175-2018 - page 13

13
VỤ GIAN LẬN ĐIỂM KỲ THI THPT QUỐC GIA
Bộ trưởng Nhạ nhận
trách nhiệm trước dân
THUNGUYỆT -HÀPHƯỢNG
N
gày 1-8, tại cuộc họp
báo Chính phủ thường
kỳ tháng 7, Bộ trưởng
- Chủ nhiệmVPCPMai Tiến
Dũng đã nhắc đến tiêu cực
trong kỳ thi THPT quốc gia
năm nay. Ông Dũng cho
biết tại cuộc họp Chính phủ
sáng cùng ngày, Thủ tướng
đã hai lần đề cập đến vấn
đề này và yêu cầu Bộ Công
an và các địa phương liên
quan cương quyết, xem xét
xử lý đúng người, đúng tội,
xử lý triệt để để lấy lại lòng
tin của người dân.
Thủ tướng cũng giao bộ
trưởng Bộ GD&ĐT rà soát
lại toàn bộ các phương án,
cách thức chỉ đạo kỳ thi quốc
gia THPT; vấn đề giao trách
nhiệmcho các trường đại học,
cao đẳng (ĐH, CĐ) tự chủ
như thế nào..., sau đó báo cáo
Chính phủ để quyết định sau.
Bộ trưởng Giáo dục
nghiêm túc nhận
trách nhiệm
Bộ trưởng Mai Tiến Dũng
thông tin:Về những sai sót vừa
qua, Bộ trưởng Phùng Xuân
Nhạ đã nhận trách nhiệmtrước
Đảng, Nhà nước, nhân dân về
những vụ việc tiêu cực trong
kỳ thi THPT vừa qua.
Theo đó, Bộ trưởng Phùng
XuânNhạ phân tích quá trình,
lý do để cuối cùng lựa chọn tổ
chức một kỳ thi THPT quốc
gia vừa bảo đảmmục đích xét
công nhận tốt nghiệp THPT,
vừa làm căn cứ để tuyển sinh
ĐH,CĐ.Bộđãbáocáovàđược
Chính phủ đồng ý. Phương án
này đã kế thừa được những
ưu điểm và kết quả đạt được,
khắc phục những bất cập của
các kỳ thi trước đó, bảo đảm
tính liên tục của lộ trình đổi
mới thi, không gây xáo trộn
cho giáo viên và học sinh, phù
hợp với Luật Giáo dục, Luật
Giáo dục ĐH và phù hợp với
xu hướng chung của các nước
trên thế giới.
TheoBộ trưởngPhùngXuân
Nhạ, trongcácnăm2015, 2016,
2017, kỳ thi được tổ chức và
rútkinhnghiệm
qua từng năm
nên ngày càng
hoànthiện.Hiện
nay đang tiến
hànhsửahailuật
(LuậtGiáodục
và Luật Giáo
dục ĐH), vấn
đề thi và tuyển
sinh cũng được đặt ra nhưng
như đã phân tích, việc bỏ thi
THPTquốcgiaở thời điểmnày
là khôngnên. Bộ sẽ nghiên cứu
thấu đáo nhưng quan điểmcủa
Bộ việc bỏ thi THPT quốc gia
trongnhữngnămtới làchưa thể
thực hiện được. Tuy nhiên, Bộ
sẽ cố gắng để kỳ thi này bảo
đảm thực chất hơn, đánh giá
đúng chất lượng giáo dục của
các địa phương.
“Chúng tôi sẽ tiếp tục hoàn
thiện để kỳ thi THPTquốc gia
những năm tới được tổ chức
tốt hơn” - Bộ trưởng Phùng
Xuân Nhạ bày tỏ.
Xử nghiêm cán bộ, rà
soát quy trình để sửa
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT
NguyễnHữuĐộ cho biết theo
Văn bản 3060 của bộ trưởng
BộGD&ĐT, tất cả địa phương
rà soát lại toàn
bộ quy trình
chấm và kết
quả chấm kỳ
thi này; nếu
phát hiện ra
sai phạm thì
yêu cầu các
địaphươngchủ
động làmviệc
với công an ở các địa phương
đó để trực tiếp xử lý, bảo đảm
đúng người, đúng tội, bảo đảm
sự công bằng cho các thí sinh.
Ngoài trường hợp bị truy
cứu trách nhiệm hình sự, các
cá nhân nào sai phạm, trách
nhiệm rất rõ thì UBND các
tỉnh, thành phố trực tiếp có
xử lý theo Luật Công chức,
viên chức.
Liên quan đến kỳ thi năm
sau, có hướng gì khắc phục,
bộ trưởng Bộ GD&ĐT đã
phát biểu tại phiên họp Chính
phủ. Đó là sẽ rà soát lại toàn
bộ các quy trình, từ khâu coi
thi, chấm thi... để hoàn thiện
cho phù hợp. Thứ hai là nâng
cao nghiệp vụ thi, cũng như
nâng cao năng lực, đạo đức,
phẩm chất của nhà giáo.
Cạnh đó, Bộ GD&ĐT sẽ
hoàn thiệnphầnmềmđểnhững
đối tượng có ý đồ làm xấu thì
cũng khó có thể làm được.
Phương thức tổ chức chấm
thi, hiện chấm trắc nghiệm
có thể hướng tới chấm theo
cụm thi, tỉnh không tự chấm
bài của tỉnh mình. •
Sẽ khôi phục điểm thi gốc
Về vụ việc ở Sơn La, rất khó khăn trong trả điểm thi gốc
cho thí sinh vì bài thi gốc đã bị đốt. Bộ Công an, từ A71 cho
đến các bộ phận chức năng đang rất quyết tâm làm, mang
các thiết bị hiện đại. Tôi tin rằng các thiết bị đó sẽ khôi phục
được đúng điểmgốc. Bộ GD&ĐT sẽ căn cứ vào kết quả điều
tra của Bộ Công an để có phương hướng, giải pháp phù hợp
để bảo đảm sự công bằng cho các thí sinh.
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT
NGUYỄN HỮU ĐỘ
“Bộ sẽ nghiên cứu
thấu đáo nhưng
quan điểm của Bộ
việc bỏ thi THPT
quốc gia trong những
năm tới là chưa thể
thực hiện được.”
Tiêu điểm
Chính phủ sẽ xem xét
nghiêm túc
Sự cố này đã gây ảnh hưởng
lớn đến niềm tin xã hội. Do đó,
đòi hỏi cả hệ thống chính trị,
cơquan chức năng cần cóbiện
pháp xử lý rốt ráo.
Không phải Chính phủ vì
bệnh thành tích mà bỏ qua
việc này. Chúng tôi sẽ xem xét
việc thi THPT và thi ĐH một
cách nghiêm túc để kết luận
những vấn đề đặt ra tại phiên
họp này (phiên họpChính phủ
sáng 1-8) rõ ràng, để yên dân.
Thủ tướng
NGUYỄN XUÂN PHÚC
Ranghĩa
tranghủy
bài thi gốc:
Sựxấuhổ cùng cực!
(tiếp theo trang1)
Còn nhớ năm 2012, một ngày sau khi Bộ
GD&ĐT kết luận kỳ thi THPT “cơ bản nghiêm
túc” thì một clip tiêu cực được phát tán. Thầy
Nguyễn Danh Ngọc (giáo viên thể dục, Trường
THPT Đồi Ngô, Bắc Giang) đã tung ra một clip dài
gần 10 phút quay cảnh nhốn nháo trong phòng thi
tại hội đồng này.
Trong clip, giáo viên Trường THPT Đồi Ngô vào
phòng ném bài và thu phao môn toán, ngoại ngữ.
Thậm chí trong phòng có hai giám thị nhưng các thí
sinh vẫn hồn nhiên trao đổi một cách thoải mái. Đáp
án còn được giải sẵn và cho phép tuồn vào phòng thi.
Sự việc lập tức gây chú ý của dư luận, lãnh đạo
Bộ GD&ĐT đã chỉ đạo tỉnh Bắc Giang nhanh
chóng xử lý. Sau hơn hai tháng thanh tra, Sở
GD&ĐT tỉnh Bắc Giang đã kỷ luật 42 cán bộ, giáo
viên, nhân viên liên quan vụ việc này.
Khi đó GS Ngô Bảo Châu nhận định đây là
sự kiện chưa từng có tiền lệ trong… lịch sử loài
người. Đây là chuyện rất đáng buồn và là tiếng
chuông cảnh tỉnh sự tha hóa của một bộ phận
không nhỏ trong hệ thống giáo dục.
Sau những tiêu cực tai tiếng đấy, ngành giáo
dục đã liên tiếp tìm tòi đổi mới phương thức thi
cử. Từ “2 chung” đến “3 chung” và đến năm 2015
là một hình thức thi mới: Kỳ thi “2 trong 1” - xét
tốt nghiệp THPT và (làm cơ sở để) tuyển sinh đại
học-cao đẳng. Những tưởng thay đổi lần này sẽ
tiệm cận đến sự hoàn hảo, “nhẹ nhàng, ít tốn kém”
như sự chờ đợi, mong mỏi của nhân dân cả nước.
Nhưng không, tất cả như bị dội gáo nước lạnh!
Vài ngày sau kỳ thi THPT quốc gia 2018 kết
thúc, vị lãnh đạo đầu ngành GD&ĐT tuyên bố kỳ
thi được tổ chức nghiêm túc và an toàn. Tuyên bố
dõng dạc ấy phát ra vào đầu tuần thì cuối tuần dư
luận đã “gọi tên” Hà Giang, Lạng Sơn và cuối
cùng là Sơn La.
Sau 15 ngày ráo riết làm việc cả đêm lẫn ngày
của tổ công tác Bộ GD&ĐT và công an, bảy cán
bộ, lãnh đạo hai tỉnh Hà Giang và Sơn La đã bị
khởi tố. Phó phòng khảo thí sửa kết quả chuyên
nghiệp đến mức chỉ cần sáu giây để hô biến một
bài thi điểm 2 thành điểm 9. Và chỉ trong hai giờ,
gần 330 bài thi được “thầy phù thủy” này phù
phép từ điểm thấp thành điểm cao chót vót.
Dẫu có nằm mơ cũng không thể tưởng tượng
được ông phó giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Sơn La
đứng trong đường dây gian lận điểm thi của tỉnh.
Họ, những cán bộ, nhà quản lý giáo dục, đã mang
đĩa CD chứa dữ liệu bài thi gốc ra nghĩa trang tiêu
hủy nhằm xóa dấu vết ngay trước ngày bị kiểm tra.
Nhưng rồi “lưới trời lồng lộng”, tất cả sẽ phải
trả giá trước pháp luật.
Ông Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục Quản lý
chất lượng Bộ GD&ĐT, đã nói khi công bố kết quả
kiểm tra tại Sơn La: “Thật đáng xấu hổ, đây là
hình ảnh xấu xí của giáo dục”!
Hôm qua, 1-8, nhận trách nhiệm về mình, Bộ
trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ khẳng định
xảy ra sai phạm thì phải xử lý nghiêm nhưng không
vì sai phạm ấy mà phủ nhận toàn bộ kết quả của kỳ
thi THPT quốc gia và vội vàng đề nghị xóa bỏ kỳ thi
này như một số ý kiến đặt ra. “Trước các sai phạm
tại một số địa phương, với trách nhiệm của mình,
tôi xin nhận trách nhiệm!” - ông Nhạ nói và hứa:
“Chúng tôi sẽ tiếp tục hoàn thiện để kỳ thi THPT
quốc gia những năm tới được tổ chức tốt hơn”.
Từ năm 2012 đến nay, những người làm giáo
dục luôn ngồi lại thẳng thắn trao đổi, chỉ ra những
điểm yếu để khắc phục nhưng gian lận vẫn cứ tiếp
tục và ngày càng tinh vi, quái chiêu hơn.
Đến khi nào các em học sinh mới có một kỳ thi
nhẹ nhàng đúng nghĩa, phụ huynh mới yên tâm về
kết quả học hành, thi cử công bằng? Câu hỏi này
không chỉ dành cho người đứng đầu ngành giáo dục
nước nhà!
HÀ PHƯỢNG
Đời sống xã hội -
ThứNăm2-8-2018
Bộ trưởngPhùng
XuânNhạnhận
tráchnhiệm
trướcĐảng,
trướcdânvề
nhữngvụviệc
tiêucực trongkỳ
thi THPTvừaqua.
Ảnh: BộGD&ĐT
“Chúng tôi sẽ tiếp tục hoàn thiện để kỳ thi THPT quốc gia những năm
tới được tổ chức tốt hơn” - Bộ trưởng Phùng XuânNhạ nói.
1...,3,4,5,6,7,8,9,10,11,12 14,15,16
Powered by FlippingBook