174-2018 - page 11

11
Kinh tế -
Thứ Tư1-8-2018
Doanhnghiệp“chếtyểu”
vì chờ “cải cách”
“Từ hạtmuối đưa vào sản phẩmcũng kiểmtra... Không ai quản lý
như vậy cả” - ông TrầnQuang Trung.
Phát hiện 7 sai phạm của Con Cưng
Tại cuộc họp báo sáng 31-7 về kết quả chống buôn
lậu, gian lận thương mại và hàng giả sáu tháng đầu
năm nay, ông Nguyễn Trọng Tín, Phó Cục trưởng
Cục Quản lý thị trường (QLTT), Bộ Công Thương,
khẳng định: Khi báo chí đưa tin về nghi vấn sản phẩm
của Con Cưng nghi bị cắt mác, Cục QLTT đã có văn
bản chỉ đạo và yêu cầu các chi cục tỉnh rà soát lại
chuỗi siêu thị Con Cưng trên toàn quốc. “Chúng tôi
trực tiếp chỉ đạo Chi cục QLTT TP.HCM kiểm tra.
Ngay ngày 21-7 chúng tôi đã kiểm tra được các cửa
hàng ở quận 6, quận 1 và quận 3 ở TP.HCM... và đã
có kết quả luôn” - ông Tín nói.
Theo đó, chuỗi siêu thị Con Cưng có bảy hành vi vi
phạm bị phát hiện bao gồm: Kinh doanh hàng hóa nhập
khẩu tại thời điểm kiểm tra không có hóa đơn, chứng
từ; kinh doanh hàng hóa ghi nhãn trong nước “Made in
Vietnam” nhưng không được thể hiện bằng ngôn ngữ
tiếng Việt mà bằng tiếng nước ngoài, ký tự Latinh.
Có giấy nhãn mác đè nhãn mác khác, nhập nhèm
truy xuất nguồn gốc hàng hóa. Bán các loại sữa
quảng cáo là sử dụng công nghệ Đức nhưng không
phải công nghệ Đức. Bán và lưu hành mỹ phẩm có
dấu hiệu trái phép; kinh doanh hàng hóa mang nhãn
không đủ quy định bắt buộc... “Các hành vi của
Con Cưng đang được ghi nhận và tiếp tục điều tra
làm rõ. Bộ Công Thương sẽ phối hợp với cơ quan
Bộ KH&CN để làm rõ các hành vi khác liên quan.
Đồng thời chúng tôi sẽ làm và làm triệt để hơn” -
ông Tín nhấn mạnh.
HÀ PHƯỢNG
CHÂNLUẬN
H
ội thảo “Điểm lại pháp
luật kinh doanh sáu
thángđầunăm2018” do
Phòng Thương mại và Công
nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ
chức ngày 31-7 đọng lại nhiều
cung bậc cảm xúc. Bởi ở đó
không chỉ có sự khen chê
mà còn có cả những “thâm
cung bí sử”.
Cán bộ “dỗi” không
ăn trưa
Ông Nguyễn Văn Dòng,
Chủ tịch Hiệp hội In Việt
Nam, đã viết hẳn 11 trang
giấy kể về quá trình “kiên trì
đấu tranh” với các quy định
khắt khe, vô lý của ngành in.
Tuy vậy, thời gian dành cho
ông không nhiều nên ông chỉ
trình bày tóm tắt được những
nét chính.
Bởi để có được Nghị định
25/2018 sửa đổi, bổ sung
một số điều của Nghị định
60/2014 về hoạt động in,
ông cùng các doanh nghiệp
(DN) đã phải mất bốn năm
ròng rã kiến nghị với các cơ
quan có thẩm quyền. Những
cuộc hội thảo căng thẳng, dù
DN đưa ra những kiến nghị
hết sức xác đáng nhưng các
cơ quan quản lý vẫn “kiên
quyết” giữ quan điểm siết
hoạt động in.
Đơn cử như các quy định
về máy móc, thiết bị, nhà
xưởng, sổ ghi chép. Theo
ông Dòng, đó là quyền tự
chủ của DN nhưng không
hiểu vì sao Nhà nước lại cứ
quy định, can thiệp.
“Quy định người đứng
đầu cơ sở in phải có bằng
cao đẳng về ngành in, hay
quy định cơ sở in chỉ được
phép liên kết với vài ba cơ
sở khác… Ơ hay, cơ sở in
muốn liên kết thế nào là
quyền của DN chứ sao Nhà
nước lại thò tay vào?” - ông
Dòng thắc mắc.
Ông Dòng kể có những
cuộc góp ý căng thẳng đến
mức cán bộ cơ quan nhà nước
“dỗi” không ăn trưa với DN.
“Quá trình đấu tranh rất gian
nan. Nhiều quy định có nhưng
DN không dám làm, vì làm
thì mất khách hàng. Như kiểu
phải có giấy CMND, ghi vào
sổ. Ai đời khách hàng đến
lại bảo đưa CMND để vào
sổ…” - ông Dòng nói.
Tiếp mạch câu chuyện, ông
Trần Quang Trung, Chủ tịch
Ông TrầnQuang Trung
(trái)
: “Cải cách gì thì cải cách nhưng đừng để các bộ cấp phép nữa”.
ÔngNguyễn VănDòng: “Có những cuộc góp ý căng thẳng đếnmức cán bộ cơ quan nhà nước dỗi
không ăn trưa với doanh nghiệp”.
Theo dòng
(tiếp theo trang 1)
Hiệp hội Sữa Việt Nam, kể
về “thâm cung bí sử” trong
việc sửa đổi các quy định
về an toàn thực phẩm. Ông
Trung (cựu cục trưởng Cục
An toàn thực phẩm, Bộ Y tế)
cho hay: Nghị định 15/2018
là kết quả của sự thay đổi tư
duy khi cắt giảm tới 90%
thủ tục hành chính, kiểm tra
chuyên ngành trong lĩnh vực
thực phẩm.
“Quản lý rủi ro là xu hướng
thế giới mà mình cứ đi quản
lý tất. Từ hạt muối đưa vào
sản phẩm cũng kiểm tra, nhà
máy, dụng cụ, bát đũa, nồi
niêu xoong chảo…cũng kiểm
tra. Không ai quản lý như vậy
cả!” - ông Trung nhận xét.
Từ câu chuyện này, ông
Trung đề nghị phải rút kinh
nghiệm, ngăn không để các
bộ, ngành ra các thông tư.
“Tôi làm cục trưởng tôi biết.
Cải cách thì cải cách nhưng
đừng để các bộ cấp phép nữa.
Với Nghị định 15/2018, bài
học quan trọng nhất là phân
cấp cho các địa phương thay
vì như trước đây cái gì cũng
ra bộ” - ông Trung nói.
Ra đi không kịp chờ
cải cách
Chuyên gia kinh tế Phạm
Chi Lan nêu thực tế buồn:
“Nhiều DN cảm ơn các bộ,
ngành về việc cắt giảm một
số thủ tục hành chính... nhưng
chưa ai lên tiếng chia buồn
sâu sắc với các DN đã ra đi vì
các bộ, ngành không kịp cải
cách. Có khi trong thời gian
vài ba năm chờ đợi cải cách
một quy định nào đó đã có thể
giết chết vài ngàn DN rồi”.
Dẫn số liệu thực tế sáu
tháng đầu năm nay có trên
64.000 DN đăng ký mới
thì cũng có trên 52.000 DN
ngưng hoạt động, tăng 34,7%
so với cùng kỳ, bà Lan nhận
định: Các vấn đề chính sách
kinh tế có thể giết chết DN
trong nước. Môi trường kinh
doanh phải chịu ít nhất 50%
cho việc các DN rời khỏi thị
trường. Chúng ta nên có lời
điếu cho các DN phải rút ra
khỏi thị trường.
“Các cơ quan nhà nước
hiện nay vẫn đang nhầm lẫn
kinh khủng khi can thiệp vào
công việc kinh doanh củaDN,
quản lý tùm lum… mà lẽ ra
Nhà nước chỉ can thiệp khi
có tranh chấp” - bà Lan nói.
Đồng quan điểm, ông Phan
Đức Hiếu, Phó Viện trưởng
Viện Nghiên cứu quản lý
kinh tế Trung ương, phát
biểu: “Tôi nói có thể hơi
quá nhưng năng lực làm
chính sách một số bộ hạn
chế, thiếu kiến thức về kinh
tế thị trường trong khi có
thừa kỹ năng “copy” các
văn bản. Bởi vậy, tôi nghĩ
giải pháp hiện nay không
phải là tinh giản biên chế
mà là thay thế các biên chế
không có năng lực. Bởi đầu
tư cho chính sách chính là
đầu tư phát triển”. •
Hô hào mạnh nhưng cải cách… từ từ
“Phong trào, hô hào, thúc giục cải cách rất mạnh nhưng
chuyển động rất từ từ, lừ đừ, ngắc ngứ, còn quá chậm thay
đổi. Chưa nói còn có tác động phụ là tạo thêm nhiều khó
khăn, xung đột mới ngoài mong muốn” - luật sư Trương
Thanh Đức, Trung tâm Trọng tài VIAC, nhận xét.
Đơn cử là Nghị định 19/2016 về kinh doanh bất cập từ
lâu và trái với nguyên tắc của Luật DN, Luật Đầu tư. Năm
2016, Nghị định 19 được sửa đổi nhưng cơ quan nhà nước
kiên quyết không tiếp thu và phải mất hơn hai nămsaumới
sửa đổi được bằng Nghị định 87. Trong thời gian đó, hàng
trăm DN phải ngậm ngùi ra đi. Vậy thì khen nghị định thay
đổi rất tốt một thì phải chê sự cố thủ, chậm trễ là mười. Hay
Nghị định 109/2010 kinh doanh gạo đã tám năm kìm hãm
thị trường, cả thương nhân lẫn nông dân đều khổ mà vẫn
chưa thể thay đổi.
“Việc sửa sai chính sách vì vậy phải tính bằng tháng chứ
khôngtínhbằngnămvànhiềunămnhưvậy”-ôngĐứcbứcxúc.
Năng lực làm chính
sách một số bộ hạn
chế, thiếu kiến thức
về kinh tế thị trường
trong khi có thừa
kỹ năng “copy” các
văn bản.
Mộtdòngcủabộ trưởng
có thể tạo“rừngđinh”
Từ giữa năm 2016, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trong
những phát biểu mạnh mẽ của mình đã lưu ý các bộ,
ngành, địa phương cần tránh tình trạng “trên trải thảm,
dưới rải đinh”. “Đinh” mà Thủ tướng nói ở đây chính là
các quy định, điều kiện kinh doanh gây khó khăn cho các
doanh nghiệp (DN).
Cá biệt, có những cái “đinh” đã đâm làm “tử vong” DN
như nhiều trường hợp đã được dẫn chứng. Vấn đề là dường
như xu hướng “rải đinh” vẫn đang chiếmưu thế dù Thủ
tướng đã yêu cầu trong nămnay, các bộ phải cắt giảm ít
nhất 50% số điều kiện kinh doanhmàmình nắmgiữ.
Chủ tịch Phòng Thươngmại và Công nghiệp Việt Nam
ngày 31-7 tính toán sơ bộ: Chỉ trong vòng sáu tháng, chính
quyền trung ương có thể đưa ra hàng chục ngàn quy định
có tác động đến các DN. Có thể trong hàng chục ngàn quy
định này, không phải mọi quy định đều là “đinh”. Nhưng nếu
quan niệm rằng pháp luật đắt đỏ và DN sẽ phải tốn chi phí
tuân thủ khi một quy định ra đời thì rõ ràng bất kể một quy
định nào cũng cómức…sát thương DN nhất định!
Dĩ nhiên quản lý nhà nước là cần thiết nhưng như Luật
Đầu tư đã quy định: Bộ, cơ quan ngang bộ, HĐND, UBND
các cấp, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác không được ban
hành quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh. Ấy thế
nhưng vẫn có những điều kiện kinh doanh lẩn khuất trong
các thông tư hoặc được “cài cắm” ngay trong các dự thảo
nghị định đang lấy ý kiến.
Đôi khi chỉ là một dòng “do bộ trưởng quy định” cũng có
nguy cơ nảy sinh hàng “rừng đinh” trong tương lai cho DN.
Đại diện một hiệp hội còn nói thẳng: Mặc dù có quy định
nhưng DN không dám làm, bởi làm thì mất khách hàng
hoặc không biết phải làm thế nào cho đúng. Điều đáng
nói, trước khi có các quy định ấy thì ngành nghề bị áp các
điều kiện kinh doanh không xảy ra vấn đề gì. Khi có điều
kiện kinh doanh thì chỉ có DN…ăn hành!
Các chuyên gia có uy tín đều nhận định vấn đề nằm ở tư
duy và quyền lợi nên “đinh” vẫn không bị nhổ theo yêu cầu
của Thủ tướng và DN suốt ngày vướng "đinh". Nhưng đem
tình hình hiện nay so sánh với thời cố Thủ tướng Phan Văn
Khải sẽ thấy có điều phải suy nghĩ.
Cứ theo lời TS Lê Đăng Doanh thì khi tổ công tác của
Thủ tướng rà soát thấy nền kinh tế có 560-580 giấy phép
con, tổ này đã kiến nghị và Thủ tướng Phan Văn Phải đã ký
quyết định hủy 268 giấy phép đấy, bằng khoảng 50% tổng
số giấy phép. TS Lê Đăng Doanh nói: “Như vậy là anh Khải
đã cắt nguồn thu bất chính của các bộ rất nhiều”.
Phải chăng đây là một trong những lý do khiến cơ quan
quản lý nhà nước cứ thích ban hành các quy định nhằm
“đóng đinh” DN?
CHÂN LUẬN
1...,2,3,4,5,6,7,8,9,10 12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook