175-2018 - page 16

16
Quốc tế -
ThứNăm2-8-2018
Chiến tranh thương mại
và vấn đề Triều Tiên
HOÀNGPHÚ
T
rong phát biểu hôm 31-7
(giờ Mỹ) tại TP Tampa
tiểu bang Florida (Mỹ),
Tổng thốngMỹDonaldTrump
cho rằng Trung Quốc (TQ)
đang can thiệp vào các cuộc
đàm phán hạt nhân khi hai
nền kinh tế lớn nhất thế giới
đang chiến tranh thương mại.
Phát biểu này của ông
Trump là dấu hiệu mới nhất
cho thấy vấn đề phi hạt nhân
hóa theo tuyên bố thượng
đỉnh Singapore hồi tháng 6
vừa qua đang không “thuận
buồm xuôi gió”, đúng như
nhiều phân tích và nhận định
của giới quan sát, trong đó
không loại trừ khả năng tác
động từ TQ.
Giằng co thương mại
“tỉ đô”
Ông Trump lên tiếng chỉ
trích TQ khi suốt tháng qua,
tổng thống Mỹ luôn bảo
vệ chính sách đối đầu trực
diện bằng các biện pháp
áp thuế nhập khẩu với 34
tỉ USD hàng TQ từ ngày
6-7. Thậm chí ông Trump
đang cân nhắc việc tăng
gấp đôi mức thuế hiện nay
lên lượng hàng hóa trị giá
200 tỉ USD nếu TQ không
nhượng bộ.
Trong bối cảnh kinh tế Mỹ
quý II được báo cáo tăng
trưởng mạnh nhất kể từ năm
2014, đồng thời Mỹ và EU
đạt thỏa thuận “đình chiến”
thì ông Trump càng có lý do
tiếp tục chính sách áp thuế
với Bắc Kinh. Nếu ý định
áp thuế 200 tỉ USD có hiệu
lực thì trên lý thuyết TQ sẽ
chịu thiệt hại tương đương
1,7% mức tăng trưởng GDP
trung bình hằng năm.
Dù vậy, cho đến lúc này
TQ vẫn chưa tỏ ra nao núng
trước Mỹ. TQ chỉ trích Mỹ
đang đe dọa tăng thuế nhằm
ép các quan chức phải ngồi
lại bàn đàm phán thương
mại. Chủ tịch Tập Cận Bình
tuyên bố “sẽ không có bên
nào chiến thắng trong chiến
tranh thương mại”. Ông Tập
hiểu rõ rằng một cuộc chiến
thương mại toàn diện có
thể làm tăng trưởng kinh tế
nước này giảm đi 1,7% về
lý thuyết nhưng trên thực tế
chỉ là hơn 0,4% vì nền kinh
tế xuất khẩu của TQ có sự
đóng góp rất lớn từ doanh
nghiệp Mỹ.
Bên cạnh đó, chính các
doanh nghiệp xuất nhập khẩu
tại Mỹ cũng đang cảm nhận
được thiệt hại kể từ khi lệnh
áp thuế có hiệu lực, vì giá
cả nhập khẩu tăng cao trong
khi xuất khẩu lại thiếu cạnh
tranh vì lệnh trả đũa từ phía
Bắc Kinh. Ngay cả khi Mỹ
áp thuế lên 200 tỉ USD hàng
TQ, tổng thuế thu về cũng
chỉ chiếm 0,1%GDP của Mỹ
trong khi ông Trump phải
đau đầu với rất nhiều bất ổn
kinh tế, giảm việc làm, áp lực
chính trị từ các nhóm cử tri
trực tiếp chịu sự tấn công từ
Bắc Kinh.
Thương mại và Triều
Tiên: Được tất, mất cả?
Hai vấn đề nóng hiện nay
với Mỹ chính là Triều Tiên
và chiến tranh thương mại
với TQ - hai vấn đề có quan
hệ mật thiết với nhau. Có
hai lý do để Mỹ phải suy
tính giải hòa hoặc chí ít đình
chiến với TQ, tránh mở rộng
chiến tranh
thương mại
toàn diện.
Thứ nhất,
các dự báo về
tăng trưởng
kinh tế và hệ
lụy của chiến tranh thương
mại toàn diện đang chống
lại ông Trump. Ông Neal
Dutta, nhà kinh tế trưởng
của Renaissance Macro
Research, nhận định: “Thật
trớ trêu khi phần lớn các
nhà kinh tế cho rằng căng
thẳng thương mại hiện nay
tạo đà cho sự tăng trưởng
mặc dù nó có tác động tới
mức tăng trưởng ở quý II.
Tuy vậy, những tác động
này chỉ là tạm thời”.
Chuyên gia kinh tế của
Công ty Moody’s Analytics
Ryan Sweet thì dự đoán tăng
trưởng kinh tế Mỹ sẽ giảm
xuống 2,6% trong năm 2019
và sau đó sẽ
giảm dần tới
mức thấp vào
năm 2020 .
Chính Chủ
tịch Cục Dự
trữ Liên bang
(FED), ông Jerome Powell,
trong phiên điều trần thường
niên trước Quốc hội Mỹ
khẳng định chủ nghĩa bảo
hộ là nhân tố làm tổn thương
tăng trưởng kinh tế và có
khả năng làm giảm thiểu
tiền lương.
Thứ hai, giải quyết thương
mại với TQ sẽ gián tiếp ảnh
hưởng đến vấn đề Triều
Tiên. Tổng thống Trump
nói rằng Mỹ đang thể hiện
tốt hơn Triều Tiên trong khi
TQ đang cản đường. Dù vậy,
thỏa thuận “phi hạt nhân hóa
hoàn toàn” cho đến nay vẫn
mơ hồ và thiếu cơ sở để tin
vào tính khả thi. Một phần vì
Mỹ chưa thuyết phục được
Triều Tiên về số phận “an
toàn” của lãnh đạo nước này;
phần khác giới quan sát cho
rằng có sự can thiệp của TQ.
Nếu ông Trump quay lại
bàn đàm phán thương mại
với TQ, khả năng sẽ giải
quyết được “tắc nghẽn”
của cả vấn đề thương mại
lẫn Triều Tiên; hoặc nếu
các cuộc đàm phán thất bại
thì mục tiêu bảo đảm nền
thương mại thịnh vượng lẫn
giải quyết êm đẹp vấn đề
Triều Tiên sẽ càng trở nên
khó khăn hơn bao giờ hết. •
Tổng thốngMỹ Donald Trump tại Floria hôm31-7. Ảnh: AFP
Mỹ-Trung nỗ lực ngồi lại
bàn đàm phán
Tờ
Bloomberg
cho biết Mỹ và TQ đang nỗ lực khởi động
lại các cuộc đàm phán để ngăn chặn một cuộc chiến
tranh thương mại toàn diện. Bộ trưởng Tài chính Steven
Mnuchin và Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc dự kiến
sẽ có cuộc gặp riêng nhằm tìm kiếm các biện pháp đàm
phán giữa hai bên.
Hai quan chức cao cấp chobiếtmột lộ trình cụ thể, các vấn
đề cần thảo luận và mô hình các cuộc đàm phán đều chưa
được quyết định nhưng hai bên đều đồng thuận nguyên
tắc chung rằng cần phải tổ chức nhiều hơn các chương trình
thảo luận song phương. Thông tin này đưa ra sau khi Mỹ và
EU đã đạt thỏa thuận“đình chiến”sau thời gian căng thẳng.
Nhiều chuyêngia cho rằngđiềuđóđồngnghĩa những tuyên
bố cứng rắn của ông Trump có thể được xem xét lại bằng
thiện chí đàm phán của các bên.
Giải quyết thương
mại với TQ sẽ gián
tiếp ảnh hưởng đến
vấn đề Triều Tiên.
5
tỉ USD là số tiền nằm trong kế hoạch dự kiến Tập
đoàn ô tô điện Tesla sẽ đầu tư tại nhà máy của hãng
tại TrungQuốc, theo
Bloomberg
. Tesla cũng cân nhắc
việc huy động vốn tại Trung Quốc để trang trải một
phần vốn đầu tư vào đây. Tháng trước Tesla đã công
bố kế hoạch xây nhà máy gầnThượng Hải và dự kiến
bắt đầu sản xuất mẫu xe mới - Model 3 tại đây trước
năm 2020. Thông tin này được đưa ra trong bối cảnh
TrungQuốcđánh thuế25%với xenhậpkhẩu từMỹ.
DT
Trong bối cảnh chiến tranh thươngmại chưa vãn hồi,Mỹ cho rằng
TrungQuốc đang cản trở quá trình đàmphán hạt nhân giữaWashington
và BìnhNhưỡng.
Mỹ, Nhật, Úc cùng nhau đối trọng
Trung Quốc
Tờ
The Guardian
hôm qua (1-8) cho biết Úc đã
tham gia vào nhóm Mỹ-Nhật Bản để cùng nhau
gia tăng đầu tư vào khu vực châu Á trong bối cảnh
Trung Quốc đang chi hàng tỉ USD cho sáng kiến
“Một vành đai, một con đường”.
Thông báo này được đưa ra một tháng sau khi
chính quyền Thủ tướng Malcolm Turnbull tuyên bố
Úc sẽ cùng tham gia hoạt động hỗ trợ tài chính xây
dựng hệ thống cáp viễn thông dưới nước cho quần
đảo Solomon, một dự án trước đây được trao cho
Tập đoàn Huawei của Trung Quốc. Tuy nhiên, chi
tiết kế hoạch của Úc chưa được tiết lộ nhiều.
Quan hệ đối tác đầu tư cơ sở hạ tầng mới của Úc với
Mỹ và Nhật Bản đã được công bố trong một tuyên bố
chung của ba bên: Tập đoàn đầu tư tư nhân ra nước
ngoài của Mỹ, Ngân hàng Hợp tác quốc tế Nhật Bản
(JBIC) và Bộ Ngoại giao và Thương mại Úc.
Ngoại trưởng Úc Julie Bishop khẳng định: “Mối
quan hệ đối tác tay ba này thể hiện nhận thức rằng
hòa bình và thịnh vượng của khu vực Ấn Độ-Thái
Bình Dương cần phải được củng cố”. Vị này cho
biết thêm mối quan hệ hợp tác ba bên này là rất cần
thiết trong việc củng cố hòa bình và thịnh vượng tại
khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.
Trong khi đó, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo
hôm qua đã thông báo đổ 113 triệu USD vào các
sáng kiến công nghệ, năng lượng và cơ sở hạ tầng
tại các nước mới nổi châu Á. Ông Pompeo nói Mỹ
“sẽ không bao giờ tìm kiếm sự thống trị ở khu vực
Ấn Độ-Thái Bình Dương” và “chúng tôi sẽ đối đầu
với bất cứ quốc gia nào muốn làm điều đó”.
TRẦN QUANG
Thế giới 24 giờ
• Máy bay chở hơn
100 người ở Mexico
rơi
. Sự việc xảy ra vào
rạng sáng hôm qua
(giờ Việt Nam) khiến
85 người bị thương
và may mắn không ai
thiệt mạng.
AFP
cho
biết chuyến bay số hiệu
2431 của hãng hàng
không Aeromexico chở
99 hành khách và bốn
thành viên phi hành
đoàn gặp nạn ngay sau
khi cất cánh.
• Facebook xóa tài
khoản can thiệp bầu
cử Mỹ giữa kỳ
. Thông
tin này được
Reuters
hôm qua đăng tải, theo
đó Facebook xóa 32
trang và tài khoản trên
mạng xã hội Facebook
và Instagram có đăng
tải thông tin sai lệch,
tác động đến bầu cử
Mỹ tới đây. Dù vậy,
Facebook không công
bố nguồn gốc của
những trang thông tin
này. Giám đốc vận hành
(COO) của Facebook
Sheryl Sandberg cảnh
báo các chiến dịch tác
động đến dư luận Mỹ
đang ngày một tinh vi
hơn để tránh sự giám
sát của công ty. Nhà
Trắng ngày 31-7 đã lập
tức bày tỏ sự ủng hộ đối
với động thái kịp thời
của Facebook.
• Quan chức Trung
Quốc tự sát vì bê bối
vaccine
. Người tự tử là
Song Lizhi, phụ trách
chương trình tiêm chủng
của tỉnh Sơn Đông,
theo
Asianews
. Hiện
sức khỏe ông Song
Lizhi đang trong tình
trạng nguy kịch sau
khi tiêm vào người quá
nhiều insulin. Vụ bê bối
vaccine tại Trung Quốc
đã khiến tất cả 18 nhân
viên trong nhà máy sản
xuất dược phẩm lớn của
Trung Quốc Changchun
Changsheng Biotech bị
bắt giam.
THÙYANH
1...,6,7,8,9,10,11,12,13,14,15 16
Powered by FlippingBook