốc cho rằng
các thay đổi chính sách của Nhật về quân sự và an ninh
gây lo ngại cho an ninh và ổn định chính trị trong khu vực.
Cùng ngày, Bộ Ngoại giao Hàn Quốc kêu gọi Nhật phải
minh bạch tối đa và cân nhắc lo ngại của các nước láng
giềng khi thực hiện chính sách mới về xuất khẩu vũ khí.
Nhật sẽ tăng cường đóng
góp cho hòa bình và tìm kiếm
hợp tác công nghệ trong lĩnh
vực thiết bị quốc phòng với Mỹ
và các nước khác.
Bộ trưởng Quốc phòng Nhật
ITSUNORI ONODERA
Hướng dẫn mới của Nhật là
một phần trong nỗ lực củaThủ
tướng Shinzo Abe nhằm củng
cố an ninh quốc gia trước tình
hìnhmởrộngquânsựcủaTrung
Quốc và đe dọa hạt nhân của
CHDCND Triều Tiên.
Hãng tin AP
Tiêu điểm
Mỹchỉ tríchTrungQuốckhiêukhíchPhilippines
Philippines cóthể thảo luậnvấnđềbiểnĐôngvớiTổngthốngObama.
1...,6,7,8,9,10,11,12,13,14,15 16
Powered by FlippingBook