174-2018 - page 10

10
Bạn đọc -
Thứ Tư1-8-2018
Thói xấu người đô thị - Bài 2
Bị tạt acid, có quyền xin
giám định lại không?
Tôi bị tạt acid, kết quả giám
định tỉ lệ thương tích của tôi chỉ
30%. Tôi bị bỏng rất nặng nhưng với kết luận trên
thì quá thấp. Xin hỏi, tôi có được xin giám định lại
không?
Bạn đọc
Đức Mạnh
(Bình Thuận)
Luật sư
Nguyễn Hữu Danh
,
Đoàn Luật sư
TP.HCM
, trả lời:
Theo Điều 206 Bộ luật Tố tụng hình sự, các
trường hợp bắt buộc giám định bao gồm: Nguyên
nhân chết người; tính chất thương tích, mức độ
tổn hại sức khỏe hoặc khả năng lao động… Những
trường hợp bắt buộc phải trưng cầu giám định tính
chất thương tích, mức độ tổn hại sức khỏe hoặc khả
năng lao động; chất ma túy… thì thời hạn giám định
không quá chín ngày.
Việc giám định lại được thực hiện khi có nghi
ngờ kết luận giám định lần đầu không chính xác. Và
phải do người giám định khác thực hiện. Cơ quan
trưng cầu giám định tự mình hoặc theo đề nghị của
người tham gia tố tụng quyết định việc trưng cầu
giám định lại. Trường hợp người trưng cầu giám
định không chấp nhận yêu cầu giám định lại thì phải
thông báo cho người đề nghị giám định bằng văn
bản và nêu rõ lý do.
PHẠM TUYÊN
ghi
Sự cố
ở CGV:
Lỗi cả
đôiđàng
Mới đây, tại CGV, một trong những rạp chiếu
phim nổi tiếng nhất nước, xảy ra sự việc hy hữu. Hy
hữu bởi khách vào rạp nhưng không xem phim mà
lại bày tỏ thân mật đến mức làm xốn con mắt nhân
viên trực camera. Hy hữu bởi người nhân viên này
sau đó đã… tung luôn hình ảnh thu được lên mạng.
Việc những đôi trai gái vào rạp phim giải trí và có
những cử chỉ thân mật không có gì là sai trái. Tuy
nhiên, giới hạn ở đâu chính là điều các thượng đế phải
lưu ý bởi nếu vượt quá mức độ thông thường, chính
bạn đang khiêu khích sự chú ý của người khác, kích
thích tính tò mò, làm nảy sinh trạng thái khó chịu và
nhu cầu “tám chuyện” rất bản năng của con người.
Rõ ràng hành vi thái quá của cặp đôi này là không
phù hợp trong một rạp chiếu phim. Các bạn đang
coi thường khán giả khác vì có thể làm phiền họ,
cũng tự coi thường chính mình vì để diễn ra việc này
trong một bối cảnh dễ dàng bị phá đám và chỉ trích.
Tuy nhiên, trong trường hợp này hành vi có thể
khẳng định là sai mười mươi, xâm hại nghiêm trọng
đến quyền riêng tư của người khác là việc công khai
hóa những hình ảnh này của nhân viên CGV. Điều
này một lần nữa khiến người ta hoang mang và tức
giận về lỗ hổng bảo mật thông tin ngày càng lớn.
Khi camera nở rộ khắp nơi cũng là lúc đi đâu, làm
gì người ta cũng dễ dàng lọt vào ống kính mà không
hay biết. Về lý, hình ảnh từ camera an ninh chỉ để phục
vụ cho mục đích truy xét khi xảy ra sự cố và chỉ được
cung cấp cho người có thẩm quyền liên quan. Tổ chức,
cá nhân quản lý không chặt chẽ, phát tán hình ảnh này
dù với động cơ gì cũng bị xem là vi phạm pháp luật.
Là đơn vị kinh doanh, thu tiền và phục vụ khách
hàng, hơn ai hết những tổ chức, cá nhân này phải hiểu
làm cho khách hài lòng, hỗ trợ, bảo vệ khách trong mọi
trường hợp là tôn chỉ hoạt động sống còn của họ. Việc
chính người làm dịch vụ bêu xấu khách hàng của mình
là không thể chấp nhận được cả về tình và lý.
Không biết đến bao giờ người ta mới hiểu được mọi
vấn đề cá nhân cần được tôn trọng một cách tuyệt đối.
Những người trong công việc có cơ hội tiếp xúc, nắm
bắt được nhiều thông tin riêng tư phải hiểu bảo mật là
một biểu hiện quan trọng của đạo đức nghề nghiệp.
Thiết nghĩ những trường hợp để rò rỉ hoặc phát tán
thông tin của người khác lên mạng cần phải xử nghiêm
để cảnh cáo chung. Về đạo đức, điều gì không muốn
cho mình thì đừng gây cho người. Về pháp luật, xâm
phạm đời tư người khác chắc chắn sẽ phải chịu trách
nhiệm. Có khi đánh mất chén cơm ngon cũng chỉ vì
một chút nhiều chuyện mà nên.
PHƯƠNG DUNG
Ở thành thị, đặc biệt trong các môi trường khép kín như các tòa nhà thì
thói xấu này trở nên vô cùng khó chịu cho người xung quanh.
Người Việt chưa thấy
người đã nghe tiếng
ANKHƯƠNG
K
hó có thể xác định mức
độ ồn bằng số liệu bởi
muốn làm vậy phải có
máy đo chuyên dụng. Tuy
nhiên, điều mà ai cũng nhận
thấy là người Việt có thể gây
ồn ở bất cứ đâu.
Người Việt ồn tới
mức nào?
Ở trong nhà hay ra đường,
nơi chợ búa hay trong phòng
hội họp, hiếm khi người ta
chủ động nói vừa đủ nghe.
Chưa cần tới lễ hội, sự kiện,
chỉ trong cuộc sống thường
nhật đã đủ để phát điên vì tiếng
ồn. Cụm từ “đi nhẹ, nói khẽ”
dường như chỉ là đặc sản của
các bà bầu.
Một lần đứng chờ con dự
kỳ thi quan trọng, trong khi
xung quanh tất cả phụ huynh
đều nóng ruột hướng về cổng
trường thì có hai chị có lẽ
quen biết nhau nên trò chuyện
rôm rả. Giữa bầu không khí
khoa cử, câu chuyện kể xấu
mẹ chồng, em chồng và khoe
tài trị chồng của hai chị trở
nên lạc quẻ đến sống sượng.
Nghĩ xung quanh là người
lạ nên hai chị cứ hồn nhiên
chém gió.
Người ta ồn từ ngoài đường
đến trong ngõ, vào tận nhà. Ra
đường bấm còi inh ỏi, mắng
nhiếc nhau. Đến nơi công
cộng thì nói hết công suất. Kể
cả nơi cần yên tĩnh nhất như
bệnh viện mà người ta vẫn
bô lô ba la đủ thứ trên đời.
Ởphòng hòa nhạc, rạp chiếu
phim, xe buýt, máy bay…,
người ta cứ thoải mái bình
luận, kêu réo mà chẳng cho
người bên cạnh được yên.
Một lần tôi nhắc khéo đôi bạn
ngồi phía sau trong rạp phim
đừng ồn nữa. Họ ngưng nói
nhưng chuyển sang… rung
ghế, cứ như để trả đũa vậy.
Ngay ở nơi công sở nhiều
lúc cũng khiến người ta có
cảm giác như ngồi giữa chợ.
Quán cà phê phải sang
chảnh lắmmới hy vọng người
ta nhỏ nhẹ. Một hệ thống cà
phê kiểu cổ còn lấy ồn ào,
bát nháo làm đặc sản. “Thế
mới đúng chất!” - chủ quán
nói. Không biết chất ở đây là
chất gì, song ồn ào chưa bao
giờ là tiêu chí của lịch sự và
văn minh.
Đau đầu nhất là về đến nhà
rồi vẫn bị tra tấn. Từ chuyện
nhỏ như hàng xóm cãi nhau
đến đám cưới, ma chay, sinh
nhật, đại thọ… cứ có cớ là
người ta rước dàn nhạc, loa
khủng về nhà. Hàng xóm
phản ánh không xi nhê, chính
quyền cũng phải lắc đầu vì cả
nể, thông cảm.
Nhìn người mà
ngẫm đến ta
Nếu có dịp đi xe điện ở
Nhật, bạn sẽ thấy cả toa xe
vô cùng trật tự. Từ tiếng động
cơ cho đến âm thanh từ người
đi tàu đều ở mức thấp nhất.
Người ta không nói chuyện,
nếucóthìsẽthì
thầm rất nhỏ.
Họ đặt chiếc
cặp lên ghế
cũng nhẹ tay,
tráchmắng trẻ
nhỏnhẹ nhàng
chứ không hét
tướng lên như nhiều mẹ Việt.
Ngay cả tiếng chuông điện
thoại cũng rất hiếm vì đều
đã chuyển sang chế độ rung.
Một không khí còn nghiêm
túc, yên tĩnh hơn như vậy khi
bạn đến các văn phòng, phòng
khám, phòng tranh… và hầu
hết cácnơi côngcộngkhác.Khi
cần trao đổi điều gì, người ta
sẽ nói nhỏ vừa đủ nghe hoặc
sử dụng các ứng dụng nhắn
tin. Không có chuyện người ở
đầu này phòng gọi với người
ở cuối phòng.
Nếu ở nông thôn, không
gian rộng lớn, việc nói to là
cần thiết. Đôi khi một màn
tỏ tình ồn ào nhất giữa ruộng
lúa cũng chẳng có ai nghe
thấy. Thế nhưng điều ấy ở
đô thị lại hoàn toàn khác.
Tiếng ồn là một dạng xâm
phạm vào không gian riêng
của người khác.
Để giảm thiểu điều này,
mấu chốt là xây dựng lòng
tự trọng. Một người có lòng
tự trọng sẽ không muốn trở
thành cái gai, cái chướng, cái
khó chịu trongmắt người khác.
Việc này phải được rèn luyện
từ nhỏ. Người
lớn hãy thôi
nói câu “trẻ
conmà” để dễ
dãi bỏ qua khi
con trẻ quậy
phá, làm ồn
nơi công cộng
bởi việc ấy đang nuôi dưỡng
tính thiếu tôn trọng không
gian chung ở trẻ.
Cộng đồng cũng phải có
phản ứng rõ ràng với những
cá nhân gây ồn, cho họ biết
điều đó là gây phiền, thậm chí
tổn hại sức khỏe, ảnh hưởng
công việc người khác.
Bên cạnh lời nhắc còn cần
sự nghiêmminh của luật pháp.
Hiện nay, một số hành vi gây
ồn quá mức cho phép hoặc
quá giờ quy định đã có luật
để chế tài. Vấn đề còn lại là
người thực thi luật cần quyết
liệt và sâu sát hơn, tuyên
truyền mạnh hơn.
Nói chung đây là một hành
trình dài, không dễ dàng
nhưng chắc chắn thói xấu
này sẽ bị xóa bỏ. Khi xã hội
phát triển, quá trình giao lưu
văn hóa, tiếp xúc, hòa nhập,
làm việc cùng người nước
ngoài, học hỏi nếp sống văn
minh, con người sẽ tự buộc
mình phải thay đổi theo để
không đi ngược với tiến trình
phát triển.•
UBND TP.HCM vừa chỉ
đạo các sở/ngành, quận/
huyệncungcấpđườngdây
nóng để người dân phản
ánh tình trạng ô nhiễm
tiếng ồn, đồng thời thành
lập tổ phản ứng nhanh để
kịp xử lý.
Đường dây nóng của
Sở TN&MT TP.HCM tiếp
nhận, giải quyết kịp thời
phản ảnh của người dân
về tiếng ồn, trong đó có
nguồn gây ồn từ karaoke
là 028.38293653. Cạnhđó,
người dân có thể phản
ảnh về tiếng ồn tại UBND
phường/xã hoặc Phòng
TN&MT quận/huyện để
trình báo.
Đây là một hành
trình dài, không dễ
dàng nhưng chắc
chắn thói xấu này sẽ
bị xóa bỏ.
1,2,3,4,5,6,7,8,9 11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook