177-2018 - page 14

14
Trong bảy nhiệm kỳ của bóng đá Việt
Nam, “người nhà nước” chiếm số đông
hơn các thành phần khác. Như ở nhiệm kỳ
I (1989-1993) có Chủ tịch VFF Trịnh Ngọc
Chữ khi ấy làm phó tổng cục trưởng Tổng
cục TDTT. Hay nhiệm kỳ III (1997-2001)
có ông Mai Văn Muôn lúc đó làm phó chủ
nhiệm Ủy ban TDTT.
Những nhiệm kỳ sau đó còn có ông
Hồ Đức Việt đang là bí thư Tỉnh ủy Thái
Nguyên, hay ông Mai Liêm Trực làm thứ
trưởng Bộ Bưu chính Viễn thông. Tuy
nhiên, những cựu chủ tịch VFF này không
tham gia đủ một nhiệm kỳ, chủ yếu do
thiếu thời gian. Ông Mai Liêm Trực sau
nửa nhiệm kỳ IV có kết luận: “Mặt bằng
VFF thấp hơn mặt bằng xã hội”.
Chủ tịch VFF nhiệm kỳ V và VI là ông
Nguyễn Trọng Hỷ khi ấy còn giữ chức
phó chủ nhiệm Ủy ban TDTT rồi lên thứ
trưởng Bộ VH-TT&DL. Chỉ có hai đời chủ
tịch VFF xuất thân là doanh nhân gồm ông
Lê Hùng Dũng khóa VII và Tổng Giám
đốc Đường sắt Việt Nam Đoàn Văn Xê
khóa II.
Chuyên gia bóng đá Vũ Mạnh Hải đánh
giá chủ tịch VFF có làm tốt hay không
là nhờ vào các cộng sự giỏi. Các nhiệm
kỳ trước, VFF có những cựu cầu thủ giỏi
chuyên môn và được đào tạo bài bản. Họ
cũng gặp sai sót nhưng cơ bản là làm tốt.
Thời kỳ đầu, bóng đá Việt Nam nằm nhóm
dưới ở Đông Nam Á nhưng các khóa II, III
mạnh mẽ hơn với ngôi á quân SEA Games
1995 nhờ có nhiều nhà chuyên môn giỏi.
Từ nhiệm kỳ IV, VFF đi vào xã hội hóa với
những bước tiến nhanh, chỉ tiếc là đội ngũ
ngày càng ít đi những nhà chuyên môn.
Luật sư Trần Vũ Hải đặt vấn đề: “Chúng
ta cần phải sòng phẳng phân định rõ vai trò
của tổ chức xã hội nghề nghiệp với Nhà
nước ra sao. Quyết định 68/2010 của Thủ
tướng về các tổ chức hội đặc thù nêu rõ: Chỉ
có 28 tổ chức hội đặc thù mới có thể có cán
bộ, công chức điều động sang, không có
LĐBĐ. Nghĩa là VFF phải tự bầu bán hoặc
thuê lao động theo Bộ luật Lao động chứ
không phải đưa người nhà nước ngồi vào
như các nhiệm kỳ trước. Cơ chế này nhằm
hạn chế việc can thiệp của Nhà nước vào tổ
chức xã hội nghề nghiệp. Cho nên VFF phải
làm rõ nếu cán bộ, công chức tham gia quản
lý, điều hành VFF thì phải thôi vai trò trong
Nhà nước và ngược lại”.
NHƯ QUỲNH
GIAHUY
K
hi biết thông tin Bộ VH-
TT&DLgiới thiệu Thứ trưởng
Lê Khánh Hải ra ứng cử ghế
chủ tịch VFF khóa mới, Giám đốc
Khu liên hợp thể thao quốc gia Mỹ
ĐìnhCấnVănNghĩa và ôngNguyễn
Công Khế lần lượt xin rút tên khỏi
danh sách. Vài ngày trước, ông Hải
từng nói sẽ không ra tranh cử chức
danh này do bận nhiều việc nhưng
mới đây ông đã chấp thuận. Như
vậy, nếu không có gì thay đổi thì
chắc chắn Thứ trưởng Lê Khánh
Hải sẽ trở thành tân chủ tịch VFF
trong kỳ đại hội dự kiến diễn ra
vào đầu tháng 9-2018.
Chuyên gia bóng đá Đoàn Minh
Xương nhìn nhận việc thứ trưởng
của Bộ VH-TT&DL là người đứng
đầu một tổ chức xã hội có tính phức
tạp như bóng đá trong thời điểm
này là hợp lý và thuận lợi hơn rất
nhiều so với các thành phần khác.
Ông Xương phân tích, sau thành
công của đội tuyển U-23 Việt Nam
tại giải châu Á, Nhà nước quan tâm
hơn đến vai trò của bóng đá trong
đời sống xã hội và rất cần người
cầm trịch có tầm ảnh hưởng lớn
để đưa làng bóng đi vào quỹ đạo.
Thứ trưởng Lê Khánh Hải từng
có nhiều năm quản lý ngành thể
thao sẽ nắm bắt dễ dàng hơn nhịp
sống của bóng đá. Bên cạnh đó,
bản thân ông Hải có uy tín cao
trong giới nên không quá khó tập
hợp các nguồn lực xã hội chịu dấn
thân, chịu hỗ trợ cho bóng đá từ
tinh thần đến vật chất.
Thứ trưởng Bộ VH-TT&DL Lê KhánhHải sẽ trở thành tân chủ tịch VFF. Ảnh: QUANGTHẮNG
Hạn chế lớn nhất của VFF nhiệm
kỳ VII ai cũng thấy là tình trạng
bè phái, mất đoàn kết của các vị
trí chủ chốt dẫn đến việc mạnh
ai nấy làm mà chưa cùng nhau
nhìn về một hướng. Tân chủ tịch
VFF cần phân định rõ ràng về vai
trò quản lý nhà nước với tư cách
thứ trưởng của một bộ đa ngành
và nhiệm vụ lãnh đạo trong một
tổ chức xã hội nghề nghiệp. Mấu
chốt chính là các ủy viên ban chấp
hành VFF nhiệm kỳ mới phải giỏi
việc, như những trợ thủ đắc lực
cho chủ tịch VFF.
Điều quan trọng nữa của chủ
tịch VFF là phải tính toán lộ trình
phù hợp cho sự phát triển của bóng
đá Việt Nam, có thể đạt đến cột
mốc nào đó trong 1-2 nhiệm kỳ
do mình đứng đầu. Sau đó, thứ
trưởng sẽ trả lại vị trí cho những
người làm bóng đá thứ thiệt, theo
đúng tinh thần của tổ chức xã hội
nghề nghiệp.
Vấn đề còn lại của tân chủ tịch
VFF chính là thời gian dành cho
công việc, như chính ông Hải thừa
nhận mình quá bận bịu.•
“Thứ trưởng Bộ
VH-TT&DL là người
đứng đầu một tổ chức xã
hội có tính phức tạp như
bóng đá trong thời điểm
này là hợp lý và thuận
lợi hơn rất nhiều so với
các thành phần khác.”
Chuyên gia bóng đá
Đoàn Minh Xương
Sau gần năm tháng 67 thành viênVFF đề cử nhân sự
cho các chức danh chủ chốt, chỉ tính riêng vị trí chủ tịch
VFF có đến bốn ứng viên xin rút, cònmỗiThứ trưởng Lê
Khánh Hải. Bốn năm trước, ông Hải từng ứng cử chức
danhnày nhưng rút lui vàogiờ chót và cuối cùngông Lê
HùngDũngmộtmình trúngcử chủ tịchVFFnhiệmkỳVII.
Theo quy định về ứng viên của Bộ VH-TT&DL phải
báo cáo Thủ tướng Chính phủ để xin chủ trương, sau
đó mới trình lên Ban Bí thư. Khi nhận được sự đồng ý
của các cấp có thẩm quyền, Bộ mới gửi văn bản chính
thức cho VFF và hoàn tất những công việc liên quan
đến tổ chức đại hội nhiệm kỳ mới.
TT
Ở nước Nga có Bộ trưởng Bộ Thể thao
Vitaly Mutko, sau đó lên phó thủ tướng
vẫn ngồi ghế chủ tịch LĐBĐ Nga. Do làm
chưa tốt, ông Mutko xin từ chức trước
thềm World Cup 2018. Ở Đông Nam Á
có hoàng tử kế vị Ismail ngồi ghế chủ tịch
LĐBĐ chỉ năm tháng, khi bóng đá nước
này trên đà tuột dốc, thế là ông xin nghỉ
cho người khác lên thay. Điểm chung giữa
họ là đều không tham quyền cố vị. Khi
cảm thấy chưa đáp ứng kỳ vọng, họ lập tức
xin nghỉ cho người khác làm giỏi hơn.
Thú vị nhất là hai vị chủ tịch LĐBĐ
Thái Lan và Indonesia đều là tướng của
lực lượng vũ trang. Ông Somyot là người
đứng đầu Cục Cảnh sát điều tra hoàng gia
Thái Lan. Khi còn tại vị, ông ra tay điều
tra tới cùng vấn nạn tiêu cực, dàn xếp tỉ
số, mua chuộc trọng tài, tham nhũng trong
giới lãnh đạo bóng đá.
Chính nhờ uy tín cá nhân nên khi Chủ
tịch Worawi từng bị FIFA đình chỉ hoạt
động bóng đá do hối lộ phiếu bầu World
Cup, gian lận phiếu bầu chủ tịch LĐBĐ
Thái Lan nên tướng Somyot ra tranh cử
và đắc cử. Cuộc cạnh tranh giữa các ứng
viên chủ tịch LĐBĐ Thái Lan diễn ra sòng
phẳng chứ không phải nhờ tướng Somyot
là người nhà nước.
Tương tự, bóng đá Indonesia vài năm
trước rơi vào khủng hoảng với nhiều khối
ung nhọt, bè phái, tham nhũng, dàn xếp tỉ
số,… đến mức bị FIFA trừng phạt. Suốt
một thời gian dài, nền bóng đá Indonesia
như rắn không đầu, chủ yếu do các ứng
cử viên ghế chủ tịch có âm mưu trục lợi
từ bóng đá. Thế là các vị tướng lực lượng
vũ trang nổi tiếng giàu cá tính và uy tín ra
tranh cử. Một trong số này là tướng Edy,
Tổng Tư lệnh quân dự bị Indonesia, Chủ
tịch LĐBĐ Indonesia hiện nay, được đánh
giá có tài, có tâm.
Các vị tướng như Somyot, Edy là những
người đã gầy dựng sự nghiệp nhà binh sáng
ngời đạo đức thì không thể bị lung lay hay
bị quyến rũ bởi tiền bạc nên khi làm chủ
tịch LĐBĐ vốn bị soi tứ phía vẫn rất tử tế.
“Người nhà nước” ra tranh cử chủ tịch
LĐBĐ ở các quốc gia không bị cấm, dù
bản chất của một tổ chức xã hội nghề
nghiệp đúng nghĩa phải theo tôn chỉ của
FIFA, không có sự can thiệp của nhà nước.
Tuy nhiên, họ ra tranh cử rất fair play,
cùng sự minh bạch trong cơ cấu ban bầu
cử, kiểm phiếu,… phải thuộc nhiều thành
phần khác nhau, có sự giám sát lẫn nhau.
Điều quan trọng là khi điều hành nền bóng
đá quốc gia chưa tốt, họ đều vui vẻ nhường
ghế và mở đường cho người khác tốt hơn.
DUY ÂN
Thách thức
cho tân
chủ tịch VFF
Sau khi nguyên Phó Chủ tịch VPF
Nguyễn Công Khế xin rút lui, chỉ cònmỗi
Thứ trưởng Bộ VH-TT&DL Lê Khánh
Hải ứng cử vào chức danh chủ tịch VFF
nhiệmkỳ VIII.
Khi chủtịchLĐBĐlà…ngườinhànước
Thể thao -
ThứBảy4-8-2018
Chủ tịch VFF khóa VII Lê HùngDũng không
tranh cử nhiệmkỳmới. Ảnh: QUANGTHẮNG
“Mặt bằngVFF thấphơnmặt bằng
xãhội”
Tướng Edy trả lời phỏng vấnbáo chí với tư cách là
chủ tịch LĐBĐ Indonesia. Ảnh: tribunnews.com
1...,4,5,6,7,8,9,10,11,12,13 15,16
Powered by FlippingBook