181-2018 - page 9

9
Khánh Hòa chấn chỉnh hoạt động
của Grab
(PL)- Ngày 8-8, UBND tỉnh Khánh Hòa cho hay tỉnh
vừa có văn bản khẩn về việc chấn chỉnh việc ứng dụng
khoa học công nghệ trong hỗ trợ kết nối vận tải hành
khách theo hợp đồng và xe taxi của Công ty TNHH Grab.
Theo đó, UBND tỉnh Khánh Hòa giao Sở GTVT chủ
trì, phối hợp với các sở, ngành, cơ quan chức năng triển
khai các biện pháp quản lý hoạt động ứng dụng công nghệ
trong hỗ trợ kết nối vận tải hành khách theo hợp đồng và xe
taxi trên địa bàn tỉnh nói chung và với Grab nói riêng; kiên
quyết xử lý nghiêm các hành vi vi phạm theo quy định.
UBND tỉnh Khánh Hòa cho biết thời gian qua Grab
đã có nhiều vi phạm như đơn vị này không làm việc với
doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách
bằng xe taxi mà lại trực tiếp làm việc với tài xế để cài đặt
phần mềm ứng dụng gọi xe. Đặc biệt, công ty này còn cài
đặt ứng dụng cho các xe cá nhân không được Sở GTVT
cấp phù hiệu để hoạt động. Đơn vị này cũng không báo
cáo Sở GTVT tỉnh Khánh Hòa về kết quả hoạt động;
không có trụ sở và đại diện pháp lý hợp pháp tại Khánh
Hòa để phối hợp với địa phương triển khai thực hiện.
Đáng lưu ý là từ ngày 8-4, Grab tiếp tục gia tăng việc
cài đặt ứng dụng cho các xe có trọng tải dưới chín chỗ
ngồi không có phù hiệu và các xe do Sở GTVT thuộc
các địa phương khác cấp phù hiệu xe hợp đồng, gây rối
loạn trong hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe taxi
nói riêng, vận tải khách bằng xe tám chỗ trở xuống nói
chung tại Khánh Hòa.
Theo UBND tỉnh Khánh Hòa, việc quản lý hoạt động
kinh doanh vận tải ứng dụng công nghệ cũng phải được
thực hiện tương tự như quản lý xe taxi theo quy định của
pháp luật và phải nằm trong tổng thể quản lý vận tải tại
địa phương.
N.THOA
Vietnam Airlines giữ kỷ lục
về hủy chuyến
(PL)- Cục Hàng không Việt Nam vừa công bố số
liệu chậm, hủy chuyến của bốn hãng hàng không gồm
Vietnam Airlines, VietJet Air, Jetstar Pacific và Vasco.
Theo công bố, trong bảy tháng đầu năm 2018, tổng số
chuyến bay khai thác của bốn hãng hàng không trên
là 177.510 chuyến. Trong đó có 26.578 chuyến chậm
giờ và hủy lịch trình. Tỉ lệ chuyến bay chậm giờ chiếm
14,7% và chuyến bay hủy lịch trình chiếm 0,3%.
Hãng hàng không VietJet Air giữ kỷ lục về chậm giờ
bay với số lượng 12.417 trên 71.002 chuyến bay được
khai thác, chiếm 17,5% tổng số chuyến bay. Xếp thứ hai
là hãng hàng không Vietnam Airlines khai thác 76.636
chuyến nhưng số chuyến chậm lên tới 8.976 chuyến,
chiếm 11,7% tổng số chuyến bay.
Đặc biệt, Vietnam Airlines còn đứng đầu về số lượng
hủy chuyến (176 chuyến), tiếp theo là Jetstar Pacific
(118), cuối cùng là Vasco và VietJet Air.
Theo đánh giá của Cục Hàng không Việt Nam,
nguyên nhân chủ yếu dẫn đến các chuyến bay không
đúng giờ và hủy chuyến là do máy bay về muộn, một
phần do yếu tố kỹ thuật. Bên cạnh đó còn có một số
nguyên nhân khác như dịch vụ chăm sóc khách hàng
tại cảng, quản lý và điều hành bay, thời tiết...
VIẾT LONG
Làm rõ thông tin đào tạo lái xe nhận
“phí chống trượt”
(PL)- Tổng cục Đường bộ Việt Nam vừa có văn bản
do Phó Tổng cục trưởng Phan Thị Thu Hiền ký gửi Sở
GTVT Hà Nội đề nghị làm rõ những thông tin báo chí
đăng về một số cơ sở đào tạo lái xe trên địa bàn Hà
Nội tuyển sinh đào tạo lái xe và nhận “phí chống trượt”
không đúng theo quy định của Bộ GTVT.
Theo Tổng cục Đường bộ Việt Nam, việc làm rõ các
thông tin trên nhằm kịp thời ngăn chặn các hành vi vi
phạm (nếu có), đồng thời để tăng cường quản lý việc đào
tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe. Tổng cục Đường bộ
Việt Nam đã đề nghị Sở GTVT Hà Nội kiểm tra và xử lý
nghiêm các vi phạm (nếu có); công khai tình hình kiểm
tra và xử lý vi phạm sau khi có kết quả kiểm tra cụ thể;
chủ động thực hiện các giải pháp kiểm tra, giám sát chặt
đối với tất cả đơn vị đào tạo, sát hạch cấp giấy phép lái
xe. Đồng thời, Tổng cục Đường bộ Việt Nam yêu cầu Sở
GTVT Hà Nội báo cáo kết quả kiểm tra trước ngày 17-8.
N.THẠCH
Cục Quản lý xây dựng và chất lượng công trình giao
thông (QLXD&CLCTGT) vừa gửi báo cáo đến Bộ
GTVT đưa ra những khuyến cáo đặc biệt đối với bốn
dự án giao thông trọng điểm đang triển khai thi công tại
khu vực phía Nam. Gồm có: Cao tốc Trung Lương-Mỹ
Thuận, cao tốc Bến Lức-Long Thành, cầu Vàm Cống và
dự án Lộ Tẻ-Rạch Sỏi.
Theo Cục QLXD&CLCTGT, đây là những dự án lớn,
có vai trò quan trọng trong việc kết nối các trung tâm
kinh tế-chính trị phía Nam, rút ngắn thời gian từ ĐBSCL
đến TP.HCM và các khu vực lân cận, giảm tải lưu lượng
qua TP.HCM đối với các tuyến kết nối với phía Bắc. Do
đó cần được quan tâm sâu sắc hơn nữa để đảm bảo tiến
độ thực hiện đã đề ra.
Cụ thể, đối với cao tốc Trung Lương-Mỹ Thuận, sau khi
Bộ Tài chính có văn bản hướng dẫn tháo gỡ vướng mắc
về trần lãi suất vốn vay, đến ngày 15-6 nhà đầu tư đã thực
hiện ký kết hợp đồng tín dụng với các ngân hàng. “Tuy
nhiên, nhà đầu tư vẫn chưa hoàn thành ký kết phụ lục hợp
đồng trong tháng 7-2018 theo chỉ đạo của Bộ GTVT, ảnh
hưởng việc triển khai các công việc tiếp theo. Do đó cần
bám sát dự án chặt chẽ hơn nữa, đảm bảo tiến độ theo
đúng kế hoạch” - Cục QLXD&CLCTGT cho biết.
Một công trình khác là cầu Vàm Cống thuộc dự án
kết nối khu vực đồng bằng sông Mekong, theo Cục
QLXD&CLCTGT, việc xử lý nứt dầm ngang trên đỉnh
trụ P28, P29, Bộ GTVT đã phê duyệt hồ sơ thiết kế
hạng mục xử lý dầm ngang trên đỉnh trụ neo, thời gian
thực hiện dự kiến 6-7 tháng và phấn đấu hoàn thành
trong tháng 2-2019. “Về việc kiểm điểm, xử lý trách
nhiệm, sau khi thực hiện thí nghiệm mẫu phá hủy dầm
ngang đã nứt, xác định được cơ chế gây nứt dầm sẽ phân
định rõ được trách nhiệm của các bên liên quan” - Cục
QLXD&CLCTGT thông tin.
Liên quan đến dự án cao tốc Bến Lức-Long Thành,
theo Cục QLXD&CLCTGT, sản lượng toàn dự án đạt
khoảng 69,49% (chậm 5,06% so với kế hoạch). Riêng
tám gói thầu triển khai trước, phần vốn JICA đảm bảo
yêu cầu nhưng phần vốn ADB chậm 12,88%. Còn lại ba
gói mới khởi công ngày 15-1-2018 hiện đạt 3,04% (chậm
2,25%). “Các gói vốn ADB chậm chủ yếu là do thiếu
vốn đối ứng, giải phóng mặt bằng chậm, nguồn cát khó
khăn và do năng lực hạn chế của một số nhà thầu” - Cục
QLXD&CLCTGT đánh giá.
Cuối cùng là dự án Lộ Tẻ-Rạch Sỏi, sản lượng đạt
39,33% (chậm 4,6%). Dự án đã bố trí theo kế hoạch vốn
2018 là 838 tỉ (ODA 700 tỉ và đối ứng 138 tỉ), còn thiếu
2.571 tỉ (ODA 2.024 tỉ, đối ứng 547 tỉ) để có thể mở rộng
quy mô lên bốn làn xe. “Việc bố trí chưa đủ vốn để mở
rộng quy mô và tình hình khan hiếm cát như hiện nay thì
không thể hoàn thành dự án theo tiến độ phê duyệt dự
án” - Cục QLXD&CLCTGT lưu ý.
PHÚ PHONG
TĐC923, rẽ vào con lộ khoảng
4 m dẫn ra phía sau là cả một
khu dân cư tự phát. Hàng trăm
ngôi nhà đã có người ở với ba
dãy phát triển hướng về khu
ao đầm. Đi sâu vào khu dân
cư tự phát này, một số thợ xây
vẫn đang tích cực làm việc
mặc dù đã gần 17 giờ.
Bà H., người dân sống tại
khu dân cư tự phát này, cho
biết: “Đất ở đây là của Công
ty Mặt Trời Đỏ. Hồi đó rẻ,
chỉ 130 triệu đồng/nền 50 m
2
nhưng bây giờ lên tới 300
triệu đồng rồi. Đất ở đây là
đất vườn, ban đầu họ nói lên
thổ cư được nhưng đến nay có
ai lên thổ cư được đâu. Nhà
nào cũng “ăn” cái biên bản
phạt để được xây dựng. Có
điện sinh hoạt kéo rồi nhưng
chưa có số nhà”.
Theo quan sát của PV, khu
dân cư tự phát này thu hút chủ
yếu dân lao động nghèo, người
có thu nhập thấp. Dù biết không
được xây nhà nhưng họ vẫn
đổ về. Việc bơm cát, phân lô
vẫn tiếp tục diễn ra rầm rộ. •
(Còn nữa)
Cần Thơ
ngày đêm.
Đầuconđườngnộibộdẫnvào
khu dân cư tự phát có cắmbiển
thông báo của UBND phường
An Bình với nội dung: “Đề nghị
người dân khi chuyển nhượng
quyền sử dụng đất hoặc xây
dựng nhà ở cần phải liên hệ
với cơ quan chức năng, Phòng
TN&MT và Phòng Quản lý đô
thị quận Ninh Kiều... Đất nông
nghiệp (lúa, cây lâunăm) không
được phép xây dựng công trình
(nhà ở, kho, bãi) hoặc các công
trình phụ trợ khác”.Tuy có bảng
thôngbáorõràngnhưvậynhưng
hình như chúng vô hìnhtrước
mắt nhiều người.
Tiêu điểm
Longại 4dựángiao thôngphíaNamchậmtiếnđộ
Đó là các dự án cao tốc Trung Lương-MỹThuận, cao tốc Bến Lức-LongThành,
cầu VàmCống và dự án Lộ Tẻ-Rạch Sỏi.
Việc xử lý vết nứt cầu VàmCống dự kiến sẽ hoàn thành trong
tháng 2-2019. Ảnh: HẢI DƯƠNG
Bảngthôngbáocảnhbáo
ngườidântạikhuvực7,phường
AnBình,quậnNinhKiều,CầnThơ.
Ảnh: HẢI DƯƠNG
Trả lại khách bỏ quên 120 triệu đồng
trên tàu
(PL)- Sáng 8-8, chị Hồ Thị Thúy Diễm, trú TP Tuy Hòa,
Phú Yên, đã nhận lại được hành lý mà chị bỏ quên khi di
chuyển trên tàu SE1. Đáng chú ý, trong hành lý ngoài tư trang
cá nhân còn có số tiền khoảng 120 triệu đồng.
Trước đó, vào lúc 21 giờ ngày 6-8, sau khi tàu SE1 rời ga
Tuy Hòa thì anh Phạm Văn Vương, nhân viên toa 8 thuộc
đoàn tiếp viên đường sắt Hà Nội phát hiện hành khách
tại giường số 2 để quên một ba lô màu xám. Lập tức anh
Vương báo cáo sự việc trên với trưởng tàu SE1 Vũ Thanh
Minh và tiến hành lập biên bản. Vào thời điểm kiểm tra, bên
trong ba lô có số tiền khoảng 120 triệu đồng cùng một số tư
trang cá nhân và thẻ ATM mang tên Hồ Thị Thúy Diễm.
Sau khi tàu SE1 đến ga Nha Trang, trưởng tàu đã bàn giao lại
cho nhân viên khách vận trực tiếp liên hệ với hành khách, thông
báo về sự việc cũng như thực hiện giao trả tài sản cho khách.
Được biết thời gian qua nhiều hành khách đi tàu đã bỏ
quên tài sản với những khoản tiền lớn. Các trường hợp
do nhân viên ngành đường sắt phát hiện đều được lập biên
bản và bàn giao lại cho hành khách.
VIẾT LONG
1,2,3,4,5,6,7,8 10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook