181-2018 - page 13

13
Nên thi tốt nghiệp THPT hay
xét cấp bằng?
ĐỨCMINH
C
hiều 8-8, Ủy banThường
vụQuốc hội (UBTVQH)
cho ý kiến về dự án Luật
Giáo dục (sửa đổi). Một trong
những vấn đề được thảo luận
nhiều là thi tốt nghiệp trung
học phổ thông (THPT).
Hai quan điểm khi xây
dựng Luật Giáo dục
Luật Giáo dục hiện hành
quy định: Học sinh học hết
chương trình THPT có đủ
điều kiện theo quy định thì
được dự thi, nếu đạt yêu cầu
thì được cấp bằng tốt nghiệp.
Tuy nhiên, khi xây dựng dự án
Luật Giáo dục (sửa đổi), vấn
đề này có hai luồng ý kiến.
Theo ông PhanThanhBình,
Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa,
Giáo dục, Thanh niên, Thiếu
niên và Nhi đồng của QH,
luồng ý kiến thứ nhất cho
rằng việc tổ chức kỳ thi để
cấp bằng tốt nghiệp THPT
là cần thiết. Qua đó để đánh
giá mức độ đạt chuẩn giáo
dục phổ thông của học sinh,
cung cấp dữ liệu quốc gia
cho việc nghiên cứu, xây
dựng, điều chỉnh chính
sách giáo dục. Đây cũng là
nguồn thông tin tham khảo
cho các cơ sở giáo dục ĐH,
cơ sở giáo dục nghề nghiệp
tổ chức tuyển sinh…
Luồng ý kiến thứ hai đề xuất
không tổ chức thi mà nên xét
và cấp bằng tốt nghiệp THPT
để phù hợp với mục tiêu, tính
chất của cấp học này; nó
tương thích với xu hướng đổi
mới đánh giá theo quá trình;
giảm áp lực, tốn kém do thi
cử mang lại. Điều này cũng
tạo điều kiện tốt hơn đối với
các trường hợp người học
theo học trình độ trung cấp
ở các cơ sở
giáo dục nghề
nghiệp, có tích
lũykhối lượng
kiến thức văn
hóaTHPTtheo
quy định được
học lên các
trình độ cao
hơn.
“ Th ư ờ n g
trực ủy ban
ung hô y kiên
thư nhât va kính xin ý kiến
UBTVQH về các quan điểm
nêu trên” - ông Bình nói.
Học là phải thi?
Cùng quan tâm đến kỳ
thi THPT, Trưởng ban Dân
nguyện QH Nguyễn Thanh
Hải đặt câu hỏi: “Tại sao lại
tổ chức thi và tại sao không
tổ chức thi?”. Bà Hải dẫn dư
luận, cử tri và trong ngành
giáo dục về việc tổ chức thi
mà98%đỗ,chỉ
2% trượt, tức
trong 1 triệu
thí sinh lọc ra
200 emmà tổ
chức một kỳ
thi như vậy rất
tốn kém. Vậy
nên chăng chỉ
tổ chức xét lọc
thôi?
Tuy nhiên,
bà Hải cũng
băn khoăn, nếu không tổ
chức thi mà xét điểm thì
việc dạy và học như thế nào,
có đảm bảo chất lượng, có
còn nghiêm túc như khi có
thi không. Việc quản lý nhà
nước qua các cơ chế kiểm
tra, thanh tra giảng dạy,
chất lượng giáo viên, chất
lượng “đầu vào” có được
đảm bảo hay không. “Đề
nghị bộ trưởng Giáo dục trả
lời” - bà Hải nói và cho rằng
nếu những điều này không
đảm bảo được thì nên loại
bỏ phương án này.
“Học là phải thi. Nếu học
không thi có bảo đảm chất
lượng không là vấn đề rất
khó” - Chủ nhiệm Ủy ban
Kinh tế Vũ Hồng Thanh nêu
quan điểm. Ông Thanh cho
rằng chủ trương kỳ thi “hai
trongmột” là hoàn toàn đúng,
quá trình triển khai thực hiện,
chỗ này chỗ kia có vấn đề cần
chấn chỉnh lại để bảo đảm
chất lượng...
Đề nghị dời thời gian
thông qua Luật
Giáo dục
Đề cập đến dự luật, Tổng
thư ký QH Nguyễn Hạnh
Phúc nói: “Đây là vấn đề liên
quan đến nhiều đối tượng,
cần có sự thận trọng, xin ý
“Ngoài Luật Trưng
cầu ý dân, luật này
cần lấy ý kiến rộng
rãi để khi chúng ta
quyết hợp với ý kiến
nhân dân. Nhân
dân sẽ đánh giá cao
quyết định của QH.”
Chủ tịchHội đồngDân tộc
Hà Ngọc Chiến
Đời sống xã hội -
ThứNăm9-8-2018
Lươnghưu2018 vàviệc “chữa thẹn”một điều luật
(tiếp theo trang1)
Nhiều đại biểuQuốc hội đề nghị dời thời gian thông qua dự án Luật Giáo dục (sửa đổi) đến kỳ họp thứ 7
để có thời gian lấy ý kiến nhân dân và chuyên gia cho thấu đáo hơn.
kiến cử tri, nhân dân, ý kiến
các chuyên gia và cần thêm
nhiều thời gian để chọn và
đưa ra quyết sách cho trúng,
cho đúng” - ông Phúc nói và
cho rằng nếu QH quyết thông
qua luật này tại kỳ họp thứ
VI (diễn ra cuối năm nay) là
“hơi sớm, chưa chín lắm”.
Đồng tình, Chủ tịch Hội
đồng Dân tộc Hà Ngọc Chiến
cũng cho rằng đây là vấn đề
tác động đến xã hội rất lớn,
cần lấy ý kiến rộng rãi các
tầng lớp nhân dân. “Ngoài
Luật Trưng cầu ý dân, luật
này cần lấy ý kiến rộng rãi
để khi chúng ta quyết hợp
với ý kiến nhân dân. Nhân
dân sẽ đánh giá cao quyết
định của QH” - ông Chiến
nêu quan điểm.
TheoPhóChủ tịchQHUông
Chu Lưu, dự án Luật Giáo
dục (sửa đổi) rất quan trọng,
được nhân dân, cử tri quan
tâm. “Ban đầu xác định chỉ
sửa đổi, bổ sung một số điều,
bây giờ dẫn đến dự thảo sửa
đổi cơ bản, toàn diện. Chúng
ta cần có thêm thời gian để
tổng kết, phân tích, đưa ra
phương án xử lý để bảo đảm
tính khả thi... Đề nghị dự án
luật này nên thông qua tại ba
kỳ họp, kỳ họp thứVI tiếp tục
đưa ra xin ý kiến QH nhưng
vẫn tiếp tục tổ chức các hội
nghị, diễn đàn... lấy ý kiến
của nhân dân, cử tri để thông
qua vào kỳ họp thứ VII, đầu
năm2019” - ông Lưu đề xuất.
Chủ tịch QH Nguyễn Thị
Kim Ngân cũng đồng tình
cho rằng Luật Giáo dục (sửa
đổi) phải được thông qua tại
ba kỳ họp.
Kết luận phiên họp, Phó
Chủ tịch QHTòng Thị Phóng
lưu ý Bộ trưởng Phùng Xuân
Nhạ vẫn phải tích cực chuẩn
bị dự luật. Cònmột phiên họp
thường vụ nữa sẽ “chốt” có
trình dự luật này để báo cáo
QH tại kỳ họp thứ VI diễn ra
cuối năm hay không. “Như
vậy, đồng chí bộ trưởng phải
cóý thức tráchnhiệmđể chuẩn
bị... Kể cả kỳ họp thứ bảy, nếu
ý kiến nhân dân không đồng
thuận thì có khi lùi sang kỳ
họp thứVIII” - bà Phóng nói.
Cũng trong chiều 8-8,
UBTVQH cũng cho ý kiến
về dự án Luật Giáo dục ĐH
(sửa đổi). •
“Học hành mọi thứ lộn tùm lum lên”
“Việc giáo dục thay đổi thường xuyên không phải là
điều tốt” - Phó Chủ tịch QH Uông Chu Lưu nói tại phiên
thảo luận về dự án Luật Giáo dục (sửa đổi). Ông Lưu dẫn
câu chuyện sách giáo khoa và bình luận: “Sách giáo khoa
gì mà năm nào cũng thay đổi cả. Ngày xưa tôi học xong,
em tôi, tới đứa thứ năm vẫn tiếp tục học bộ sách đó và rất
tốt. Ta bây giờ “đa thư loạn mục””.
Còn Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân thì nói đi tiếp
xúc cử tri, cử tri nói cần nền giáo dục có tính ổn định...
“Học hành mọi thứ lộn tùm lum lên, phụ huynh rất lo lắng.
Sách vở ngày xưa tôi học, mấy người em sau tôi vẫn tiếp
tục học, giờ sách vở quá trời luôn, mỗi năm mỗi khác, tốn
tiền nhân dân lắm!” - Chủ tịch QH nói.
Chủ tịchQuốc hội Nguyễn Thị KimNgân chủ trì và phát biểu khai mạc Phiên họp thứ 26 của
Ủy ban Thường vụQuốc hội khóa XIV. Ảnh: TTXVN
Theo Luật BHXH 2014, từ
ngày 1-1-2018, để được hưởng
lương hưu với mức 75%, LĐN
phải có 30 năm đóng BHXH
thay vì 25 năm như trước đây. Điều đáng nói là nếu công thức
tính lương hưu mới của nam được thực hiện có lộ trình trong
năm năm thì lương hưu mới của LĐN được áp dụng ngay trong
năm 2018. Từ chỗ đó, nhiều LĐN nghỉ hưu năm 2018 có thể bị
mất đến 10% lương hưu so với những LĐN có cùng thời gian
đóng BHXH nghỉ hưu năm 2017. Và tất nhiên là so với lao động
nam (chỉ giảm 1%-2%) thì lương hưu của LĐN tụt khá lớn.
Xin được nhắc lại là sự bất hợp lý trên đã được nhiều cơ quan
chức năng chỉ ra nhưng sự lỡ làng vẫn cứ xảy ra. UBND TP.HCM
từng kiến nghị không nên tăng ngay thời gian đóng BHXH đối
với LĐN. Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam từng gửi văn bản
đề nghị Ủy ban Thường vụ QH sửa đổi quy định. Bộ LĐ-TB&XH
cũng có tờ trình Chính phủ xem xét trình QH tạm thời chưa
thực hiện điều luật… Rất tiếc là đã chậm có kết quả. Mãi đến
ngày 15-6 QH mới có Nghị quyết 64/2018 giao Chính phủ ban
hành quy định điều chỉnh lương hưu đối với LĐN diện trên.
Tính ra trong hai lần Luật BHXH bị phản ứng khi chưa có
hiệu lực thì cách khắc phục như thể là đã sửa luật một cách
không chính thức. Ở lần trước liên quan đến Điều 60 về việc
hưởng BHXH một lần, QH đã ra nghị quyết cho phép người
chưa đủ điều kiện hưởng lương hưu (chưa đủ 20 năm đóng
BHXH) khi nghỉ việc được chọn một phương thức có ở luật cũ
mà không có ở luật mới, đó là được nhận BHXH một lần nếu
không muốn đóng tiếp BHXH. Ở lần này, QH đã chọn cách giao
Chính phủ ban hành quy định điều chỉnh lương hưu nhằm
giảm bớt thiệt thòi cho LĐN.
Theo ước tính của Bộ LĐ-TB&XH, nếu dự thảo nghị định
nêu trên được chấp thuận thì quỹ BHXH sẽ phải chi khoảng
80 tỉ đồng. Khoản tiền này hoặc nếu cần thì có thể cao hơn để
nhiều LĐN thuộc diện quy định được truy lãnh và được tiếp tục
hưởng mức lương hưu phù hợp chứ không thể làm khác hơn.
Từ chuyện không hay này càng thấy giật mình thêm với báo
động mới đây của Bộ Tư pháp rằng có hơn 5.600 văn bản dưới
luật có nhiều sai sót về nội dung, hình thức làm ảnh hưởng đến
quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân với các
mức độ khác nhau. Có nghĩa là nhiều văn bản pháp quy - cấp
cao có, cấp thấp thì là vô số - đã và đang bộc lộ sự thiếu suy
xét, thiếu chuyên nghiệp của các cơ quan có thẩm quyền trong
cách làm chính sách!
QH cần tính đến việc sửa đổi, bổ sung Luật Ban hành văn
bản quy phạm pháp luật theo hướng quy định rõ trách nhiệm
của cơ quan tham mưu, trách nhiệm cụ thể của người đứng
đầu, đồng thời có cơ chế trách nhiệm bồi thường của Nhà nước
trong việc ban hành và thi hành văn bản trái luật. Đề xuất này
của Bộ Tư pháp rất cần được Chính phủ, QH xem xét thực hiện
để trị cho được “tội” của cấp dưới trong việc ra các luật con hại
số đông. Không chỉ có vậy, chính QH cũng sẽ cố gắng không
lặp lại các thiếu sót tương tự của các Luật BHXH ở các luật mới
để tránh dẫn đến hậu quả khó lường.
THU TÂM
1...,3,4,5,6,7,8,9,10,11,12 14,15,16
Powered by FlippingBook