177-2018 - page 12

12
VIẾT THỊNH
Đ
ónnhận tinbuồn,NSƯT
Đức Lưu, người đóng
cặp với nghệ sĩ Bùi
Cường trong vai Thị Nở,
cảm nhận đó như là “tiếng
sét ngang tai”. Bà nói: “Tôi
thật sự rất bàng hoàng và ngỡ
ngàng. Bàng hoàng bởi Cường
ít hơn tôi gần 10 tuổi và tôi
không bao giờ nghĩ Cường
sẽ ra đi trước tôi cả. Bình
thường Cường cũng là một
người rất khỏe mạnh, phong
độ, vui vẻ…, vẫn đang hăng
say làm nghề”.
Muốn làm phim tri
ân nhà văn Nam Cao
Không chỉ thành danh trong
sự nghiệp diễn viên, NSƯT
Bùi Cường cũng là người mát
tay trong vai trò đạo diễn.
Năm1996, ông là người ngoài
Bắc đầu tiên vào cộng tác với
Hãng phimGiải Phóng trong
Namđể làmphimnhựa
Người
đàn bà không con
. Bộ phim
này sau đó được giải “Phim
truyện nhựa đầu tay xuất
sắc” của Hội Điện ảnh.
Mảnh
sân chung
cũng là phim ông
quay ở Hà Nội nhưng chiếu
ở TP.HCM.
Nghĩ về nghề diễn, ông đã
từng bộc bạch: “Nghề diễn
khắc nghiệt lắm! Phải mang
chính con người, ngoại hình
của mình làm công cụ diễn
xuất thìmới thành công được”.
Chỉ ít lâu trước khi rời xa
cõi tạm, ông từng thổ lộ mình
đó dài ngày, những chuyến
đi đã khiến cho vợ ông phải
thốt lên: “Ông chẳng khác gì
bộ đội thời chiến, đi biền biệt
quanh năm. Thi thoảng lại ào
về như một cơn lốc rồi biến”.
Ít ai biết tuổi thơ của NSƯT
Bùi Cường lại dặc dài thiếu
hụt tình cảm của mẹ lẫn cha.
Mồ côi cha từ khi chưa chào
đời, ông cũng không được ở
gần mẹ từ tấm bé. Ngày ấy,
khi ông mới 5-6 tuổi, mẹ ông
nghe người ta nói tuổi của bà
và cậu con trai “xung khắc”
nhau, cách hóa giải duy nhất
để giữ mạng sống cho ông là
phải đem ông đi gửi ở chỗ
khác, nhờ người ta nuôi hộ.
Vậy là từ quê nhà ở Thường
Tín (HàTâycũ), ôngđượcđem
lên làm con nuôi ở nhà một
người bạn của gia đình trên
phố Tô Hiến Thành (Hà Nội).
Dẫu vậy, với ký ức đó, ông
không bao giờ hờn trách mẹ
và luôn nhớ đến dáng hình
tảo tần của bà trong những
chuyến thăm con vội vàng và
trở về với nước mắt. Đến khi
cuộc sống đã ổn định, ông
đón mẹ ở cùng và chăm sóc
bà cho đến tận ngày cuối đời.
Nhắc đến mẹ, ông từng xót
xa: “Khi tôi có cuộc sống
ổn định thì mẹ lại không
còn nữa…”.
Và hôm nay, Hà Nội tiễn
ông bằng một ngày dịu nhẹ,
cái dịu nhẹ như ngày phố vào
thu. Khoảng trống ông để lại
không chỉ là sự mất mát đối
với gia đình, đó còn là sự tiếc
thương của làng điện ảnh khi
ông đã đem theo bao dự định
dang dở. •
“Chí Phèo” Bùi Cường dang
dở món nợ với Nam Cao
NSƯTBùiCườngsinhnăm1945
tại Hà Nội. Ông được khán giả
nhớ tới với vai Chí Phèo trong
phim
Làng Vũ Đại ngày ấy
. Vai
diễn này đã mang về cho ông
huy chương vàng ở hạng mục
Diễn viên chính xuất sắc nhất
tại Liên hoan phim Việt Nam
lần thứ 6 (năm 1983). Ngoài
ra, ông còn ghi dấu ấn với các
phim:
Dòngsôngvàng
,
Phútthứ
89
,
Biệt động Sài Gòn...
Tiêu điểm
rất muốn làm một bộ phim
tri ân nhà văn Nam Cao.
Dựa trên tác phẩm
Bữa ăn
cuối cùng của lão Hạc
, ông
đã viết xong kịch bản phim
và chỉ chờ một nhà sản xuất
phù hợp để trả “món nợ”
với tác giả của truyện ngắn
Chí Phèo
. Nhưng dự định ấy
đã theo ông về với một thế
giới khác.
Tận tâm với vợ con,
tận hiếu với mẹ già
Trong truyện cũng như
trong phim, nếu Chí Phèo đã
tìm được Thị Nở như một sự
bấu víu thiện lương của tâm
hồn đã chai sạn thì với người
thủ vai Chí Phèo, NSƯT Bùi
Cường cũng có bênmìnhmột
người vợ để chia sẻ và gắn bó.
Bùi Cường từng tâm sự gia
Dựa trên tác phẩm
Bữa ăn cuối cùng
của lão Hạc
, ông đã
viết xong kịch bản
phim và chỉ chờ một
nhà sản xuất phù
hợp để trả “món
nợ” với tác giả của
truyện ngắn
Chí
Phèo
.
đình với ông là điều thiêng
liêng không gì có thể thay thế
được, nhưông nói: “Điều quan
trọng là tôi vẫn được coi là
người chỉn chu, vợ con là số
một. Tôi đi nhiều, biết nhiều
nên luôn cố gắng để bù đắp
lại cho vợ con”. Dù rằng đời
diễn và điện ảnh vẫn “đánh
cắp” ông rời xa tổ ấm đi đâu
Đời sống xã hội -
ThứBảy4-8-2018
Sáng 3-8, trái
timNSƯT
Bùi Cường,
người gây ấn
tượng khi thủ
vai Chí Phèo
trong bộ
phim
Làng
Vũ Đại ngày
ấy
, đã vĩnh
viễn ngừng
nhịp đập.
Ông ra đi ở
tuổi 73, sau
10 ngày bị
tai biến.
NSƯT Bùi Cường. Ảnh: V.THỊNH
NSƯT Bùi Cường trong vai Chí Phèo.
Người SàiGònxưa cũng chạy xe ẩu thấymàghê!
Cứ những tưởng căn bệnh ào ào phóng cỗ ngựa sắt
tung hoành như chốn không người là căn bệnh thời
đại nhưng khi đọc lại báo xưa, cổ nhân cũng nhiều
lần than phiền về căn bệnh này của lớp trẻ. Đằng Văn
Hầu, tức Nguyễn Mạnh Côn, đã viết trong quyển
Tiếu
lâm tính quẩn chuyện đời
cái nền “văng quá” lưu
thông này.
“Ta bảo nhau can đảm nhận cái xấu của mình, rằng
đồng bào ta ít kỷ luật quá, trên các nẻo đường đô thành
Sài Gòn. Ta vẫn được chứng kiến hàng ngày, ba bốn
chiếc xe đạp (máy) đi thong dong ngang mặt nhau, với
các tiểu chủ của chúng ta còn thảo luận hăng hái về giáo
sư, về bạn gái, có khi về cả sự kém trật tự của các loại xe
đi ngoài đường, lẽ cố nhiên trừ xe đạp. Ta cũng lại thấy
xe gắn máy rú ga, vượt xe hơi về bên trái một cách rất
hợp pháp, nhưng chỉ tiếc xe gắn máy lượt qua vạch giữa
đường mất hết vài ba thước. Ta cũng lại thấy bác tài xe
hơi nhấp nhổm, mới nhìn đèn vàng bật về phía bộ hành đã
vội sang số, dậm chân ga, chen vào giữa những đồng bào
đi chưa hết con đường ngang trước cửa chợ Bến Thành.
Vậy nên kết luận rằng đồng bào thiếu kỷ luật. Vì thiếu kỷ
luật nên vào giờ tan sở biết bao nhiêu con đường bị kẹt
hàng nửa giờ, một giờ. Mấy bác tài, chẩy mồ hôi trên đệm
ni lông, thả sức nguyền rủa…”.
“Lời hứa tịch thu bằng lái, bắt giam xe hình như
không được thi hành với tinh thần kỷ luật đầy đủ.
Xe hơi phun khói đen, xích lô máy rú ga điếc tai, xe
Honda len lỏi giữa đoàn xe đang ngon trớn, xe xích lô
khơi khơi quẹo chữ U, còn là những cảnh tượng xảy
ra luôn luôn trước mắt các cảnh sát viên ngại phiền
phức không muốn thổi còi…”
(Đồng Nai xuất bản,
1973).
Lái xe kiểu như vậy trên đường chật chội thì số
lượng tai nạn trong thập niên 60 cũng không hề nhỏ.
Theo kiến trúc sư đô thị gia Lê
Văn Lắm cho biết, trên các đường
phố lưu hành đủ các loại xe: xe
có động cơ, xe ngựa, xe bò, xe tay
ga… nên sự lưu thông rất phức tạp
vì các loại xe có tốc độ không đều
nhau, xe chạy chậm thường lấn qua
đường xe có động cơ chạy nhanh
hơn nên dễ bị tai nạn. “Theo thống
kê năm 1964 tại Sài Gòn, mỗi tháng
có 1.500 vụ đụng xe, mỗi năm có
18.000 vụ thương tích và thiệt mạng
lối 5.000 người…” (tạp chí
Thời
Nay
năm 1965).
Ngày xưa dân số ít, lưu lượng xe
cộ tham gia giao thông chắc chắn
là không nhiều bằng bây giờ nhưng
thiên hạ đã cùng nhau chen lấn, đi
ẩu đi tả, không thèm nhường nhịn ai.
Đường rộng mất trật tự theo đường
rộng, đường hẹp thì vi phạm luật kiểu đường hẹp. Ra
đường chỉ có mình ta, đường ta ta cứ đi, bất kể xe cộ
nào bên cạnh và trước mặt. Không lẽ cái sự đi ẩu,
không tôn trọng luật lưu thông là cái “di truyền của
lịch sử” rất ư là không được lịch sự và văn hóa của
thành phố này sao ta?
LÊ VĂN NGHĨA
Giao thông Sài Gòn xưa không kémtấp nập. Ảnh: Internet
Góc nhỏ Sài Gòn
1...,2,3,4,5,6,7,8,9,10,11 13,14,15,16
Powered by FlippingBook