175-2018 - page 9

9
Tranh cãi vì co chữ
Trong sáng 1-8, có một số chệch choạc như biển báo ở nhiều ngã ba,
ngã tư ghi số giờ mới dán hoặc sơn đè lên số giờ cũ có co chữ nhỏ hơn.
Theo giới tài xế, những biển phụ báo giờ chưa đúng chuẩn như trên sẽ dẫn
đến tình trạng bất tuân ở một số người lái hoặc sẽ dẫn đến tranh cãi giữa
người lái với CSGT, thanh tra giao thông. Theo CSGT đội Chợ Lớn, trong
những ngày đầu và do biển báo chưa được hoàn chỉnh như trên thì xe tải
lưu thông sẽ không bị xử phạt nếu chạy sai giờ.
Tiêu điểm
Nguồn tin từ Sở GTVT TP cho biết
đến cuối chiều 1-8, các nhóm kiểm tra
của Sở và các Khu quản lý giao thông
đô thị, đường hầm Thủ Thiêm đã nắm
được tình hình thực tế về giao thông
ngày đầu đổi giờ xe tải vào nội đô.“Các
đơn vị trực thuộc sẽ hiệu chỉnh lại biển
báotrongnaymaivàtrướcmắtSởGTVT
chỉ đạo thanh tra giao thông chưa xử
phạt các trường hợp lái xe đi sai giờ, sai
tuyến mà nên tuyên truyền, nhắc nhở
đã”-một lãnhđạo SởGTVTTP chobiết.
112 người chết và
mất tích do mưa, lũ
Theo Tổng cục Phòng chống
thiên tai, từ đầu năm 2018 đến
nay thiên tai làm 112 người chết
và mất tích, 81 người bị thương.
Mưa lũcũng làm929nhàbị đổ, sập
và 27.819 nhà bị hư hại, tốc mái,
di dời khẩn cấp và 19.322 nhà bị
ngập nước…
Theo báo cáo nhanh của Ban
chỉ huy Phòng chống thiên tai và
Tìm kiếm cứu nạnTP Hà Nội, hiện
trên địa bàn có 3.683 nhà bị ngập,
trong đó 2.848 nhà ngập 0,5-2
m, 835 nhà bị ngập lối đi (huyện
ChươngMỹ).Mưalũcũnglàmthiệt
hại 1.348 ha lúa, 278 ha rau màu,
55.600 gia cầm bị chết...
phải nằm đường, nằm bãi, đỡ được
tốn kém phi lý” - ông Đinh Nam
Dinh, Giám đốc HTX số 9, cho biết.
Xe né thu phí
Cũng trong sáng 1-8, việc thu phí
đỗ xe theo giờ ở 23 tuyến đường
thuộc quận 1, 5 và 10 bắt đầu được
thực hiện. Ghi nhận ban đầu, ở các
tuyến lâu nay dành cho đỗ xe theo
lượt đã thưa vắng hơn.
Ghi nhận tại đường LêHồng Phong
nối dài (quận 10, bên hông Việt Nam
Quốc tự), ngày thường nhiều ô tô
con vô tư đậu nhưng từ sáng 1-8 thì
rất ít xe. Tại đường Lê Hồng Phong,
đoạn từAn Dương Vương đến Trần
Phú (quận 5), bên phần đường có thu
phí theo giờ thì vắng xe đỗ, còn bên
không thu thì đầy xe dừng đậu, lên
xuống khách trước cửa văn phòng
chi nhánh của mình.
Theo một cán bộ Khu quản lý
giao thông đô thị số 1, việc các
nhà xe vẫn lợi dụng lòng đường
nơi không thu phí để làm bãi xe
của mình cần được thanh tra giao
thông quan tâm. •
LƯUĐỨC -HOÀNG TUYÊN
T
ừ 6 giờ ngày 1-8, TP.HCM thực
hiện cùng lúc thay đổi giờ cấm
xe tải vào nội đô và thu phí đỗ xe
ở 23 tuyến đường. Ghi nhận chung
là giao thông từ các cửa ngõ đến
các bãi đỗ xe nằm trong khu vực
trung tâm TP đã thông thoáng hơn.
Bớt xe nằm bãi
Từ 6 giờ sáng 1-8, hoạt động vận
tải từ các Khu công nghiệpVĩnh Lộc,
TânTạo, LêMinhXuân... diễn ra nhộn
nhịp. Chủ hãng xe đầu kéo container
LâmTrường cho biết do TP nới thời
gian xe container vào nội đô thêm
hai tiếng/ngày (từ sau 22 giờ đến 6
giờ sáng thay vì từ sau 24 giờ đến 6
giờ sáng như trước) nên sẽ sắp xếp
các ca lái tranh thủ chạy trả hàng ở
vòng ngoại vi vào ban ngày và ban
đêm sẽ điều kíp lái khác chạy. “Cho
xe tải nặng chạy được tám tiếng vào
ban đêm thì áp lực lái với tài xế sẽ
giảm đi rất nhiều, không còn phải
gấp gáp như trước” - chủ hãng Lâm
Trường nói.
Từ sau 9 giờ sáng, các loại xe tải
nhỏ bắt đầu di chuyển từ vành đai
đi vào nội đô và các xe tải từ trên
2,5 tấn cũng di chuyển trên các hành
lang cho phép để đến các khu công
nghiệp, cảng... Giờ lưu thông và
hành lang được phép chạy đã rõ nên
các loại xe tải vào ra các khu công
nghiệp tăng lên. “Giờ cấm, đường
đi đã được vạch rõ nên các nhà xe ở
hợp tác xã chúng tôi sắp xếp xe lúc
nào lấy hàng, lúc nào chạy để khỏi
Xe tải lưu thông qua giao lộ Võ Văn Kiệt-HồHọc Lãmsau giờ cấm. Ảnh: LƯUĐỨC
Ngày đầu đổi giờ xe tải:
Đường thông thoáng hơn
Cũng trong sáng 1-8, việc thu phí đỗ xe theo giờ ở 23 tuyến đường
được thực hiện nhưng khá thưa vắng xe đến gửi.
Việc các nhà xe vẫn lợi
dụng lòng đường nơi
không thu phí để làmbãi
đỗ xe cần được thanh tra
giao thông quan tâmhơn.
TP.HCM sẽ có xe buýt mini đón khách
tại hẻm nhỏ
(PL)- Ngày 31-7, ông Trần Chí Trung, Giám đốc Trung
tâm Vận tải hành khách công cộng TP.HCM, cho biết trung
tâm đang hoàn chỉnh các khâu cuối cùng của đề án thí điểm
hệ thống xe buýt mini đón khách tại các hẻm nhỏ để trình
lấy ý kiến của Sở GTVT và UBND TP.HCM.
Trước đó đề án này đã được Sở GTVT TP.HCM giao cho
Trung tâm Vận tải hành khách công cộng phối hợp với Trung
tâm Môi trường và Phát triển GTVT để nghiên cứu, đề xuất
thí điểm. Nắm rõ đặc thù và địa hình ở TP.HCM, ông Trung
lý giải: “TP.HCM có hơn 46% đường hẻm nhỏ dưới 6 m,
85% dân cư của thành phố cũng sống trong các hẻm. Xe buýt
rất khó tiếp cận và phục vụ người dân tốt được. Vì vậy, đơn
vị đã đề xuất mở thêm các tuyến buýt mini để thuận tiện cho
người dân di chuyển. Đề án xe buýt mini là nhiệm vụ trọng
tâm nhất mà trung tâm đang thực hiện trong năm 2018 và
mong muốn Sở GTVT và UBND TP sớm thông qua”.
Nếu đề án được chấp thuận, phía trung tâm dự kiến sẽ đề
xuất mở 30 tuyến buýt mini với khoảng 200 đến 250 xe,
loại 12 chỗ. Trong đó xe mini có thể di chuyển đón khách ở
các hẻm rộng 4-6 m. Theo đề án, xe buýt mini sẽ làm nhiệm
vụ trung chuyển người dân tại các hẻm nhỏ tới các điểm
giao thông chính. Với bán kính khoảng 200 m, người dân
có thể dễ dàng đón được các chuyến buýt mini để di chuyển
ra điểm giao thông công cộng.
Được biết hiện giá vé vẫn chưa xác định nhưng giai đoạn
đầu có thể sẽ trợ giá một phần và đưa ra giá phù hợp nhất
có thể. “Nếu đề án được phê duyệt, dự kiến sẽ triển khai thí
điểm tại quận 1, quận 10 và quận Tân Bình, bắt đầu từ năm
2019” - ông Trung thông tin.
ĐÀO TRANG
Đại lộ nhiều làn xe nhất Việt Nam
ngập bùn sau mưa
(PL)- Tuyến đường 10 làn xe từ nút giao QL18 với cao
tốc Hạ Long-Vân Đồn đến đường Hoàng Quốc Việt (TP
Hạ Long, Quảng Ninh) được đưa vào hoạt động từ tháng
4-2018 nhưng hiện đã bộc lộ nhiều khiếm khuyết.
Mặc dù tuyến đường đã được đưa vào hoạt động nhưng
một bên lề đường sát núi không có hệ thống kè chắn, chính
vì vậy sau mỗi trận mưa đất đá xối xả trôi xuống lòng đường.
Không chỉ vậy, những tảng đá hộc từ trên núi cao cũng lăn
xuống do đất bị sạt lở. Điều này gây hoang mang cho nhiều
nhà dân đang sinh sống quanh khu vực này và những người
tham gia giao thông. Nhiều đoạn đường đất sạt lở khiến hàng
cây mới trồng đổ ngả nghiêng vì không chống đỡ được.
Miền Bắc hiện đang mùa mưa bão, vì vậy sau mỗi trận
mưa khi lực lượng dọn vệ sinh đường phố chưa xử lý xong
hậu quả trận mưa trước thì đất đá tiếp tục tràn xuống sau
trận mưa tiếp theo. Đường dài 5,14 km, rộng 54,5 m, mỗi
bên đường gồm bốn làn xe cơ giới, một làn xe thô sơ.
Nhưng có đoạn bùn đất trên núi đổ xuống lấp kín miệng
cống và đất bùn lan rộng hết bốn làn xe, gây nguy hiểm cho
các phương tiện qua lại tại khu vực.
CÙ HIỀN
Người dânHàNội còn phải chống chọi với lũ dự báo kéo dài
trong những ngày tới. Ảnh: VIẾT LONG
NgườidânHàNội chốngchọi
với lũítnhất 1 thángnữa
Ngày 1-8, nước sông Bùi bắt đầu rút nhưng nhiều xã Tốt
Động, Tân Tiến, NamPhương Tiến…(huyện Chương
Mỹ, Hà Nội) vẫn ngập sâu 1-3m.
“Chưa bao giờ người dân Hà Nội lại đối mặt với trận lũ lớn và
kéo dài như năm nay. Hiện nhiều người dân bắt đầu cạn kiệt lương
thực dự trữ và phải dùng đến hàng cứu trợ…” - những người dân
vùng rốn lũ Chương Mỹ cho biết.
Sau năm ngày trở lại vùng rốn lũ xã Nam Phương Tiến, Tân
Tiến…, mức nước ở đây
dường như không giảm,
nhiều ngôi nhà vẫn ngâm
mình trong lũ. Người dân
phải dùng thuyền để đi lại.
Ông Trần Văn Lâm, ngụ xã
Tân Tiến, cho biết hai ngày
trước nước sông lên cao cả
làng phải chạy lũ nhưng may
mắn hôm nay nước sông rút.
Tuy nhiên, các xã vùng trũng
mực nước vẫn còn cao.
“Dù tôi dự trữ rất nhiều mì
tôm, gạo… nhưng đến nay đã
hết, đặc biệt là nước uống nên
sáng nay phải chèo thuyền đi
nhận hàng cứu trợ. Theo tính
toán, cần 10 ngày nữa nước
mới rút hết nên người dân rất
lo lắng” - anh Lâm nói.
Không chỉ lo sợ thiếu
lương thực, nước uống, mất
điện, người dân vùng rốn lũ
cũng đang phải đối mặt với các căn bệnh như đau mắt đỏ, ghẻ,
nước ăn chân… “Nước ở đây giờ rất bẩn vì rác, gia súc chết. Nếu
sau khi nước rút không có biện pháp thì người dân nơi đây tiếp tục
đối diện với dịch bệnh” - bà Cao Thị Hằng chỉ tay về hướng xác
những con vịt đang nổi bồng bềnh trên mặt nước và nói.
Để đối phó với tình trạng ngập úng kéo dài, từ hôm qua đến nay
UBND các xã Tốt Động, Tân Tiến, Nam Phương Tiến… liên tục vận
chuyển hàng ngàn chai nước lọc, mì tôm phân phát cho từng hộ dân.
Ông Nguyễn Văn Mạnh, Chủ tịch UBND xã Tân Tiến, cho biết
hiện nay đơn vị đã phân phát hơn 10.000 thùng mì tôm và hàng
ngàn chai nước cho người dân. “Chúng tôi dự tính tình trạng ngập
này sẽ còn kéo dài một tháng nữa nên đã chủ động dự trữ lương
thực, nước uống cho người dân. Ngoài ra cắt cử lực lượng thường
trực 24/24 giờ để cảnh báo và trợ giúp người dân khi có sự cố xảy
ra” - ông Mạnh khẳng định.
VIẾT LONG
1,2,3,4,5,6,7,8 10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook