082 - page 3

3
thứtư
2- 4 - 2014
Thoi su
Thủtướngchỉđạoxâycầutreo,chữabệnhlao…
HằngquýMTTQsẽbáocáovề tâmtư, kiếnnghị củangười dânđểChínhphủnắmbắt, giải quyết.
Tại phiên họp của Chính phủ sáng 1-4, Thủ tướng Nguyễn
Tấn Dũng đã kết luận nhiều vấn đề về an sinh, xã hội.
l
Thủ tướng đồng ý với kiến nghị của Bộ GTVT, được
sử dụng vốn dư từ dự án cải tạo quốc lô 1 để xây dựng
ngay một số cầu treo dân sinh. Bởi theo Bộ trưởng Đinh
La Thăng, nhu cầu cầu treo dân sinh cả nước đang rất lớn,
tới hơn 4.000 chiếc, trong đó 186 nơi là cấp bách. Cơ chế
chung là địa phương phải tự lo vốn nhưng thực sự địa phương
không có khả năng. Vì vậy đề nghị Chính phủ duyệt gói vốn
riêng cho chương trình này, trước mắt có thể trích từ vốn
cải tạo quốc lộ 1.
l
Thủ tướng yêu cầu Bộ Nội vụ phối hợp với Ban Tổ
chức Trung ương xây dựng nghị định về đánh giá cán bộ
công chức (CBCC). “Cách đánh giá hiện tại, địa phương
báo lên chỉ có 0,6% không hoàn thành nhiệm vụ, còn các
bộ báo là 0,5%. Dư luận không đồng tình. Đề nghị các đồng
chí thanh, kiểm tra lại vì sao ra kết quả như thế”.
CBCC hiện được đánh giá theo bốn mức độ: Hoàn thành
xuất sắc nhiệm vụ, hoàn thành tốt nhiệm vụ, hoàn thành
nhiệm vụ và không hoàn thành. Không có tiêu chí, phương
pháp xếp loại cụ thể nên rất cảm tính. “Cá nhân tôi, khi kiểm
điểm tự nhận mức hoàn thành thôi nhưng chi bộ lại cứ đánh
giá là hoàn thành xuất sắc. Thực sự về kết quả công việc, về
yêu cầu, mong mỏi thì nhận hoàn thành vẫn là e ngại” - Thủ
tướng chia sẻ.
l
Thủ tướng đánh giá tình hình bệnh lao đang rất nghiêm
trọng, với số người tử vong gấp đôi số chết vì tai nạn giao
thông. Giải pháp không khó, cũng không tốn kém quá
nhiều, cần tập trung ngân sách cấp phát thuốc cho người
bệnh sử dụng đúng phác đồ điều trị, không để tình trạng
dùng dở dang, nửa chừng. “Các vấn đề dân sinh như thế,
đề nghị chọn những gì nổi lên, tập trung giải quyết cho
triệt để” - Thủ tướng nói.
l
Cũng tại phiên họp, Chủ tịch Ủy ban Trung ương
MTTQ Nguyễn Thiện Nhân đề nghị các bộ sớm công bố
kết quả kiểm tra giá sữa, được triển khai từ một tháng trước.
Ông cũng phản ánh tâm tư của giới văn nghệ sĩ, nhiều năm
nay không được Bộ Nội vụ tổ chức thi nâng ngạch, qua đó
nâng lương. Ngoài ra, phản ánh từ đoàn thể các tỉnh biên
giới phía Bắc cho thấy đang có tình trạng bà con ta sang
Trung Quốc kiếm việc làm, bị lực lượng vùng biên bên đó
bắt ký giấy công nhận Trường Sa, Hoàng Sa là của Trung
Quốc. Đây là vấn đề phức tạp, Chính phủ cần chỉ đạo kiểm
tra, ngăn ngừa. Cũng theo ông Nguyễn Thiện Nhân, từ nay
hằng quý MTTQ sẽ có báo cáo về tâm tư, kiến nghị của
người dân về các vấn đề của đất nước để Chính phủ nắm
bắt, giải quyết.
NGHĨA NHÂN
Buổi họp báo của Chính phủ
“Nóng”vớiASIAD18 và
nghi ánhối lộ 80 triệuyen
Nghỉ hưukhôngtranhacôngvụsebi chê tai.
NGHĨANHÂN
S
au phiên họp Chính
phủ, chiếu tối 1-4, Văn
phòng Chính phủ tổ
chức họp báo và phóng viên
các báo, đài đã đặt nhiều câu
hỏi chung quanh cac vân đê
gây xôn xao dư luân thơi
gian qua.
Chưa “gút” việc
đăng cai ASIAD 18
.
Phóng viên VTV:
Quy
trình để một cơ quan của
Chính phủ đăng cai sự kiện
thể thao văn hóa như ASIAD
18 thế nào? Tại sao có việc
giải trình với cơ quan của
Quốc hội, trong khi lẽ ra trước
đó phải báo cáo Thủ tướng?
+ Ông
Nguyễn Văn Nên
,
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn
phòng Chính phủ:
Từ năm
2010, Bộ VH-TT&DL đã
nắm thông tin, sau đó báo
cáo với lãnh đạo phụ trách
mảng này để thống nhất chủ
trương chuẩn bị cho việc đăng
cai ASIAD 18, tổ chức vào
2019. Sau khi được đồng ý
về chủ trương, Bộ phối hợp
với các ngành, địa phương rà
soát các công việc.
Giai đoạn 2 là chuẩn bị,
báo cáo về khả năng đăng
cai. Sau đó báo cáo Thường
trực Chính phủ, Thủ tướng
rồi mới quyết định có đăng
cai chính thức hay không.
Trong quá trình này, theo
yêu cầu của Quốc hội, Bộ
VH-TT&DL báo cáo công
tác của mình, trong đó có
việc chuẩn bị ASIAD.
Những ngày qua đã có
nhiều ý kiến của nhân dân,
chuyên gia, người tâm huyết
băn khoăn về việc có đăng
cai hay không. Sáng nay
trong phiên họp Chính
phủ, Thủ tướng đã giao Bộ
trưởng VH-TT&DL tuần
sau báo cáo để Thủ tướng
quyết định.
.
Phóng viên báo
Tuổi Trẻ
:
Hiện có thông tin là Việt Nam
đã đặt cọc khoản tiền khá lớn
để xin đăng cai ASIAD 18 và
nếu rút sẽ bị phạt, có đúng
vậy không?
+ Theo tôi biết là chưa có
đặt cọc nào cả. Năm 2010,
chúng ta dự kiến kinh phí tổ
chức 150 triệu USD và hy
vọng chín năm sau, kinh tế
phát triển sẽ đủ sức triển khai.
Nhưng giờ khó khăn nên phải
tính toán, cân nhắc.
Thực tế đã có tiền lệ hai
quốc gia đăng cai rồi xin rút
mà không bị chế tài gì.
Đã có chế tài cho
việc không trả nhà
công vụ
.
Phóngviênbáo
LaoĐộng
:
Từ thông tin vụ hối lộ của
JTC với dự án đường sắt sử
dụng vốn vay của Nhật ở Hà
Nội, dư luận rất băn khoăn về
tính minh bạch và hiệu quả
của việc sử dụng vốn ODA.
Phiên họp Chính phủ xem xét
vấn đề này thế nào?
+ Vụ việc bắt nguồn từ
thông tin đăng trên báo của
Nhật, chúng ta chưa biết cụ
thể thế nào. Dù vậy Chính
phủ, Thủ tướng đã chỉ đạo
các cơ quan chức năng khẩn
trương phối hợp với nước bạn
nắm thông tin. Hai Phó Thủ
tướng đã chỉ đạo và nhiều
văn bản đã phát đi, các bộ,
ngành đã vào cuộc.
Khi gặp thủ tướngNhật,Thủ
tướng Nguyễn Tấn Dũng đã
trao đổi ngay về vấn đề này.
Tôi chứng kiến lời đầu tiên
hai thủ tướng gặp nhau là đôi
bên phối hợp chặt chẽ, điều
tra thận trọng, xử lý nghiêm
minh. Thủ tướng NguyễnTấn
Dũng còn nói là sẽ cố gắng
không để ảnh hưởng đến sự
giúp đỡ ODA của Nhật.
Tuy nhiên, việc quản lý,
sử dụng vốn ODA của Nhật
cũng có những vấn đề cần xem
xét. Họp Chính phủ hôm nay,
ngành giao thông vận tải cho
biết những dự án như vậy chỉ
nhà thầu Nhật mới được tham
gia. Có những dự án lúc đầu là
nhiều nhà thầu nhưng về sau
chỉ còn một. Như thế không
còn yếu tố cạnh tranh nữa…
.
Phóngviênbáo
PhápLuật
TP.HCM
:
Vừa qua báo chí có
đề cập tới tình trạng một số
quan chức nghỉ hưu, chuyển
công tác, không còn nhu cầu
nhà ở nữa nhưng vẫn không
trả nhà công vụ…Chính phủ
có giải pháp gì khắc phục và
có cơ chế quản lý chưa?
+Đây là chuyện không vui.
Điều 60 Luật Nhà ở đã quy
định khá rõ về nhà công vụ,
về đối tượng được sử dụng,
trách nhiệm, quyền hạn của
người ở nhà công vụ. Tình
trạng không trả nhà công vụ,
theo tôi biết là không phổ
biến, chủ yếu xảy ra ở các
thành phố lớn.
Nguyên nhân là quy định
về quản lý, sử dụng nhà công
vụ trước đây quá đơn giản.
Cứ tin là cán bộ sử dụng
xong sẽ tự nguyện trả lại mà
không có chế tài, thủ tục rõ
ràng. Năm 2013, phát hiện
bất cập, Thủ tướng đã quyết
định giao lại số nhà công vụ
này cho Bộ Xây dựng quản
lý. Và Bộ Xây dựng đã có
văn bản quản lý diện nhà
này. Theo đó, ai hết tiêu
chuẩn sử dụng nhà công vụ
thì đơn vị quản lý sẽ thông
báo, cho sáu tháng thu xếp
để bàn giao nhà. Hết hạn mà
không giao thì cưỡng chế.
Ngoài ra, với những trường
hợp có khó khăn khách quan,
cơ quan quản lý nhà rà soát
để có giải pháp tháo gỡ...
Theo Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Nguyễn Văn Nên, tình trạng không trả nhà công
vụ là không phổ biến, chủ yếu xảy ra ở các thành phố lớn. Ảnh: Hoàng Vân
Thủ tướng yêu cầu khẩn
trương báo cáo vêASIAD 18
Trước ý kiến khác nhau về việc tổ chức ASIAD 18, tại
phiên họp Chính phủ, Thủ tướng cho biết: “Chủ trương
người ta muốn Việt Nam đăng cai tổ chức và mình cũng
đồng ý. Nhưng phải có phương án, kế hoạch khả thi thì
mới đồng ý cho làm. Còn không thì thôi”.
Thủ tướng cũng chohay đến lúc này, kết quả việc chuẩn
bị thế nào ông cũng chưa được báo cáo, chưa rõ gì cả.
“Cái này chưa báo cáo tôi mà đã trình bày trước Ủy ban
Thường v Quốc hội. Phải báo cáo c thể xem phương
án thế nào, chi cái gì, để Thủ tướng có ý kiến đã. Đề nghị
Bộ trưởngVăn hóa Thể thao HoàngTuấn Anh và PhóThủ
tướng Vũ Đức Đam tuần tới báo cáo” - ông nói.
Trước đó, Bộ VH-TT&DL và Ủy ban Olympic Việt Nam đã
hai lần giải trình trước lãnh đạo Chính phủ về việc chuẩn bị
ASIAD18. Cả hai lần này, phía cơ quan thể thao khẳng định
ch cần150triệuUSDlàcóthểtổchứcthànhcôngASIAD18,
trong khi đại diện BộTài chính và Bộ KH&ĐT lại băn khoăn.
Lo ngại chung là kinh phí sẽ đội lên nhiều lần, gây lãng phí
ngân sách, trong lúc đất nước có nhiều việc cấp bách hơn.
Đây cũng là băn khoăn chung của nhiều đại biểuQuốc
hội. Các đại biểu đặt câu hỏi: Trong các kỳ ASIAD trước
đây, Qatar phải chi 2,8 t USD, Trung Quốc đã phải bỏ ra
gần 20 t USD, Hàn Quốc ít hơn cũng tới 1,6 t USD. Vậy
nay mai chi phí thực tế của ASIAD 18 đội lên gấp nhiều
lần con số 150 triệu USD, ai chịu trách nhiệm.
1,2 4,5,6,7,8,9,10,11,12,13,...16
Powered by FlippingBook