177-2018 - page 9

9
cầu Bình Khánh vượt sông Soài Rạp
nhằm nối thông với tuyến cao tốc
Bến Lức-Long Thành hiện vướng
một số trường hợp.
Ởđầu tuyến cao tốcTP.HCM-Long
Thành-Dầu Giây hiện có nútAn Phú
(quận 2), đang quá tải trầm trọng,
thường xuyên ùn tắc. Trong khi đó,
vốn dư khi làm tuyến cao tốc này
đã có (khoảng 1.000 tỉ đồng), do đó
TP.HCMmong Bộ GTVT sớm triển
khai nút giao này và TP sẽ phối hợp
bố trí vốn đối ứng.
“Ở nút giao An Phú hiện toàn xe
lớn từ cảng Cát Lái lên, từ trong nội
đô ra nên việc làm nút giao khác
mức ở đây là cấp bách lắm rồi!” -
Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thành
Phong cho biết.
Cạnh đó, nút giao Nguyễn Văn
Tạo giao cắt với tuyến cao tốc Bến
Lức-Long Thành, theo Giámđốc Bùi
Xuân Cường, rất cần tháo gỡ sớm vì
đây là điểm kết nối giữa tuyến trục
Bắc-Nam của TP với tuyến cao tốc
này. Công trình nút giao này cũng
là điểm kích hoạt cho sự phát triển
của cụm cảng - khu công nghiệp - đô
thị mới Hiệp Phước với Đồng Nai
và các tỉnh miền Đông, miền Tây.
“Không làm sớm nút này thì khu
Nam TP mất đi cơ hội phát triển” -
ông Cường nói.
Cần đường sắt gánh cho
đường bộ
Tại cuộc họp, hai dự án được báo
cáo vắn tắt là hướng tuyến, vị trí ga
và depot của dự án đường sắt tốc độ
cao Bắc-Nam đi qua TP.HCM và
tuyến đường sắt TP.HCM-Cần Thơ.
Bộ trưởng Bộ GTVTNguyễn Văn
Thể nhận định: “Tôi cảm thấy có sự
lệch pha, chưa kết nối giữa tuyến
đường sắt Bắc- Nam và tuyến đường
sắt TP.HCM-Cần Thơ. Hai tuyến
đường sắt này sẽ kết nối ở đâu, làm
như thế nào và làm sao cho đồng bộ
để không chỉ kết nối các đoạn ngắn
trong tương lai mà còn phải kết nối
đường sắt quốc gia tới mũi Cà Mau
trong tương lai”.
Từ đó ôngThể yêu cầu các cơ quan
tư vấn, tham mưu thuộc Bộ cần làm
rõ sự kết nối giữa đường sắt đô thị
(metro, monorail, tramway…) với
đường sắt quốc gia và giữa đường
sắt Bắc-Nam đến TP.HCM kết nối
về miền Tây và quốc tế qua ngả
Campuchia.
Thêm nhiều tuyến đường
cửa ngõ TP
Về các tuyến đường bộ, quốc lộ,
tỉnh lộ có tính kết nối giữa TP.HCM
với các địa phương xung quanh, Bộ
trưởng Thể cho rằng còn triển khai
quá chậm. “Cụ thể như quốc lộ 22,
quốc lộ 50 nối TP.HCMvới TâyNinh,
LƯUĐỨC -HOÀNG TUYÊN
T
ại hội nghị về công tác phối
hợp giữa TP.HCM và Bộ GTVT
trong việc xây dựng, phát triển
giao thông diễn ra chiều 3-8 tại trụ
sở UBND TP, Giám đốc Sở GTVT
TP Bùi Xuân Cường cho biết thời
gian qua, TP.HCM và Bộ GTVT
đã và đang phối hợp xây dựng
các tuyến cao tốc Bến Lức-Long
Thành; Vành đai 2 đoạn từ đường
Phạm Văn Đồng đến nút giao Gò
Dưa, nút giao Mỹ Thủy; đường
song hành cao tốc TP.HCM-Long
Thành-Dầu Giây; tuyến metro số 1
Bến Thành-Suối Tiên...
Vướng giải tỏa và
mất cơ hội
“TPcũngmongmuốn sớmcó nhiều
công trình kết nối với cả nước và
quốc tế như cao tốc Bắc-Nam, đường
sắt tốc độ cao Bắc-Nam hoặc đường
sắt cao tốc TP.HCM-Cần Thơ, sân
bay Long Thành...” - ông Bùi Xuân
Cường nhấn mạnh.
Tuy nhiên, hiện nay hàng loạt công
trình kết nối trên đang gặp các khó
khăn về vốn, giải phóng mặt bằng...
Điển hình như tuyến cao tốc Bến Lức-
Long Thành đi qua TP hiện vướng
mặt bằng 31 trường hợp, hoặc như
Cầu Bình Khánh đang được xây dựng ở huyệnNhà Bè, sắp tới sẽ kết nối TP.HCMvới
huyện Long Thành, ĐồngNai và huyện Bến Lức, LongAn. Ảnh: LƯUĐỨC
Kết nối TP.HCM với các tỉnh:
Cấp bách lắm rồi!
Long An, Tiền Giang... chậm mở
rộng nên đã dẫn đến quá tải, ùn tắc
giao thông, kéo theo làm giảm tốc độ
phát triển của tất cả địa phương liên
quan” - Bộ trưởng Thể nói.
Cũng theo ôngThể,TP.HCMkhông
thể chỉ kết nối với các tỉnh thông qua
các tuyếnquốc lộ trênmà cầnmở thêm
các tuyến mới khác, các tuyến liên
tỉnh. Ví dụ nối với Long An, Đồng
Tháp thì không chỉ dựa vào quốc lộ
1, cao tốc TP.HCM-Trung Lương
mà cần sớm mở rộng nối thông các
tuyến Trần Văn Giàu (TP.HCM) với
tỉnh lộ 825 qua Long An và nối vào
đường N2 đi Đồng Tháp. Tương tự,
ở hướng quốc lộ 50 đi LongAn, Tiền
Giang cũng cần các tuyến khác như
đường Lê Văn Lương đi từ quận 7
và huyện Nhà Bè qua Cần Đước,
Cần Giuộc của tỉnh Long An rồi đi
Tiền Giang…
Về tuyến Vành đai 3 hiện còn
vướng nhiều đoạn qua các tỉnh Đồng
Nai, Bình Dương… Bộ trưởng Thể
cho biết tới đây Bộ GTVT sẽ chủ trì
họp với các tỉnh để sớm tháo gỡ các
vướng mắc trên từng địa bàn nhằm
sớm nối thông tuyến vành đai quan
trọng này.•
Bộ trưởng Bộ GTVT
Nguyễn Văn Thể:
“TP.HCM không thể chỉ
kết nối với các tỉnh thông
qua các tuyến quốc lộ
hiện có mà cần mở thêm
các tuyến mới khác, các
tuyến liên tỉnh...”.
Sau 7 năm, ĐBSCL đối diện nguy cơ
lũ lớn
(PL)- Thông tin từ Đài Khí tượng Thủy văn khu vực
Nam bộ ngày 3-8 cho biết trong vài ngày tới, mực nước đầu
nguồn sông Cửu Long tiếp tục lên nhanh. Đến ngày 8-8,
mực nước cao nhất trên sông Tiền tại trạm Tân Châu có
khả năng lên mức 3,35 m (dưới báo động 1 là 0,15 m); trên
sông Hậu tại trạm Châu Đốc có khả năng lên mức 2,75 m
(dưới báo động 1 là 0,25 m).
Dự báo lũ tại Tân Châu có thể đạt đỉnh vào khoảng ngày
9 đến 14-8, ở mức 3,4-3,6 m. So với thông tin dự báo ở thời
điểm nước lũ từ đập thủy điện bị vỡ ở Lào chưa về Việt
Nam, đỉnh lũ đã tăng thêm 0,2-0,4 m.
Lũ ở ĐBSCL lên nhanh do ảnh hưởng của lũ ở thượng
nguồn sông Mekong kết hợp với triều cường và phần bổ
sung từ nước vỡ đập ở Lào. Nguy cơ cao xảy ra ngập lụt ở
các vùng trũng thấp, vùng ven sông, vùng ngoài đê bao các
tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Long An.
Bộ NN&PTNT đang đốc thúc các địa phương nhanh
chóng gia cố các bờ bao để bảo vệ diện tích lúa nội đồng,
nhanh chóng thu hoạch, ưu tiên thu hoạch những diện tích
bị ngập úng, có nguy cơ bị ngập.
Theo Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Phòng, chống thiên
tai Nguyễn Trường Sơn, vùng ĐBSCL đã trải qua bảy năm
không có lũ lớn nên có thể khó lường hết được những tác
động bất ngờ. Hiện nay, hầu hết các tỉnh ĐBSCL đã có
phương án ứng phó với các cấp độ rủi ro thiên tai. Tuy
nhiên, bên cạnh đó vẫn còn 7/19 tỉnh chưa có kế hoạch
phòng, chống thiên tai năm 2018. Điều này dễ dẫn đến lúng
túng, bị động khi gặp thiên tai nguy hiểm.
Trước tình hình mưa lũ đang diễn ra, Ban chỉ đạo Trung
ương về Phòng, chống thiên tai yêu cầu các tỉnh, thành khu
vực ĐBSCL chủ động thông tin đến các cấp chính quyền,
người dân để có các biện pháp phòng tránh, đồng thời gấp
rút rà soát, xử lý hệ thống đê bao.
AT
Cao tốc chậm tiến độ sẽ xử nghiêm
chủ đầu tư
(PL)- Ngày 3-8, Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể
có buổi làm việc với lãnh đạo ba địa phương là Đà Nẵng,
Quảng Nam và Quảng Ngãi, liên quan tiến độ hoàn thành
cao tốc Đà Nẵng-Quảng Ngãi.
Theo báo cáo của Tổng Công ty Đầu tư phát triển đường
cao tốc Việt Nam (VEC), công tác giải phóng mặt bằng
tuyến chính cơ bản hoàn thành. Tuy vậy, tại Quảng Nam có
250 hộ dân bị ảnh hưởng nứt nhà, tại Quảng Ngãi có 226 hộ
và 42 đường ngang - đường gom chưa thi công. Còn tại Đà
Nẵng, 31 trường hợp cần sớm bồi thường để mở thi công
đường nối với quốc lộ 14B.
Sau khi nghe các báo cáo, Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn
Văn Thể chỉ đạo đến ngày 2-9 phải thông xe toàn tuyến cao
tốc Đà Nẵng-Quảng Ngãi. Riêng vấn đề thu phí thì được
bàn thảo sau. “Nguyên một tài sản lớn như thế mà không
vận hành là sự lãng phí lớn. Nếu ngày 15-8 mà tất cả các
khâu không xong, các cơ quan trực thuộc Bộ báo cáo với
Bộ những đề xuất, giải pháp để có những xử lý nghiêm đối
với chủ đầu tư” - Bộ trưởng Thể nhấn mạnh.
Trước đó, chiều 2-8, tại chuyến thị sát công trường cao
tốc Đà Nẵng-Quảng Ngãi, Bộ trưởng Bộ GTVT đã phê bình
nghiêm khắc VEC cùng ban quản lý dự án do liên tục trễ
tiến độ. Bộ trưởng cũng đánh giá đoạn tuyến Đà Nẵng-Tam
Kỳ (đã vận hành) không êm thuận, chỗ lồi chỗ lõm.
TẤN VIỆT
Cao tốc ĐàNẵng-QuảngNgãi đoạn qua huyệnNúi Thành,
QuảngNamđã thông xe kỹ thuật. Ảnh: CĐ
Họ đã nói
Tại Khu côngnghiệpPouyuen, quận
Bình Tân có cả trăm ngàn công nhân,
trong đó hơn 2/3 là người ở các tỉnh
lân cận như Long An, Tiền Giang, Tây
Ninh… đến, đi về làm việc mỗi ngày.
Để phục vụ cho số lượng công nhân
này hiện cần gần 500 xe buýt. Vậy nếu
có đường sắt đô thị, đường sắt quốc
gia đi ngang qua đây thì áp lực lên
đường bộ sẽ giảm rất nhanh.
Chủ tịch UBND TP.HCM
NGUYỄN THÀNH PHONG
TP.HCMkhông
thể phát triển năng
động nếu không có
các công trình cầu,
đường bộ, đường sắt
kết nối với các tỉnh
xung quanh.
1,2,3,4,5,6,7,8 10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook