174-2018 - page 8

8
Đô thị -
Thứ Tư1-8-2018
Họ đã nói
Dù không tận mắt chứng kiến thời
khắc xe 16 chỗ 75B-000.52 gây tai nạn
rạng sáng 30-7 tại Quảng Nam và cuộc
chia ly đẫm nước mắt của thân nhân 13
nạn nhân tử vong tại thôn Lương Điền,
xã Hải Sơn, huyện Hải Lăng, Quảng
Trị nhưng với kinh nghiệm mấy chục
năm cầm lái, từng chứng kiến nhiều
vụ tai nạn giao thông tương tự, tôi hiểu
nguyên nhân gây ra sự việc và thấu
hiểu nỗi đau của người thân.
Đau thương là vậy, hệ lụy tột cùng là vậy nhưng tiếc thay nó
lại xảy ra vì sự sơ suất không đáng có của một tài xế: “Tai nạn
do tài xế ngủ gục, để xe mất lái” (
Pháp Luật TP.HCM
ngày
31-7). Theo tôi, điều này rất có khả năng xảy ra vì người tài
xế ấy cầm lái từ Đà Nẵng chạy ra nơi rước khách lúc 9 giờ tối,
nghỉ ngơi chưa được một tiếng thì phải xuất phát đi Bình Định
rước dâu rồi.
“Tài xế mà ngủ gật trên tay lái!” - đó
là lời thảng thốt không những của hành
khách trên xe mà còn của giới trong
nghề. Bởi tài xế ngủ gục trong khi lái
xe là bị “hung thần” nhập vào. “Hung
thần” nhập vào tài xế nào là xe ấy gây
tai nạn tức khắc. Đã có nhiều vụ tai
nạn thảm khốc do tài xế ngủ gật gây ra
là tấm gương thấu trời, cảnh báo cho
những tài xế đang ôm vô lăng kiếm
sống để mà đề phòng, để mà cảnh giác,
vậy mà vẫn còn có nhiều tài xế khác chủ quan là sao?
Có rất nhiều tài xế khi đứng trước vành móng ngựa hoặc
trước cơ quan chức năng
lại biện minh cho lỗi lầm của mình
rằng do nguyên nhân khách quan gây nên. Họ cho rằng đường
sá, thời tiết, phương tiện, sức ép công việc từ chủ... gây ra.
Thật là nực cười! Tài xế là một nghề kiếm sống. Đã là nghề
kiếm sống, mưu cầu hạnh phúc cho chính mình thì phải có kỹ
năng nghề nghiệp chứ. Nhất là một nghề đặc biệt nguy hiểm
như nghề lái xe thì người cầm lái cần phải có kỹ năng nghề
nghiệp rất cao mới có thể đem lại an toàn sinh mạng cho mình
và cho người khác.
Theo tôi, kỹ năng phát hiện nguồn nguy hiểm có thể xảy
ra trước đầu xe mình là điều kiện tối cần cho người cầm lái.
Trước một chuyến đi, tài xế phải hiểu sức khỏe của chính mình
trước đã. Cho nên trước chuyến đi không được thức khuya,
rượu chè, cờ bạc…Việc thứ hai là phải biết tình trạng an toàn
của phương tiện, nếu nghi ngờ điều gì không an toàn thì cần
phải kiểm tra phương tiện thấu đáo. Thứ ba là kỹ năng phán
đoán nguồn nguy hiểm có thể xảy ra cho chính xe mình. Thí
dụ, xe đi trong tình hình mưa gió thì phải phán đoán hướng
gió, hướng nước chảy, lưu lượng nước đổ có gây ngập, rê, lật
xe mình. Xe chở đầy tải đổ dốc thì nhất định đi tốc độ thấp,
trời mưa tuyệt đối không thắng gấp. Biết quan sát tình hình
giao thông trước xe mình mà đi hay dừng cho phù hợp...
TRẦN KIÊMHẠ
Đau thươngngất trời từvụxe rước dâubị nạn, vì đâu?
Kỹ năng phát hiện nguồn nguy hiểm có thể xảy ra trước đầu xe mình là điều kiện tối cần cho người cầm lái.
Trong kỹ năng phát hiện nguy hiểmcủa tài
xế cómột điều tối cần là đừngđể phải ngủ gật
trên tay lái, còn gọi là giấc ngủ trắng nhập vào
mình. Khi có hiện tượng ríumắt không cưỡng
được thì tài xế phải dừng xe lại. Tốt nhất là đổi
tài. Nếu không có người thay thế thì chợp
mắt vài chục phút hoặc xuống xe vươn vai
cho máu được lưu thông; rửa mặt bằng nước
mát, uống cà phê, trà pha đường..., thấy tỉnh
táo mới chạy tiếp. Không được chạy gắng.
ĐÀOTRANG- LÊ THOA
N
guyên nhân ban đầu của
vụ tai nạn thảm khốc
ở Quảng Nam khiến
13 người tử vong được xác
định do tài xế mệt mỏi, ngủ
gật do lái xe liên tục 12 tiếng.
Đây được coi như hồi chuông
cảnh tỉnh đối với các tài xế,
chủ xe và cơ quan quản lý nhà
nước: Cần làm gì khi ngày
càng có nhiều vụ tai nạn do
tài xế ngủ gật?
Vắt kiệt sức lực tài xế
Anh Nguyễn Văn Đức,
tài xế một hãng xe có tiếng
chuyên chạy tuyến Sài Gòn-
Nha Trang, cho biết: “Phải đến
khi làm tài xế đường dài thì
tôi mới thấu hiểu nỗi khổ của
cái nghề này, bởi chẳng biết
mình sẽ buồn ngủ lúc nào nữa.
Doanh nghiệp nào cũng muốn
khai thác xe tối đa nên tài xế
và xe hầu như luôn lênh đênh
trên đường cả ngày lẫn đêm.
Chính vì thế đã có nhiều tài xế
suýt ngủ gục khi lái xe, phải
dùng bò húc, cà phê đậm đặc
hay chất kích thích để chống
chọi cơn buồn ngủ”.
Anh Đức nói thêm, hiện tất
cả hãng đều lắp đặt hộp đen
trên xe chạy đường dài. Nhưng
ít đơn vị dùng nó để giám sát,
buộc tài xế tuân thủ tốc độ,
không được lái xe quá bốn
tiếng liên tục như quy định.
Thay vào đó, hãng dùng hộp
đen để kiểm soát vị trí, quãng
đường xe chạy xem tài xế có
ăn gian lộ trình để kiếm chênh
lệch xăng dầu không…
“Tôi thấy hãng tôi làm đúng
Hiện nay, mỗi thángTổng cục
ĐườngbộViệtNamđềucócông
bố kết quả tổng hợp, phân tích
tìnhhìnhvi phạmtừdữ liệu thiết
bị giámsát hành trình.Trong đó
sẽ chỉ ra các đơn vị, cá nhân vi
phạm tốc độ, giờ làmviệc và đề
nghị Sở GTVT thu hồi phù hiệu,
đình chỉ khai thác tuyến, thuhồi
giấy phép kinh doanh vận tải,
từ chối cấp phù hiệu… Nhưng
đối với các xe dù, xe không lắp
thiết bị giám sát hành trình thì
không thể giám sát.
Đại diện Vụ Vận tải,
Tổng cục Đường bộ Việt Nam
V.LONG
ghi
Hộp đen ở Việt Nam
chủ yếu được dùng
để phạt nguội, trong
khi ở nhiều nước
hộp đen luôn được
kết nối với lực lượng
tuần tra giao thông
để kịp thời cảnh báo,
ngăn chặn khi xe/tài
xế có sự cố.
Tài xế ngủ gục vì chạy quá giờ:
Khó quản lý
Tài xế bị cấm cầmvô lăng quá bốn giờ liên tục nhưng thực tế không phải thế.
quy định nên rất ít khi xảy
ra tai nạn. Cụ thể, ban điều
hành của công ty luôn giám
sát hộp đen, camera, chỉ cần
thấy tài xế có biểu hiện lái xe
loạng choạng là sẽ gọi điện
thoại nhắc nhở ngay. Mỗi tài
xế cũng có thẻ từ để ban điều
hành giám sát giờ giấc lái xe.
Thật sự khi lái xe khách, thời
gian liên tục bốn tiếng là an
toàn nhất. Khi lái liên tục 6-7
tiếng là mắt tôi hoa lên, chân
mỏi nhừ, phản xạ chậm hẳn”
- anh Đức nói.
Trongkhi đó, anhĐàoTuyển,
tài xế xe du lịch 16 chỗ, cho
biết anh là chủ của một chiếc
xe hợp đồng. Với các chặng
đường dài, đa số khách hàng
đều muốn đi đêm để tiết kiệm
thời gian. “Nhiều khi tôi lái
từ sáng, chạy miết tới 19 giờ
thì về ngủ được chút xíu, đến
23 giờ lại dậy chạy tiếp. Dọc
đường buồn ngủ phải tự tát vô
mặt cho tỉnh. Hộp đen trên xe
tôi gắn loại giá rẻ, xe có chạy
cả chục tiếng cũng chả thấy
nó báo động gì” - anh Tuyển
cho hay.
Ông Quách Hôn, Giám đốc
Công ty TNHHMTVVận tải
Tuyết Hon, lý giải về nguyên
nhân thường xuyên xảy ra tai
nạn: “Đó là do nhiều hãng
xe nhận tài xế không có kinh
nghiệm, ép tài xế chạy quá
nhiều dẫn tới kiệt sức. Hộp
đen thì lắp để đối phó với cơ
quan kiểm tra chứ không có
người thường xuyên giám sát,
kiểm tra tài xế”.
Hộp đen còn quá nguội
TS Phạm Sanh, chuyên gia
giao thông, nhận định: Việt
Nam đã có quy định lắp hộp
đen trên xe khách đường dài
nhưng hầu như chỉ đến khi xảy
ra tai nạn thì dữ liệu từ hộp đen
mới được mang ra để phục vụ
điều tra. Hoặc định kỳ một thời
gian, ngành giao thông đi kiểm
tra các hãng và căn cứ dữ liệu
từ hộp đen trên xe để xử phạt
số lần chạy quá tốc độ. Như
vậy, hộp đen ở Việt Nam chủ
yếu được dùng để phạt nguội,
trong khi ở nhiều nước hộp đen
phải luôn kết nối với lực lượng
tuần tra giao thông để kịp thời
cảnh báo, ngăn chặn khi xe/tài
xế có sự cố.
“Điều 65 Luật Giao thông
đường bộ quy định thời gian
làm việc của tài xế ô tô không
được quá 10 giờ trongmột ngày
và không được lái xe liên tục
quá bốn giờ. Nhưng hộp đen ở
nước ta chỉ mang tính chất định
vị, đối phó. Đã có tài xế nào bị
CSGT phạt vì lái xe quá số giờ
quy định chưa? Có hãng xe nào
ép tài xế lái xe liên tục bị thanh
tra giao thông xử lý chưa? Hay
có lần nào nhờgiámsát hộp đen
mà cơ quan quản lý ngăn chặn
kịp thời một vụ tai nạn giao
thông?” - ông Sanh đặt hàng
loạt câu hỏi.
Trao đổi với
Pháp Luật
TP.HCM
, ông Nguyễn Lâm
Hải, Trưởng phòng Quản lý
vận tải đường bộ, thuộc Sở
GTVT TP.HCM, cho biết:
“Đối với vấn đề quản lý hộp
đen, phòng chỉ thường xuyên
kiểm tra xem các hãng xe có
bật hay không. Phát hiện đơn
vị nào tự ý tắt hộp đen, chúng
tôi sẽ gửi văn bản nhắc nhở.
Do số lượng xe quá nhiều nên
Sở không thể kiểm tra hộp đen
hằng ngày được, khi có vấn
đề gì xảy ra thì mới tiến hành
kiểm tra”.
Ông Hải cũng xác nhận hiện
hầuhếthộpđengắntrênxekhách
không thể giámsát được việc tài
xế có chạy quá số giờ quy định
haykhông.Nó chỉ có chức năng
giốngmột thiết bị GPS để phục
vụquá trìnhkiểmtra địnhvị, tốc
độ, dừng đỗ của phương tiện.
ĐộitrưởngmộtđộiCSGTtrên
địa bàn TP.HCM cho hay việc
kiểmtrahộpđencó thểphát hiện
được tài xế chạy liên tục trong
thời gianbao lâu.Nhưngdữ liệu
đó chỉ được phát hiện sau một
thời gian hoặc…khi hậu quả đã
xảy ra.Vậy nên quan trọng nhất
vẫn là ý thức của tài xế.
“Nghị định 86/2014 có quy
địnhvềviệc lắpđặt hộpđen.Tuy
nhiên, sắp tới cần có những cải
tiến phương cách quản lý theo
hướnghiệnđại hơn. Chẳnghạn,
dữ liệu từhộpđen trêncácxebắt
buộc phải được chuyển về máy
chủdoSởGTVTquản lý, cókết
nối với CSGT các địa phương.
Đặc biệt, cần trangbị phầnmềm
phát hiện kịp thời xe nào chạy
quá tốc độ, tài xế lái quá giờ để
hệthốngkịpcảnhbáonhằmngăn
chặn tai nạnxảy ra. Đừngđể khi
tai nạn xảy ra mới mổ hộp đen
tìmnguyên nhân!” - vị này nói.•
Hiện trường vụ xe rước dâu gặp tai nạn ởQuảngNam. Ảnh: HN
1,2,3,4,5,6,7 9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook