082 - page 5

5
thứtư
2- 4 - 2014
Nha nuoc-Cong dan
BỘTRƯỞNGYTẾ NGUYỄNTHỊ KIMTIẾN:
"Còn chữabệnh là
còn tai biếnykhoa"
(!)
Dân longai tìnhtrạngmât antoanthưcphâm, xay ranhiêuvụngôđôc thưcphâm, dânđêntỉ lê
ngươi bi ungthưgia tăng.
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến trả lời chất vấn. Ảnh: TTXVN
BỘTRƯỞNG CÔNGTHƯƠNGVŨ HUY HOÀNG:
Sẽminhbạchgiáđiệnđểdângiámsát
Trongtháng4, Bộsẽbanhànhquyđịnhhướngdẫnvêcôngkhai giáđiện.
Sẽ chấmdứt tình trạng
thương lái nước ngoài
thu gomnông sản
.
ĐB
MãĐiền Cư
, Phó Chủ tịch Hội đồng dân tộc:
Trách
nhiệmcủabộtrưởngtrongviệcchưaxửlýtriệtđểcácthương
lái nước ngoài ồ ạt thu gom nông sản?
+ Bộ trưởng
Vũ Huy Hoàng:
Trong những năm qua
xuất hiện tình trạng thương nhân nước ngoài thu gom
hàng hóa nông sản. Đứng trước tình trạng đó, Bộ Công
Thương cũng đã chủ trì phối hợp với Bộ NN&PTNT và
các bộ, ngành, địa phương để quản lý chặt. Theo đó, các
thương nhân nước ngoài không được phép trực tiếp
thu mua mà phải thông qua thương lái trong nước. Tuy
nhiên, quá trình thực hiện vẫn tồn tại một số vi phạm,
thời gian tới Bộ sẽ cố gắng chấm dứt tình trạng thương
nhân nước ngoài vào Việt Nam gom mua nguyên liệu
nông sản.
. ĐB
TrươngMinhHoàng
(CàMau):
Tình trạngnông sản
ùn ứ ở cửa khẩu năm nào cũng diễn ra, bộ trưởng có giải
pháp gì để giải quyết tình trạng này và ai chịu trách nhiệm
trước cảnh nông dân được mùa mất giá?
+ Bộ Công Thương nhận thấy có phần trách nhiệm
trong việc chưa làm tốt công tác tiêu th sản phẩm cho
bà con nông dân. Tuy nhiên, do thói quen, tập quán tiêu
th sản phẩm của một số doanh nghiêp, tư thương Việt
Nam cứ đưa hàng lên biên giới tìm khách hàng. Điều này
dẫn đến bị khách hàng ép giá, thậm chí không mua và
dẫn đến tình trạng ứ đọng dưa hấu tại cửa khẩu.
Bộ khuyến cáo nên tìm hiểu để có hợp đồng tiêu th
trước khi xuất hàng, tránh chưa có hợp đồng đã đưa hàng
lên biên giới gây ách tắc.
THÀNHVĂN
N
hiều câu hỏi về tình
trạng sai sót dẫn đến
nhữnghậuquảnghiêm
trọng có liên quan đến vấn
đề y đức và an toàn thực
phẩm đã được đặt ra đối với
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn
Thị Kim Tiến tại phiên chất
vấn của Ủy ban Thường vụ
Quốc hội, ngày 1-4.
“Còn lam nganh y
thi còn sai sot”
Chất vấn về vấn đề y đức,
đại biểu TrươngMinh Hoàng
(Cà Mau) cho rằng nhìn về
lịch sử ngành y, chưa có bao
giờ lại xảy ra những vụ việc
bức xúc như hiện nay. “Tôi
chắc rằng những người làm
việc trong ngành y khi nhắc
lại vụ “nhân bản” ở BVHoài
Đức hay vụ thẩm mỹ Cát
Tường làm chết người rồi
ném xác phi tang đều phải
xấu hổ. Vậy tới đây Bộ có
giải pháp gì đột phá để nâng
cao ý đức không?” - ông
Hoàng hỏi.
Đáp lại, bà Tiến không đi
vào giải pháp đột phá cụ thể
mà cho hay đã đưa ra hàng
loạt biện pháp để chấn chỉnh
và nâng cao y đức. Chẳng
hạn như đã ban hành nhiều
văn bản các quy định về y
đức. “Từ 2001 đã ban hành
12 quy định về y đức. Thời
gian qua cũng đã ban hành
nhiều văn bản khác quy định
về y đức” - bà Tiến thông tin
và cho biết đã tổ chức nhiều
lớp tập huấn cho đội ngũ bác
sĩ, tổ chức học tập pháp luật,
thành lập đường dây nóng...
“Tất cả giải pháp đó đã góp
phần chấn chỉnh và nâng cao
y đức của đội ngũ y tế” - bà
Tiến chỉ cho biết như thế.
Trước những cái chết gây
bức xúc trong dư luận có liên
quan đến ngành y, lý giải về
tình trạng này, Bộ trưởng
Tiến cho rằng đó là tai biến y
khoa. “Tai biến y khoa là một
thực tế không thể tránh khỏi.
Ngay cả như Mỹ cũng xảy ra
rất nhiều. Do đó bệnh nhân
khi đi khám, chữa bệnh có
thể khỏi bệnh, có thể có biến
chứng, có thể có y chứng và
cũng có thể bị tử vong. Còn
chữa bệnh là còn tai biến y
khoa” - bà Tiến nói và dẫn
chứng vụ việc BV Cần Thơ
cắt nhầm thận của bệnh nhân
là trường hợp đặc biệt, khi đó
là thận móng ngựa, hai quả
nhập vào làmmột. Nên những
sai sót đó thầy thuốc rất khó
tránh và đến nay nền y học
vẫn chưa thể khắc phục được.
BàTiến cũng bộc bạch rằng
còn làm ngành y thì còn sai
sót. “Nói thật đại biểu hỏi
khi nào chấm dứt, chúng tôi
không thể trả lời được, không
dám trả lời” - bà Tiến trần tình
và nói: “Điều chúng tôi đang
làm là tích cực xây dựng các
quy phạm pháp luật một cách
đầy đủ, xử lý nghiêm các sai
sót về nghiệp vụ. Ví dụ như ở
QuảngTrị (tiêmvaccine viêm
ganBgây tử vong - PV), Công
an tỉnh Quảng trị đã kết luận
là tiêm nhầm thuốc. Người y
tá đã nhầm thuốc, làm không
hết trách nhiệm, không hết
tình thương để sự cố xảy ra”.
Ngộ độc thực phẩm
ở Việt Nam c n
thấp l m?
Đề cập về tình trạng mất an
toàn thực phẩm, xảy ra nhiều
vụngộđộc thực phẩm, dẫnđến
tỉ lệ người dân bị ung thư cũng
ngày càng gia tăng, đại biểu
Huỳnh Văn Tiếp (Cần Thơ)
đề nghị Bộ Y tế, Bộ Công
Thương, BộNông nghiệp cho
biết rõ về thực trạng cũng như
giải pháp về vấn đề trên. Tuy
nhiên, bà Tiến cho rằng ngộ
độc thực phẩmởViệtNamvẫn
thấp hơn rất nhiều so với các
nước trên thế giới (!?). “Chúng
ta không nên lo lắng nhiều là
thực phẩm dẫn đến ung thư.
Bởi nghiên cứu của chúng tôi
cho thấy ung thư phần nhiều
do virus, nhiễm khuẩn, môi
trường, di truyền, còn thực
phẩm cũng có yếu tố nhưng
rất ít và chủ yếu do ăn thực
phẩm nhiễmmốc mà ra” - bà
Tiến nói.
CònBộtrưởngBộNN&PTNT
Cao Đức Phát thay vì chỉ rõ
thực trạng và đề ra giải pháp,
cũng chỉ nói một cách chung
chung là đã tích cực tuyên
truyền, toàn ngành nông
nghiệp xác định nhiệm vụ an
toàn thực phẩm là nhiệm vụ
số một và cho hay “Bộ cũng
đã quyết định dừng cấp phép
và lưu hành vật tư thuốc trừ
sâu, thuốc thú y để làm lại
quy trình cho an toàn hơn,
nhất là đối với rau”.
Không hài lòng với trả lời
trên, Phó Chủ nhiệm Ủy ban
Kinh tế Quốc hội Nguyễn
Văn Phúc đề nghị ba bộ
trưởng liên quan trả lời cho
rõ là mất an toàn thực phẩm
có giảm hay không. “Tôi nói
thật là tôi thấy không hề có
chuyển biến, không hề giảm
mà mất an toàn thực phẩm
chỉ có tăng” - ông Phúc nói.
Tuy nhiên, câu hỏi của ông
Phúc chưa được trả lời.
Chất vấn Bộ trưởng Công Thương Vũ Huy Hoàng, tại
phiên chất vấn của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, sáng
1-4, đại biểu (ĐB) Huỳnh Nghĩa (Đà Nẵng) hỏi: “Thời
gian qua dư luận rất bức xúc việc Tập đoàn Điện lực Việt
Nam (EVN) đưa chi phí xây dựng các dự án nhà ở cho
công nhân, chuyên gia bao gồm cả bể bơi, sân tennis vào
giá thành điện, nghĩa là bắt buộc người dân gánh cả chi
phí này cho công nhân ngành điện. Đây là điều cực ky
bất hợp lý?”.
Bộ trưởng Hoàng cho biết việc cần có khu nhà ở, sinh
hoạt tập trung cho lực lượng cán bộ, kỹ sư, công nhân
viên ở gần khu vực nhà máy là bắt buộc, nhất là trong
trường hợp khi xảy ra sự cố cần ứng cứu kịp thời. Ngoài
ra, việc vận hành các nhà máy điện đều có yếu tố độc hại
và căng thẳng nên việc xây dựng các hạ tầng thể thao,
giải trí kèm theo để giúp cán bộ, công nhân rèn luyện
sức khỏe để làm việc... nên cũng cần thiết.
Dẫn lại kết quả thanh tra của Thanh tra Chính phủ đối
với Tập đoàn EVN, ông Hoàng nói trong sáu dự án chỉ
có dự án Nhiệt điện Ô Môn 1 có xây dựng bể bơi, sân
tennis, còn các dự án khác không có. Bởi “Đây là dự án
do chính phủ Nhật cho vay ưu đãi, có chuyên gia nước
ngoài nên ở giai đoạn đầu xây dựng cơ sở thể thao phục
vụ cho người nước ngoài là cần thiết”. Ngoài ra, một
số công trình có biệt thự phục vụ cho chuyên gia nước
ngoài để bám công trường nhưng rất hạn chế. Về việc
tính chi phí các công trình trên vào giá điện, ông Hoàng
cho hay: “Trong sáu dự án đó, đến nay mới duy nhất có
dự án Phú Mỹ 1 là đưa chi phí khu nhà ở vào giá thành
sản xuất (nhưng cũng chỉ chiếm tỉ trọng rất nhỏ trong
tổng doanh thu 6.000 tỉ đồng, chỉ 1,3-3,7 tỉ đồng/năm).
“Tôi xin khẳng định không có câu chuyện sáu dự án này
đưa chi phí xây dựng nhà ở vào giá thành điện, ngoại trừ
dự án Phú Mỹ 1 đã đưa vào sử dụng cách đây cả chục
năm” - ông Hoàng nói.
Tiếp cho câu chuyện giá điện, ĐB Trần Văn Tấn (Tiền
Giang) nêu vấn đề giá điện hiện nay chưa công khai, minh
bạch khiến người dân và doanh nghiệp chưa đồng tình.
Ông Hoàng cho biết từ năm 2011 đến nay, cơ chế điều
hành giá điện theo thị trường được thực hiện theo quyết
định của Thủ tướng. Ông Hoàng cũng cho biết thêm, đến
năm 2015, Cục Điều tiết Điện lực, cơ quan tham mưu
cho Bộ về thị trường điện sẽ là đơn vị độc lập về kiểm
soát thị trường điện, tách bạch để tạo tính minh bạch.
Đồng thời trong tháng 4 này, Bộ Công Thương sẽ ban
hành quy định hướng dẫn thế nào là công khai, minh
bạch giá điện để nhân dân xem xét, nếu thấy phù hợp thì
đồng thuận với ngành điện. “Bộ sẽ kiên quyết công khai,
minh bạch giá điện để cử tri giám sát” - ông Hoàng nhấn
mạnh.
TRÀ PHƯƠNG
1,2,3,4 6,7,8,9,10,11,12,13,14,15,...16
Powered by FlippingBook