174-2018 - page 9

9
Ngày 25-7, Bộ GTVT có văn bản hỏa tốc gửi VNA về việc báo
cáo giải trình ý kiến của ĐB Nguyễn Sỹ Cương. Văn bản nêu rõ:
Bộ trưởng GTVT nhận được ý kiến chất vấn của ĐB QH Nguyễn
Sỹ Cương về một số nội dung liên quan đến hoạt động của
VNA: Chất lượng đầu vào của ứng viên phi công; tồn tại trong
quá trình kiểm tra, huấn luyện, phỏng vấn phi công; thời hạn
khi nghỉ việc và bồi hoàn chi phí đào tạo phi công. Bộ trưởng
yêu cầu VNA khẩn trương rà soát, có báo cáo giải trình về các
nội dungmà ĐB QH đã nêu. Nội dung giải trình gửi về Bộ GTVT
trước ngày 31-7.
Ngày 30-7, báo
Pháp Luật TP.HCM
cũng đã gửi chín câu
hỏi đến lãnh đạo VNA đề nghị trả lời liên quan các nội dung:
Tiêu chí lựa chọn học viên; có hay không hiện tượng ra giá
20.000-25.000 USD chomột lần phỏng vấn học viên; những sự
cố như đáp nhầm đường băng, đáp lệch đường băng vừa qua
có phải do trình độ phi công có vấn đề…
Ngày 31-7, đại diệnVNA cho biết bộ phận truyền thông đang
hoàn tất thông tin giải trình bộ trưởng GTVT cũng như trả lời
báo chí.“Hiện lãnh đạo tổng công ty đang thông qua. Lúc nào
có thông tin chúng tôi sẽ gửi cho cơ quan báo chí” - đại diện
hãng cho biết.
Việc các phi công tố những tiêu cực trong đào tạo đã lâu, đại biểuQuốc hội cũng đã chuyển phản ánh
đến bộ trưởng GTVT, công luận đang chờ câu trả lời từ VNA.
Chờ Vietnam Airlines trả lời tố giác
của các phi công
VIẾT LONG-PHONGĐIỀN
T
hời gian qua, một số phi
công thuộc Tổng Công
ty Hàng không Việt Nam
(VietnamAirlines - VNA) gửi
đơn tố cáo về tình trạng tiêu
cực trong đào tạo phi công.
Gần đây nhất, ông Nguyễn
Sỹ Cương, Phó Chủ nhiệm
Ủy ban Đối ngoại của Quốc
hội (QH), đã có thư gửi đến
ông Nguyễn Văn Thể, Bộ
trưởng Bộ GTVT, yêu cầu
làm rõ những tiêu cực trong
đào tạo phi công của VNA.
ĐBQH đã chuyển
phản ánh lên
Bộ trưởng GTVT
Một phi công đang huấn
luyện máy bayA321 cho biết
ông đã có đơn tố cáo gửi đến
tổng giám đốc VNAphản ánh
về những bất cập trong học và
bay huấn luyện. Theo đơn tố
cáo thì đang có môt “nhom
trục lợi” tôn tai trong đoan bay.
Trao đổi với
Pháp Luật
TP.HCM
, đại biểu (ĐB)Nguyễn
Sỹ Cương cho biết: “Khi nhận
được đơn, tiếp xúc với một
số phi công, trong đó có cả
người nhà tôi đang làm việc
trong đoàn bay của VNA nên
tôi nhận được rất nhiều ý kiến
trái chiều. Hiện các phi công
này đang thu thập bằng chứng
để làm rõ các tiêu cực”.
TheoĐBNguyễnSỹCương,
vào kỳ họp thứ 5, QH khóa
XIV hồi tháng 6-2018, ông đã
chuyển bức thư phản ánh sự
việc trên đến Bộ GTVT. Ông
cho rằng những phản ánh của
phi công là vấn đề không nhỏ,
uy hiếp đến an toàn bay nếu
khôngđượcxemxét nghiêmtúc.
Theo thư phản ánh của ĐB
Nguyễn Sỹ Cương, hiện nay
việc xã hội hóa đào tạo phi
công đã dẫn đến nhiều bất
cập. Trước đây, trong thời kỳ
bao cấp, phi công học ở Pháp,
Úc thì việc tuyển chọn đầu
vào rất khắt khe từ sức khỏe,
kiến thức đến kỹ năng bay. Kể
từ khi xã hội hóa, việc tuyển
chọn chỉ mang tính hình thức,
gần như bất kỳ đối tượng nào
đủ tiền đóng học phí (danh
sách trường do VNA chọn,
Cục Hàng không Việt Nam
phê chuẩn) là có thể đi học.
Ông Cương phản ánh các
trường dạy bay được chọn đa số
là các trường nhỏ lẻ, ít tên tuổi
tại Mỹ với chi phí học thấp nên
chấtlượnggiảngdạycũngkhông
cao. Ởmột số trường, khả năng
của học viên rất kémnhưng chỉ
cần đóng tiền là có thể thi qua
môn học, thậm chí được ghi là
đã đủ giờ bay. “Ví dụ, vụ lùm
xùm lớn nhất vào khoảng cuối
năm2015, TrườngAhart bị phá
sảnvàhọcviênphải vềnướcnửa
chừng.Việc phá sản của trường
này có yếu tố lừa đảo và người
môi giới cho trường cũng làmột
phi công của VNA” - thư của
ĐB Cương viết.
Ông Cương cũng cho rằng
đang có vấn đề tồn tại trong
quá trình huấn luyện, kiểm tra,
phỏng vấn, chuyển loại phi
công. “Gần đây nhất, tháng
4-2018, có đơn tố cáo của
một học viên phi công về một
số tiêu cực xảy ra trong quá
trình huấn luyện” - thư của
ông Nguyễn Sỹ Cương nêu rõ.
Thậm chí có hiện tượng ra giá
20.000-25.000 USD cho một
lần phỏng vấn (phỏng vấn học
viên từ Mỹ về để chuyển loại
máy bayA321; phỏng vấn để
chuyển loại từ lái phụ A321
sang lái phụ loại máy bay khác
như A350 hoặc B787; phỏng
vấn để nâng cấp lái phụ trở
thành cơ trưởng...).
VNA: Cần thời gian
xác minh
Liên quan đến ý kiến của
ĐB Nguyễn Sỹ Cương, lãnh
đạoCụcHàng khôngViệt Nam
đã có văn bản gửi Bộ GTVT.
Theo đó, đơn vị này cho biết
việc công nhận bằng lái máy
bay dựa trên cơ sở xem xét hồ
sơ bằng cấp, quá trình học ở
nước ngoài, chứng chỉ được
nhà chức trách nơi các học
viên được đào tạo.
Đối với các trường đào tạo
phi công, Cục khẳng định thực
tế các trường này đã được cục
hàng không của các quốc gia
phê chuẩn như các trường
tại Mỹ, New Zealand, Úc và
châu Âu.
Về các tồn tại trong quá
trình huấn luyện phi công khi
làm việc tại VNA, Cục Hàng
không cho rằng Cục cần có
thời gian để xác minh. Tuy
nhiên, đơn vị này lại cho rằng
các tồn tại do ĐB QH nêu ra
không ảnh hưởng đến quá trình
đánh giá độc lập, khách quan
và chất lượng của Cục với các
phi công trước khi được cấp
bằng và cho phép hoạt động
khai thác.
TheoCụcHàngkhông, đầu ra
huấn luyệncủaphi côngdựa trên
haiđiềukiệnchínhlàtổchứchuấn
luyện được phê chuẩn bởi quốc
gia thành viên ICAO (Tổ chức
Hàng không dân dụngQuốc tế)
và được Cục Hàng không Việt
Nam đánh giá. Phi công cũng
phải được cục hàng không của
quốc gia tổ chức huấn luyện
kiểm tra, đánh giá để cấp bằng.•
Tuyển sinh đào tạo phi công tại TP.HCM. Ảnh: HTD
(PL)- Hơn nửa tháng qua, các xã vùng trũng, thấp như
Nam Phương Tiến, Hoàng Văn Thụ, Tân Tiến (huyện
Chương Mỹ, Hà Nội) vẫn chìm ngập trong lũ. Dự báo
tình trạng ngập úng còn tiếp tục kéo dài trong nhiều ngày
tới.
Theo báo cáo nhanh của Ban chỉ huy Phòng chống
thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn TP Hà Nội, hiện huyện
Chương Mỹ còn 2.700 nhà bị ngập. TP Hà Nội đã di dời
5.167 người đến nơi an toàn.
Sáng 31-7, ông Chu Phú Mỹ, Giám đốc Sở NN&PTNT,
cho biết đơn vị đã cung cấp đủ một
vạn bao cát đắp đê chống tràn ở đê
tả Bùi. Đến sáng 31-7, mực nước tại
khu vực đê tả Bùi đã ổn định. Hiện
nay, Sở NN&PTNT đang tiếp tục
khảo sát toàn bộ đê hữu Bùi, hữu
Tích và đê bao thuộc các xã của
huyện Quốc Oai, Thạch Thất. Nếu
nước tiếp tục lên cao, cần thiết Sở sẽ báo cáo UBND TP
phương án xả nguồn nước để giữ được đê tả Tích, tả Bùi
không gây ngập lụt vào nội đô.
Đối với huyện Chương Mỹ, Sở LĐ-TB&XH cũng đề
xuất TP cung cấp thêm nhu yếu phẩm cần thiết cho người
dân như nước uống, gạo, nến... để bảo đảm cuộc sống
người dân vùng ngập lụt.
Chỉ đạo chống lũ lụt, ông Nguyễn Đức Chung, Chủ tịch
UBND TP Hà Nội, nói nước đã rút khoảng 10 cm và đang
tiếp tục rút chậm nhưng cần đề phòng tình huống có mưa
lớn trở lại để ứng phó tốt hơn nữa.
Khi nước rút, Sở Y tế chủ trì giao
Trung tâm Y tế dự phòng TP chuẩn
bị sẵn sàng lực lượng, vật tư, cùng
nhân dân tổ chức vệ sinh môi trường
sạch sẽ, không để bùng phát dịch
bệnh cho người và vật nuôi.
PHÚ PHONG
Ngày 31-7, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng
dẫnđầuđoàncôngtáclàmviệcvớitỉnhHòaBình
về tình hình sạt lở khẩn cấp vùng hạ du sông
Đà do mưa lớn và do Nhà máy thủy điện Hòa
Bìnhvậnhànhxảlũ.PhóThủtướngđềnghịtỉnh
phải đảmbảo tuyệt đối an toàn chongười dân.
2.700nhàdânHàNội vẫnngập chìmtrong lũ
Đường vào xãNamPhương Tiến sáng 31-7 ngập nước, nhiều người
dân phải sơ tán cả tuần nay chưa về nhà. Ảnh: PHÚ PHONG
1,2,3,4,5,6,7,8 10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook