175-2018 - page 14

14
Phóng sự - Chuyên đề -
ThứNăm2-8-2018
Các bậc ông bà là rào cản lớn
Makiko Tachimori, Phó Chủ tịch Ủy ban Phụ nữ làm kinh doanh thuộc
Phòng Thương mại Mỹ tại Nhật, cho biết thập niên qua đã chứng kiến
sự thay đổi dần các vai trò về giới. Tuy nhiên, bà cho hay: “Chúng ta vẫn
còn nhiều phụ nữ lớn tuổi chưa bao giờ đi làm và giờ đây họ trở thành
các bậc bà ngoại, bà nội. Và chúng ta vẫn còn nhiều người đàn ông, cũng
chưa bao giờ là ikumen, chưa bao giờ làm việc nhà hay chăm sóc con
cái và giờ đây họ là các bậc ông ngoại, ông nội. Và tôi nghe rất nhiều về
chuyện những phụ nữ trẻ đang theo đuổi sự nghiệp phải đấu tranh với
các bậc ông bà của con họ vì những người này nói thấy tội nghiệp cho
cháu mình khi người mẹ phải đi làm”.
LÊ LINH
T
rong một xã hội nam quyền như
Nhật Bản, đàn ông được mặc
định đi làm để nuôi gia đình,
còn phụ nữ phải ở nhà để chăm
sóc con cái và nội trợ. Song trong
những năm gần đây, quan niệm
“thâm căn cố đế” này có dấu hiệu
lung lay khi những ông bố “bỉm
sữa” thời hiện đại bắt đầu xuất hiện,
sẵn sàng gánh vác vai trò truyền
thống của người vợ để giúp họ có
cơ hội theo đuổi sự nghiệp.
Muốn thay vợ tề gia nội trợ:
Không dễ
Năm 2001, anh Shuichi, lúc đó
đang 30 tuổi, làm kỹ sư hệ thống
cho một công ty công nghệ ở Tokyo
thì tai họa bất ngờ ập đến: Anh
được chẩn đoán mắc bệnh u hạt.
Shuichi chỉ mới lập gia đình một
năm và hiểu rằng nếu bệnh tình
ngày trầm trọng, anh sẽ phải nằm
liệt giường và không thể đi làm
được nữa, thế nên anh quyết định
làm một điều mà anh nghĩ là danh
dự đối với một người đàn ông: Đề
nghị ly dị với vợ anh, Kiyoko.
“Cô ấy mắng tôi và nói: Em sẽ
đi làm và kiếm tiền. Anh có thể ở
nhà và tự chăm sóc bản thân” - anh
kể lại phản ứng của vợ lúc anh đưa
ra đề nghị nghiệt ngã.
Vào đầu thập niên 2000, hình
ảnh thường thấy trên đường phố
ở Nhật Bản là những người đàn
ông làm công ăn lương cắp cặp
táp, chen lên các chuyến tàu để kịp
ca làm. Phụ nữ Nhật Bản gia nhập
lực lượng lao động chỉ mới tăng
lên trong khoảng một thập niên
trở lại đây. Trước khi Nhật Bản
thông qua Luật Cơ hội làm việc
công bằng
vào năm 1986, phụ nữ
ở nước này thường bị các công ty
từ chối nhận vào những vị trí công
việc kéo dài suốt đời.
Vào thời điểm năm 2001, khi
Kiyoko thay chồng đảm nhận vai
trò người kiếm cơm cho gia đình,
nhiều cơ hội việc làm mở ra cho
phụ nữ hơn nhưng ý niệm về việc
chồng ở nhà làm nội trợ và chăm
con để phụ nữ kiếm tiền vẫn chưa
được đón nhận rộng rãi. Quan niệm
xã hội phổ biến là: Khi một người
chồng làm việc cật lực 12-13 tiếng
TaizoHorikomi
gấp áo quần cùng
hai con trai
củamình.
Ảnh: JAPANTIMES
Các namgiới
độc thân tham
giamột khóa
đào tạo kỹ
năng chămcon
(ikumen) ở Tokyo
nhằmtăng cơ hội
tìmkiếmbạn đời.
Ảnh: REUTERS
ở công sở mỗi ngày thì người vợ
phải ở nhà chăm sóc con cái hoặc
làm các công việc lương thấp, tốn
ít thời gian.
Thay đổi là điều không dễ dàng
khi Suichi lần đầu tiên vào vai ông
chồng nội trợ. Suichi cảm thấy
dường như ai cũng nhìn anh bằng
ánh mắt soi mói mỗi khi anh đi đến
siêu thị để mua thực phẩm.
Trong mắt mọi người, một người
đàn ông trưởng thànhmà khôngmặc
bộ vest và không đi làm là một điều
bất thường. Những người đàn ông
đã lập gia đình nhưng thất nghiệp
được gọi là “himo”, theo tiếng Nhật
có nghĩa là “bám váy vợ”.
Vậy nên Shuichi quyết định mặc
vest khi đi siêu thị để cảm thấy
thoải mái vì anh sẽ trông giống
như bao người chồng làm công ăn
lương khác ở Tokyo.
Sau hai năm,
khi lương vợ anh
tăng lên, Shuichi
quyết định ở nhà
làm nội trợ hẳn
chứ không ấp ủ
kế hoạch chữa
lành bệnh để đi
làm trở lại. Để
đánh dấu bước ngoặt này, Shuichi
quyết định nhuộm tóc thành... màu
vàng. Anh giải thích rằng trong
mắt mọi người, người đàn ông tóc
vàng không được phép đi làm, thậm
chí tìm kiếm những công việc ổn
định. Do vậy, mọi người sẽ nhìn
anh với ánh mắt dễ chịu hơn khi
anh đi mua thực phẩm.
Nền kinh tế Nhật cần
những ông bố “bỉm sữa”
Vào đầu
thập niên 2000, Nhật
Bản chứng kiến tỉ lệ sinh sụt giảm
mạnh và dân số ngày càng già cũng
như tình trạng thiếu hụt lao động
ngày càng trầm trọng, dẫn đến kìm
hãm sức tăng trưởng của nền kinh
tế. Điều này khiến nhà chức trách
phải chú ý đến một lực lượng lao
động khổng lồ nhưng đang không
được trọng dụng: Phụ nữ.
Masako Ishii-Kuntz, giáo sư của
ĐH Ochanomizu ở Tokyo, cho biết
khảo sát của ông cho thấy đàn ông
chỉ dành một tiếng mỗi tuần để
chăm sóc con cái và làm việc nhà
trong khi đó con số này ở phụ nữ
là 30-40 tiếng/tuần. Song vấn đề
không nằm ở chỗ đàn ông Nhật
Bản lười biếng, không muốn hỗ
trợ vợ chăm sóc nhà cửa.
Cuộc khảo sát của Bộ Y tế, Lao
động và Phúc lợi Nhật Bản vào năm
2008 cho thấy 1/3 ông bố đi làm
nói rằng họ muốn dành nhiều thời
gian cho con cái và muốn hưởng
nghỉ phép khi vợ sinh con nhưng
lo ngại các ông chủ sẽ khó chịu.
Đối với những ông sếp thuộc thế
hệ cũ, dành thời gian chăm sóc con
cái không phải là điều mà đàn ông
phải làm.
Năm 2008, chính phủ bắt tay thực
hiện dự án có tên gọi Ikumen để
thiết kế và ban hành những chính
sách giúp môi trường làm việc thân
thiện hơn với những ông bố cũng
như tài trợ cho những dự án văn hóa
khuyến khích các ông bố dành thời
gian cho con cái. Từ ikumen được
ghép từ tiếng Nhật “ikuji” (nuôi
nấng con cái) và từ “men” (đàn
ông) trong tiếng Anh. Mỗi năm,
dự án Ikumen sẽ vinh danh một
loạt người nổi tiếng (diễn viên, ca
sĩ...) đoạt giải “Ikumen của năm”.
“Hội bí mật” của những
ông chồng nội trợ
Cuối cùng, Shuichi tìm thấy hội
của mình. Vào năm 2012, anh lên
chức bố khi vợ anh sinh hạ một
bé trai. Đến năm
2015, anh bắt đầu
gia nhập một hội
nhữngôngbố“bỉm
sữa” được kết nối
qua Facebook
ở Tokyo, có tên
gọi nghe có vẻ
“bí hiểm”:
Hội
bí mật: Những người bạn của các
ông chồng nội trợ
.
Hội này thường xuyên gặp gỡ để
trao đổi về kinh nghiệm nuôi con
và chăm sóc nhà cửa cũng như tôn
vinh những người giúp nâng cao
địa vị của các ông chồng nội trợ.
Shuichi cho biết các thành viên
của hội này tự xem họ ở một cấp
cao hơn Ikumen. Anh giải thích:
“Xét về khía cạnh chủ động làm
việc nhà, chúng tôi xem các Ikumen
thuộc dạng bị động. Ikumen chỉ làm
việc nhà bán thời gian, trong lúc đó
những ông chồng như chúng tôi tận
tâm làm việc nhà toàn thời gian”.
Taizo Horikomi, 41 tuổi, một ông
bố ở nhà chăm sóc hai con, là hội
trưởng của “hội bí mật” này. Anh
cho biết: “Tôi tin rằng thúc đẩy đàn
ông chăm sóc con và làm nội trợ
là yếu tố then chốt để đạt mục tiêu
của chính phủ nhằm tăng tỉ lệ phụ
nữ tham gia lực lượng lao động”.
Anh thừa nhận vẫn còn những
người giữ quan điểm cổ hủ và công
việc của “hội bí mật” của anh là
phải thay đổi những quan điểm
hằn sâu này.
Trong gia đình, Horikomi là người
chuẩn bị cơm trưa cho các con,
đưa con đến bệnh viện khi chúng
đau ốm. Là kỹ sư của một hãng ô
tô lớn ở Nhật Bản, anh quyết định
nghỉ phép chăm con trong hai năm
khi con trai chào đời vào năm 2007
vì vợ anh phải theo một khóa học
ở ĐH Stanford (Mỹ). Sau đó, anh
xin nghỉ việc hẳn vì vợ anh phải
ở lại Mỹ tu nghiệp thêm một năm
nữa sau khóa học.•
Sau hai năm, khi lương
vợ anh tăng lên, Shuichi
quyết định ở nhà làm nội
trợ hẳn chứ không ấp ủ
kế hoạch chữa lành bệnh
để đi làm trở lại.
Những ông bố
bỉm sữa ở Nhật Bản
Giờ đây, Horikomi làmviệc như làmột dịch giả tự do tại nhà
trong khi chăm sóc hai cậu con trai 11 tuổi và sáu tuổi. Vợ anh là
người kiếm cơm chính cho gia đình. “Rốt cục, điều duy nhất đàn
ông không thể làmkhi chăm con là cho con bú” - Horikomi nói.
1...,4,5,6,7,8,9,10,11,12,13 15,16
Powered by FlippingBook