177-2018 - page 6

6
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứBảy4-8-2018
vào ngày 30-4 vừa qua sau nhiều
lần bị dời lịch, ôngAn đã vắng mặt
không lý do.Vì thế thẩm phán của
Tòa Thượng thẩm bang California,
quận Santa Clara đã ký lệnh bắt giữ
ông An với việc ông bất tuân lệnh
tòa. Lệnh bắt giữ để hầu tòa có nêu
chi tiết nếu muốn bảo lãnh tại ngoại
(tiền bail) thì đương sự phải nộp số
tiền là 100.000 USD. Lệnh bắt đã
được chuyển sang Văn phòng Cảnh
sát Liên bang Mỹ.
Nhưng thực tế thì ông An hiện
sinh sống ở Việt Nam (VN). Nhiều
vấn đề pháp lý đặt ra, trong đó chú ý
nhất là có cơ sở thi hành quyết định
bắt người của tòa án Mỹ tại VN?
Luật sư (LS) NguyễnThành Công
(Đoàn LS TP.HCM) phân tích việc
siêu mẫu Ngọc Thúy kiện ôngAn là
một vụ án dân sự. Nhưng sau đó ông
An không tuân thủ và thực thi các
lệnh của tòa nên theo pháp luật Mỹ
thì hành vi này được xem là tội phạm,
vụ việc được chuyển sang hình sự.
Về nguyên tắc, cảnh sát Mỹ chỉ có
thể thi hành lệnh bắt giữ này khi ông
An có mặt trên lãnh thổ Mỹ. Nhưng
ông An đang sinh sống và làm việc
tại VN nên để thi hành lệnh thì phía
Mỹ có thể yêu cầu VN dẫn độ, theo
quy định hợp tác quốc tế trong tố tụng
hình sự được thực hiện theo điều ước
quốc tế mà VN là thành viên. Nếu
chúng ta chưa ký kết hoặc chưa gia
nhập điều ước thì được thực hiện
theo nguyên tắc có đi có lại.
Đếnnay,Mỹkhôngnằmtrongdanh
sách 24 quốc gia đã ký kết hiệp định
song phương về tương trợ tư pháp
và dẫn độ với VN. ÔngAn là người
gốc VN nhưng có quốc tịch Mỹ, vì
là công dân Mỹ nên ông phải chịu
sự điều chỉnh của pháp luật Mỹ. Vì
vậy, nếu phía Mỹ có yêu cầu dẫn độ
thì cơ quan có thẩm quyền của VN
sẽ tiến hành theo nguyên tắc có đi có
lại. Nguyên tắc này được hiểu là nếu
quốc gia yêu cầu tương trợ tư pháp
đã từng thực hiện tương trợ tư pháp
theo yêu cầu của VN và khi có yêu
cầu từnướcngoài,VNđáp lại yêucầu.
Khó thi hành lệnh bắt
tại VN
LS NguyễnMinh Châu (Đoàn LS
TP.HCM) thì cho rằng chỉ khi ông
An trở về Mỹ thì mới có thể bị bắt
theo lệnh của tòa án Mỹ. Bởi ông
An bị ra lệnh bắt vì không tuân theo
triệu tập của tòa chứ không phải bị
ra lệnh bắt vì không giải quyết tranh
chấp vụ án dân sự.
Hiện tại Mỹ và VN chưa ký hiệp
ước tương trợ tư pháp về dẫn độ
nên lệnh bắt của tòa án Mỹ không
đương nhiên được thi hành tại VN.
Do đó phải chờ ôngAn về Mỹ hoặc
đến một quốc gia nào đó có ký kết
hiệp định tương trợ tư pháp với Mỹ.
Mặc dù luật VN cho phép thực hiện
việc dẫn độ theo yêu cầu của nước
khác trên nguyên tắc có đi có lại
nhưng việc thực hiện quy định này
là không bắt buộc.
Cũng theo LS Châu, ông An có
quyền khiếu nại lệnh bắt này bởi
đây là quyền cơ bản của công dân
mà ở quốc gia nào cũng áp dụng.
LÊANH
D
oanh nhân Nguyễn Đức An
(quốc tịch Mỹ) bị vợ cũ là
siêu mẫu Ngọc Thúy nộp
đơn kiện đến Tòa án Santa Clara
(bang California, Mỹ) vì không
tuân thủ và thực thi các lệnh do
tòa án Mỹ ban hành liên quan
tới trách nhiệm chu cấp cho hai
con gái chung sau ly hôn. Theo
đó, ông An bị cáo buộc 33 tội vi
phạm phán quyết của tòa án Mỹ
từ năm 2011 đến 2014.
Ra lệnh bắt vì bất tuân
lệnh triệu tập
Phiên xử đầu tiên được tiến hành
SiêumẫuNgọc Thúy và ôngNguyễnĐức An. Ảnh: INTERNET
Chồng cũ
Ngọc Thúy
có bị bắt
theo lệnh
của tòa Mỹ?
Giữa Việt NamvàMỹ chưa ký hiệp định
song phương về tương trợ tư pháp nên
khó thực hiện việc bắt theo quyết định
của tòa ánMỹ.
Cũng giống ở VN, khi một người
bị cơ quan nhà nước ra quyết định
gây thiệt hại đến quyền lợi của mình
thì người đó có quyền khiếu nại.
Trường hợp ông An quay về Mỹ
và bị bắt ngay khi đến cửa khẩu thì
ông có thể nộp 100.000 USD tiền
bảo lãnh để được tại ngoại (theo
như quy định trong lệnh bắt) để chờ
ngày ra tòa xét xử. Ông An sẽ thực
hiện quyền khiếu nại của mình tại
phiên tòa này.
LS Đoàn Văn Thành (Đoàn LS
TP.HCM) cũng đồng tình, cho rằng
nguyên tắc có đi có lại khó thực
hiện. Vì nó thường liên quan truy
nã quốc tế, nếu Mỹ có yêu cầu VN
hỗ trợ bắt giữ người đã thực hiện
hành vi vi phạm trên đất nước Mỹ
rồi trốn sang VN thì mới xem xét
áp dụng. Trong khi lệnh bắt này
chỉ xuất phát từ một tranh chấp
dân sự mà do bị đơn không đến
theo lệnh của tòa. Nói cách khác,
lệnh bắt này chỉ được xem là hình
sự khi ông An trở về Mỹ.
Ngoài ra, ởMỹ, việc bắt giữ đương
sự vì hành vi không đến theo lệnh
tòa thường áp dụng đối với vụ án có
liên quan đến trẻ em. Nhưng phía
đương sự bên kia phải có đơn tố
cáo những vấn đề làm ảnh hưởng
đến quyền lợi trẻ như bị đơn không
trợ cấp nuôi con, không cho thăm
gặp con…•
Ông Nguyễn Đức An nói gì?
Trả lời truyền thông, phía ông Nguyễn Đức An cho rằng ông muốn
đợi vụ kiện giữa ông và Ngọc Thúy được tòa ánVN phân xử xong rồi mới
về hầu tòa án ở Mỹ. Vụ tranh chấp tài sản sau ly hôn này đã kéo dài tám
năm nay vẫn chưa đi đến kết quả cuối cùng.
Ngoài ra, liên quan đến vụ kiện nói trên, ông không nhận được thông
báo triệu tập gì từ phía tòa ở Mỹ. Sự việc tòa ra lệnh bắt ông chỉ mới hay
tin qua báo chí. Nếu nhận được thông báo của tòa thì ông sẽ đến tòa
và đóng tiền tại ngoại 100.000 USD. Ông có LS ở Mỹ và đã ủy quyền cho
LS giải quyết sự việc.
Do Mỹ và VN chưa ký
hiệp ước tương trợ tư
pháp về dẫn độ nên lệnh
bắt của tòa án Mỹ không
đương nhiên được thi
hành tại VN.
Thẩm phán tuyên 5 bị cáo vô tội nói gì
về kháng nghị của tòa tối cao?
(PL)- Chiều 3-8, sau khi TAND Tối cao có quyết định
kháng nghị giám đốc thẩm vụ năm người được tuyên vô
tội ở Kon Tum,
Pháp Luật TP.HCM
đã liên lạc với ba
thẩm phán trong HĐXX phúc thẩm của TAND tỉnh
Kon Tum.
HĐXX này gồm: Chủ tọa thẩm phán Nguyễn Minh
Thành (Chánh án TAND huyện Kon Rẫy), thẩm phán
Phạm Hữu Luân (Chánh án TAND huyện Đăk Glei), thẩm
phán Trần Phú Lợi (Chánh án TAND huyện IA H’Drai).
Ba thẩm phán này được TAND tỉnh điều động về tỉnh để
hợp thành HĐXX phiên tòa phúc thẩm.
Hai thẩm phán Nguyễn Minh Thành và Trần Phú Lợi
chỉ nói ngắn gọn: “Đây là quyết định của TAND Tối cao,
chúng tôi chỉ có thể làm kiến nghị đến TAND Cấp cao tại
Đà Nẵng và TAND Tối cao xem xét lại”.
Riêng thẩm phán Phạm Hữu Luân thì nói: “TAND tỉnh
Kon Tum điều động ba chánh án cấp huyện về tỉnh để xét
xử phúc thẩm vụ án là rất áp lực. Quan điểm của chúng tôi
đã thể hiện qua bản án phúc thẩm. Đúng sai là đã có công
luận. Chúng tôi tin là chúng tôi làm đúng nên không tranh
cãi gì nữa”.
Trước đó, ngày 1-6, HĐXX này đã tuyên Phan Tiến
Dũng, Lê Quốc Khánh, Nguyễn Văn Bảy, Nguyễn Văn
Thụ, Nguyễn Ngọc Bình không phạm tội trộm cắp tài sản.
Ngày 26-7, TAND Tối cao đã ký quyết định kháng nghị
giám đốc thẩm, đề nghị Ủy ban Thẩm phán của TAND
Cấp cao tại Đà Nẵng xử hủy bản án phúc thẩm và giữ
nguyên bản án sơ thẩm theo hướng các bị cáo phạm tội
trộm cắp tài sản.
Chúng tôi sẽ thông tin những diễn biến tiếp theo của
vụ án.
NGÂN NGA
Người tâm thần giết người vì cần chỗ ngủ
(PL)- Ngày 3-8, TAND TP Cần Thơ xét xử sơ thẩm đã
tuyên phạt Phạm Minh Huy (32 tuổi) tù chung thân về tội
giết người. HĐXX nhận định kết quả điều tra cho thấy giữa
bị cáo và bị hại hoàn toàn không có mâu thuẫn với nhau,
chỉ vì cần chỗ ngủ mà bị cáo đã dùng dao đâm bị hại...
Theo cáo trạng, Phạm Minh Huy là đối tượng sống lang
thang, nghiện ma túy, đang bị áp dụng biện pháp giáo
dục tại địa phương do có hành vi sử dụng trái phép chất
ma túy. Khoảng 14 giờ ngày 14-2-2018, Huy đến bãi đất
trống thuộc ấp Phụng Quới A, thị trấn Thạnh An, huyện
Vĩnh Thạnh, TP Cần Thơ tìm chỗ ngủ trưa thì thấy ông
ĐVB (58 tuổi) đang nằm ngủ trên võng mắc vào thân cây.
Huy ngồi chờ, để khi ông B. thức giấc đi về sẽ lên võng
nằm ngủ. Nhưng ngồi quá lâu, Huy tức giận nên đi lấy cây
dao mác đã giấu trước đó đến chỗ ông B. đang nằm ngủ
bất ngờ tấn công.
Ông B. giật mình thức giấc, la lên kêu cứu và bước đi
được mấy bước thì gục xuống đất, bất tỉnh. Anh NMT
ngồi gần đó nghe tiếng kêu đi đến xem thì phát hiện vùng
cổ ông B. chảy nhiều máu, không nói được, tay chỉ về
hướng Huy đang ngồi. Anh T. liền đi báo công an đến bắt
quả tang Huy. Theo kết luận giám định, ông B. tử vong do
choáng sau đa chấn thương do vật sắc nhọn gây ra.
Theo kết luận giám định về tâm thần đối với bị cáo Huy,
về y học, trước, trong, sau khi phạm tội và hiện tại đương
sự có bệnh lý tâm thần, rối loạn nhân cách và hành vi
do sử dụng nhiều loại ma túy. Về năng lực, tại thời điểm
phạm tội và hiện tại, đương sự hạn chế khả năng nhận
thức và điều khiển hành vi vì bệnh lý tâm thần.
NHẪN NAM
1,2,3,4,5 7,8,9,10,11,12,13,14,15,...16
Powered by FlippingBook