174-2018 - page 13

13
Đời sống xã hội -
Thứ Tư1-8-2018
Bộ GD&ĐT nhận trách nhiệm về
kỳ thi THPT quốc gia
HÀPHƯỢNG-NGUYỄNQUYÊN
N
gày 30-7, được PhóThủ
tướngVũ Đức Đam tạo
điều kiện và chủ trì cuộc
họp, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT
Phùng Xuân Nhạ đã có buổi
trao đổi với nhiều chuyên
gia giáo dục hàng đầu trong
nước về các vấn đề nóng của
giáo dục trong thời gian qua
như chất lượng kỳ thi THPT,
phương pháp tổ chức thi, gian
lận thi cử diễn ra tại HàGiang,
Sơn La... cũng như phương
hướng tổ chức kỳ thi THPT
trong các năm tiếp theo.
Đề khó, chấm
trắc nghiệm còn
nhiều điểm yếu
Tại cuộc họp, Bộ trưởng
Phùng Xuân Nhạ khẳng định
trước hết về những thiếu sót
củakỳthivừaqua,BộGD&ĐT
xin chịu trách nhiệm do đề
thi chưa phù hợp với kỳ thi
(đề khó so với yêu cầu của
thi THPT quốc gia, việc phản
biện đề tuy có làmnhưng chất
lượng chưa cao).
Bộ trưởng cho rằng phần
mềm chấm thi trắc nghiệm
còn bộc lộ nhiều điểm yếu.
Quy trình chấm thi giao cho
địa phương tuy có giám sát
nhưng vẫn có thể gian lận,
vẫn còn là yếu kém của kỳ thi
THPT quốc gia 2018.
Bộ trưởng cho biết việc cần
làm hiện tại để đảm bảo chất
lượng và công bằng ở kỳ thi
năm tới là cần xây dựng ngân
hàng đề thi trắc nghiệm theo
chuẩn, đúng quy trình và đảm
bảo bám sát yêu cầu của kỳ
thi là chủ yếu xét tốt nghiệp
THPT. Thực hiện việc phản
biện đề thi chất lượng hơn,
trong đó phải có nhóm độc
lập giải thử đề thi để đánh giá
mức độ của đề thi có phù hợp
với thời gian thi hay không.
Tổ chức chấm thi tập trung
theo các cụm thi. Trong đó,
những công đoạn quan trọng
sẽ do các cán bộ ở trường đại
học, họcviện thựchiện.Nghiên
cứuviệc chấmthimônngữvăn
cũng theo hình thức này. Các
tổ chấm thi không biết bài thi
của địa phươngnào. Bộ trưởng
Phùng Xuân Nhạ đã cảm ơn
các chuyên gia về việc trao
đổi, làm rõ những điều đã đạt
được, những ưu điểm của kỳ
thi và đặc biệt là những thiếu
sót của Bộ GD&ĐT trong kỳ
thi THPT quốc gia 2018.
Sẽ cải tiến nhiều
điểm yếu
GS Nguyễn Minh Thuyết
góp ý trong cuộc tọa đàm:
“Trước mắt, theo tôi, cần
tiếp tục tổ chức thi THPT
quốc gia như hiện nay theo
chỉ đạo của Phó Thủ tướng
từ trước và của bộ trưởng là
ổn định kỳ thi này cho đến
hết năm 2020.
Có điều là cần phải làm
rõ tính chất của kỳ thi là gì.
PhóThủ tướngVũĐứcĐamchủ trì cuộchọpvề các vấnđềnóngcủagiáodụcnướcnhàvàongày30-7.
Ảnh: H.PHƯỢNG
Kỳ thi THPT quốc gia tồn tại
nhiều bất cập
Đề thi THPT quốc gia 2018 là khó và quá khó đối
với học sinh, không chỉ các môn toán, tiếng Anh hay
tổ hợp khoa học tự nhiên mà kể cả ngữ văn và lịch sử.
Phần mềm chấm thi trắc nghiệm có nhiều kẽ hở về bảo mật,
phiếu trả lời trắc nghiệm không có phách nên đã xảy ra tiêu
cực như ở Hà Giang. Coi thi ở các địa phương tuy có giám sát
nhưngvẫncókẽhởchoviệcgianlận.Bệnhthànhtíchcòntrầm
trọngvàphổbiến thểhiệnởviệcđánhgiákết quảhọc tậpcủa
cácnhàtrườngđãtạo“phaocứusinh”choxéttốtnghiệpTHPT.
Ngân hàng đề thi trắc nghiệm chưa chất lượng, các tổ ra đề
còn chưa được đào tạo chuyên nghiệp về ra đề trắc nghiệm,
thậm chí còn chưa biết phát huy ưu điểm kiểm tra rộng kiến
thức hơn so với thi tự luận.
TS
LÊ THỐNG NHẤT
Tiêu điểm
Trước những bê bối
gian lận điểm thi ở
Hà Giang, Sơn La
trongmùa thi vừa
qua, tọa đàm thống
nhất quan điểm:
Quan trọng nhất vẫn
là yếu tố con người.
Thamdự cuộc họp cùngPhó
Thủ tướng Vũ Đức Đam vào
ngày 30-7 vừa qua có: Nguyên
PhóChủ tịchnước-Chủ tịchHội
Khuyến học Việt Nam Nguyễn
Thị Doan; GS PhanThanh Bình
- Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa,
Giáodục,Thanhniên,Thiếuniên
vàNhi đồng củaQuốc hội; lãnh
đạo của ĐH Quốc gia Hà Nội,
ĐH Bách khoa Hà Nội, ĐH Kinh
tế quốc dân Hà Nội, ĐHThăng
Long; các chuyên gia từng có ý
kiến phân tích về kỳ thi nhưGS
Nguyễn Minh Thuyết, nguyên
đại biểu Quốc hội Bùi Thị An,
GS PhạmTất Dong, GSNguyễn
Lân Dũng, nhà báo Hồ Quang
Lợi - Phó Chủ tịchThường trực
Hội Nhà báo Việt Nam, TS Lê
Trường Tùng, TS Quách Tuấn
Ngọc, TS Lê Thống Nhất, TS
Lương Hoài Nam và một số
chuyên gia giáo dục.
Về phía Bộ GD&ĐT có Bộ
trưởng Phùng Xuân Nhạ, Thứ
trưởng Nguyễn Hữu Độ, Cục
trưởng Cục Quản lý chất lượng
MaiVănTrinh,VụtrưởngVụGiáo
dục trung học Vũ Đình Chuẩn,
Vụ trưởngVụ Giáo dục đại học
Nguyễn Thị Kim Phụng.
Bộ trưởng GD&ĐT Phùng XuânNhạ nhận định đề thi nămnay khó so với khả năng của thí sinh.
Tính chất của kỳ thi này là
tốt nghiệp THPT chứ không
kèm thêm mục tiêu dùng để
tuyển sinh đại học. Nếu xác
định được mục tiêu như thế
thì kỳ thi cũng sẽ nhẹ nhàng,
đề thi cũng không cần cố gắng
phân loại quá nhằmmục đích
tuyển sinh mà chỉ ở mức độ
kiểm tra kiến thức, kỹ năng
ở phổ thông. Các trường đại
học có thể dựa vào và coi như
đây là một trong những căn
cứ để xét tuyển mà thôi. Có
trường dựa trên kết quả kỳ thi
này nhưng cũng có trường tổ
chức kỳ thi bổ sung hoặc có
hình thức đánh giá nào đó là
tùy thuộc vào các trường”.
Các đại biểu tham gia buổi
họp cho biết tinh thần của tọa
đàm là trao đổi, lắng nghe,
còn những thay đổi, cải tiến
cụ thể cho các kỳ thi năm tới
sẽ được thảo luận kỹ hơn.
Về bài thi trắc nghiệm,
nhiều đại biểu có ý kiến bài
thi này cũng cần được làm và
rọc phách. Cùng với đó, sau
khi thí sinh thi xong thì tiến
hành niêm phong và đưa về
chấmtập trungdoBộGD&ĐT
giám sát. Tức là Bộ có thể tổ
chức làm 3-4 cụm chấm thi ở
HàNội,TP.HCM, ĐàNẵng,…
Do việc chấm bằng máy sẽ
diễn ra rất nhanh nên sẽ do
người của Bộ đứng ra phụ
trách các điểmchấmnày. Việc
chấmbằngmáykhông cầnhuy
động người của địa phương.
Có thể huy động một số cán
bộ có chuyên môn từ THPT
hoặc đại học đến chấm.
Trước những bê bối gian
lận điểm thi ở Hà Giang, Sơn
La trong mùa thi vừa qua, tọa
đàm thống nhất quan điểm:
Quan trọng nhất vẫn là yếu
tố con người. Kỳ thi có đủ tin
cậy hay không, có nghiêm túc
hay không vẫn phụ thuộc vào
yếu tố con người.
Phần lớn chuyên gia đồng
ý với hướng thay đổi cách ra
đề để có thể lấy kết quả kỳ
thi này xét tốt nghiệp THPT
mà không phải cộng điểmhọc
bạ. Tuy nhiên, cũng có ý kiến
cho rằng kết quả thi chỉ nên
là một phần, không dựa tuyệt
đối vào một yếu tố.•
Khởi tố 5 bị can vụ sai phạm điểm thi
THPT ở Sơn La
(PL)- Tối 31-7, liên quan đến vụ gian lận điểm thi THPT
quốc gia năm 2018 tại Sơn La, Cơ quan An ninh điều tra
Công an tỉnh Sơn La đã ra quyết định khởi tố bị can đối
với phó giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Sơn La Trần Xuân Yến
cùng bốn bị can khác về tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn
trong khi thi hành công vụ theo Điều 356 Bộ luật Hình sự.
Cụ thể, CQĐT ra lệnh bắt tạm giam đối với ba người
gồm: Bà Nguyễn Thị Hồng Nga (chuyên viên Phòng Khảo
thí và Quản lý chất lượng Sở GD&ĐT, thư ký ban chỉ đạo,
ủy viên tổ chấm thi trắc nghiệm), ông Đặng Hữu Thủy
(phó hiệu trưởng Trường THPT Tô Hiệu, ủy viên tổ chấm
thi trắc nghiệm) và ông Lò Văn Huynh (trưởng Phòng
Khảo thí và Quản lý chất lượng Sở GD&ĐT, ủy viên ban
chỉ đạo, ủy viên hội đồng thi, trưởng ban thư ký).
Đối với hai bị can còn lại, CQĐT ra lệnh cấm đi khỏi
nơi cư trú gồm: Ông Trần Xuân Yến (phó giám đốc Sở
GD&ĐT tỉnh Sơn La, ủy viên ban chỉ đạo thi, phó chủ tịch
hội đồng thi, phó trưởng ban chấm thi, tổ trưởng tổ chấm
thi trắc nghiệm) và bà Cầm Thị Bun Sọn (phó trưởng phòng
Chính trị tư tưởng, ủy viên tổ chấm thi trắc nghiệm).
Đây là vụ án rất nghiêm trọng, gây ảnh hưởng xấu đến
công tác tổ chức thi THPT quốc gia năm 2018. Dư luận xã
hội rất quan tâm và bức xúc vì việc tẩy xóa, nâng điểm bài
thi có tổ chức, có sự tính toán chặt chẽ do người có chức
vụ, quyền hạn thực hiện.
TUYẾN PHAN
TP.HCM: Công bố 54 đơn vị dạy kỹ năng
sống được cấp phép
(PL)- Sở GD&ĐT TP.HCM vừa công bố danh sách
những trung tâm được cấp phép hoạt động giáo dục kỹ
năng sống và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa.
Theo đó, toàn TP có 54 đơn vị dạy kỹ năng sống được
cấp phép. Những cơ sở này ngoài việc dạy kỹ năng sống,
các hoạt động đào tạo tại cơ sở cũng rất phong phú như hỗ
trợ rèn luyện đạo đức, lối sống lành mạnh, say mê trong
học tập, kích thích giác quan tư duy, cải thiện nhân cách…
Ông Nguyễn Minh, Trưởng phòng Chính trị tư tưởng Sở
GD&ĐT TP.HCM, cho biết những đơn vị này đã được Sở
thẩm định trên cơ sở tham mưu UBND TP.HCM ra quyết
định thủ tục hành chính cấp phép và những quy định của
Bộ GD&ĐT về các điều kiện đảm bảo hoạt động.
Trước đó, tại Hội nghị định hướng công tác giáo dục kỹ
năng sống trong trường học năm học 2018-2019, bà Bùi
Thị Diễm Thu, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT, yêu cầu tất
cả đơn vị trường học trong năm học 2018-2019 phải đưa
giáo dục kỹ năng sống vào một trong những hoạt động bắt
buộc của buổi học thứ hai (đối với các trường tổ chức dạy
học hai buổi/ngày), đồng thời đưa vào kế hoạch hoạt động
của đơn vị để Sở GD&ĐT phê duyệt vào mỗi đầu năm
học. Khi thực hiện ký kết với các đơn vị đào tạo, trường
học cần quan tâm và đảm bảo ba yếu tố gồm tính pháp
lý của đơn vị hợp tác (được cấp phép hay chưa), đội ngũ
giáo viên và chất lượng chương trình đào tạo.
Về vấn đề thu phí cho hoạt động này, lãnh đạo Sở
GD&ĐT nhấn mạnh phải có sự đồng thuận của cha mẹ học
sinh. Tất cả khoản thu, chi phải được thực hiện công khai,
minh bạch trong hội đồng sư phạm, có chính sách hỗ trợ
học sinh có hoàn cảnh khó khăn để tất cả học sinh đều được
tiếp cận hoạt động giáo dục kỹ năng sống.
THỤC ĐOAN
1...,3,4,5,6,7,8,9,10,11,12 14,15,16
Powered by FlippingBook