187-2018 - page 11

11
Kinh tế -
ThứNăm16-8-2018
Giá USD tự do lập mốc mới
Đến ngày hôm qua, 15-8, giá USD tự do phổ biến ở mức
23.555 đồng (mua vào) và 23.580 đồng (bán ra).Trong khi đó
giá USD tại các ngân hàng đã chững lại. Hiện Vietcombank
báo giá USD ở mức 23.270 đồng và 23.350 đồng, tương
ứng giá mua và bán.
PhóThống đốc Ngân hàngNhà nước (NHNN) NguyễnThị
Hồng mới đây khẳng định với báo chí: NHNN điều hành tỉ
giá không vì mục tiêu duy nhất nàomà phải hướng tới mục
tiêu ổn định kinh tế vĩ mô. Điều hành tỉ giá phù hợp cân đối
vĩ mô, các diễn biến thị trường tiền tệ, ngân hàng.
“Để bảo đảm ổn định các cân đối vĩ mô, điều hành thị
trường tiền tệ, NHNN không chỉ căn cứ vào diễn biến tỉ giá
trung tâm mà còn nhiều yếu tố khác như lãi suất, thanh
khoản…để phối hợp với chính sách tài khóa, điều tiết bảo
đảm mục tiêu đề ra” - bà Hồng khẳng định.
PHƯƠNGMINH
S
au khi Cục Dự trữ Liên
bangMỹ (FED) tăng lãi
suất, đồng USD có xu
hướng tăng giá so với nhiều
đồng tiền các nước trên thế
giới và Việt Nam không là
ngoại lệ. Việc tỉ giá tăng giúp
những doanh nghiệp (DN) có
nguồn thu từ ngoại tệ được
lợi nhưng ngược lại gây sức
ép bất lợi đến hoạt động sản
xuất, kinh doanh của nhiều
công ty khác, nhất là việc
nhập khẩu hàng hóa nguyên
liệu đầu vào.
Bức tranh này càng rõ hơn
khi nhìn qua kết quả kinh
doanh sáu tháng đầu năm
2018 của các DN niêm yết
trên sàn chứng khoán.
Lợi nhuận tăng theo
tỉ giá
Báo cáo kết quả kinh doanh
quý II-2018 củaTổngCông ty
HàngkhôngViệtNam(Vietnam
Airlines) cho thấy hiệu quả
kinh doanh
rất tốt. Doanh
thu thuần đạt
23.145,7 tỉ
đồng,tăng20%
so với cùng kỳ
và lãi ròng là
374,3 tỉ đồng, gấp gần năm
lần so với cùng kỳ năm trước.
Lý giải về mức lãi này, ông
Nguyễn Xuân Thủy, người
phụ trách quản trị và thư ký
Vietnam Airlines, cho biết:
“Bệ đỡ nằm ở lượng hành
khách tăng cao, đồng thời
doanh thu cho thuê chuyên
cơ, thuê chuyến tăng mạnh”.
Tuy nhiên, do có nguồn thu
và các khoản chi liên quan đến
ngoại tệ nênVietnamAirlines
đã thấy rất rõ mức ảnh hưởng
của tỉ giá. Theo đó, trong quý
II-2018, tổng công ty ghi nhận
Nhiều DN lỗ nặng
vì tỉ giá biến động,
ngược lại nhiều
công ty lời hàng
chục tỉ đồng.
USD biến động: Kẻ cười,
người khóc
Kết quả kinh doanh nửa đầu nămnay của hàng loạt doanh nghiệp cho thấy biến độngmạnh của tỉ giá
đã tác động đáng kể đến hiệu quả hoạt động.
Chính phủ yêu cầu ngăn chặn đầu cơ,
găm hàng chờ tăng giá thịt heo
(PL)- Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản truyền đạt
ý kiến của Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, Trưởng Ban
chỉ đạo điều hành giá của Chính phủ, về các giải pháp
nhằm ổn định thị trường thịt heo. Theo đó, Phó Thủ tướng
yêu cầu Bộ Công Thương chủ động phối hợp với các bộ,
ngành, địa phương tăng cường công tác kiểm tra, quản
lý thị trường, giám sát hoạt động của thương lái, các nhà
cung cấp lớn, các đơn vị phân phối lớn thịt heo để giảm
chi phí trong lưu thông và khâu phân phối bán lẻ; giúp
giảm giá thành bán lẻ đối với mặt hàng thịt heo, đảm bảo
các chỉ số cân đối lớn về CPI theo chỉ đạo của Chính phủ.
Bộ NN&PTNT tiếp tục chỉ đạo các địa phương, người
chăn nuôi trong việc tái đàn gắn với chọn lọc con giống
chất lượng cao, áp dụng tiến bộ kỹ thuật mới trong chăn
nuôi để nâng cao năng suất, hạ giá thành sản phẩm, tăng
sức cạnh tranh trên thị trường. Phó Thủ tướng cũng yêu
cầu các tỉnh trên cả nước ngăn chặn tình trạng đầu cơ,
găm hàng chờ tăng giá, triển khai các giải pháp phục hồi
phát triển chăn nuôi heo với quy mô hợp lý.
VIẾT LONG
Chi phí không chính thức, thuế…
vẫn đè nặng doanh nghiệp
(PL)- Bộ KH&ĐT vừa hoàn thiện dự thảo nghị quyết
của Chính phủ về cắt giảm chi phí cho doanh nghiệp
(DN). Dự thảo nhận định dù được các tổ chức quốc tế
đánh giá cao nhưng còn nhiều chỉ số vẫn ở hạng thấp so
với thế giới. Cụ thể, theo Doing Business 2018, tổng mức
thuế và chi phí bảo hiểm DN Việt Nam phải nộp chiếm
38,1% lợi nhuận trước thuế trong khi con số này ở Thái
Lan là 28,7%, ở Indonesia là 30%.
Khảo sát về năng lực cạnh tranh cấp tỉnh năm 2017
(PCI 2017) cũng cho thấy 59,3% DN cho rằng DN cùng
ngành thường phải trả thêm các khoản chi phí không
chính thức; lãnh đạo của khoảng 30% DN phải dành
hơn 10% quỹ thời gian cho tìm hiểu và tuân thủ quy
định pháp luật; 44% DN cho rằng thủ tục thuê, mua đất
phức tạp; 16% DN cho rằng giá đất theo quy định nhà
nước cao.
Từ đó dự thảo tiếp tục đưa ra các mục tiêu như cắt
giảm, đơn giản hóa ít nhất 50% điều kiện kinh doanh;
đến năm 2020, giảm một nửa tỉ lệ DN phải chi trả chi phí
không chính thức và chi phí thuế và bảo hiểm xã hội của
DN giảm xuống mức trung bình ASEAN 4.
Đặc biệt, ngoài việc phải làm cho các quy định pháp luật
về kinh doanh dễ hiểu, công khai tài liệu hướng dẫn…, dự
thảo đề xuất xây dựng quy tắc đạo đức công vụ của cán bộ,
công chức khi phục vụ công dân, DN.
CHÂN LUẬN
lãi do chênh lệch tỉ giá hơn
300 tỉ đồng nhưng lỗ chênh
lệch tỉ giá cũng rất cao ở mức
838 tỉ đồng, chiếm3,5%doanh
thu. Còn tính
lũy kế năm
thángđầunăm,
lỗ chênh lệch
tỉ giá lên đến
1.181 tỉ đồng.
Cũng hoạt
động trong lĩnh vực hàng
không nhưng do chủ yếu thu
phí dịch vụ bằng USD nên
Tổng Công ty Cảng hàng
không Việt Nam đã có khoản
thu nhập từ lãi tỉ giá rất cao.
Lũy kế sáu tháng đầu năm
nay, đơn vị này lãi chênh
lệch tỉ giá hơn 400 tỉ đồng
và không ghi nhận khoản lỗ
chênh lệch tỉ giá nào. Nguyên
nhân, tỉ giá càng tăng thì lợi
nhuận tính ra tiền đồng ngày
càng dôi dư.
Ngành dệt may, một trong
những lĩnh vực cũng bị ảnh
hưởng khá nhiều từ tỉ giá, do
đầu ra và đầu vào của các DN
dệt may đều liên quan đến
ngoại tệ. Song do mức cân
đối lệch về phía đầu ra đến từ
xuất khẩu nên doanh thu của
một số đơn vị không những
tăng trưởng mà còn kiếm
thêm nhờ khoản lợi từ tỉ giá.
Đơn cử lũy kế sáu tháng đầu
năm nay, Tổng Công ty May
Việt Tiến có doanh thu và lợi
nhuận lần lượt đạt 2.751 và
127 tỉ đồng, tăng hơn 20%
so với cùng kỳ. Ngoài ra,
đơn vị này còn kiếm thêm
khoản lợi nhuận từ lãi tỉ giá
là 13,5 tỉ đồng.
Không ít nơi thua lỗ
Báo cáo tài chính quý II-
2018 vừa công bố của nhiều
công ty cũng chỉ ra nửa đầu
năm nay lỗ tỉ giá đã ăn mòn
một khoản lợi nhuận đáng
kể của họ. Ví dụ Công ty Cổ
phần Điện lực dầu khí Nhơn
Trạch 2 lỗ do chênh lệch tỉ
giá 11 tỉ đồng, trong khi cùng
kỳ năm ngoái lãi đến 165 tỉ
đồng. Việc công ty lỗ do tỉ
giá vì có hai khoản vay bằng
tiền USD và euro.
Theo bà Hồ Ngọc Yến
Phương, Trưởng ban Tài
chính Tập đoàn Dầu khí Việt
Nam (PVN), rủi ro về tỉ giá
là rủi ro trọng yếu nhất mà
các công ty ngành dầu khí
thường gặp phải. Đối với các
đơn vị trực thuộc PVN hiện
có tổng mức giao dịch bằng
ngoại tệ thường xuyên hằng
năm khoảng 5-7 tỉ USD thì
mức độ ảnh hưởng của biến
động tỉ giá là rất lớn. Theo
ước tính từ đơn vị này, tỉ giá
biến động tăng khoảng 2%
sẽ dẫn đến khoản lỗ chênh
lệch tỉ giá của các DN trong
ngành hơn 1.800 tỉ đồng.
Tương tự, một loạt công
ty khác cũng chung số phận.
Trong đó phải kể đến Công ty
Xi măng Hà Tiên 1 lỗ chênh
lệch tỉ giá là 1,3 tỉ đồng,
Nhựa Đông Á là 514 triệu
đồng, Công ty Nhựa thiếu
niên Tiền Phong mất hơn
400 triệu đồng vì tỉ giá tăng...
Đây là những DN đã có
báo cáo tài chính quý II đưa
khoản lỗ chênh lệch tỉ giá vào
hạch toán. Còn nhiều công ty
khác đang lo ngại biến động
tỉ giá sẽ ảnh hưởng đến hoạt
động kinh doanh vì khoản
vay đầu tư khá lớn, đặc biệt
là những đơn vị mà nguyên
liệu đầu vào nhập khẩu chiếm
tỉ trọng lớn sẽ gặp bất lợi khi
USD tăng.
Có nhiều cách giảm
rủi ro tỉ giá
Theo một báo cáo gần đây
của Ngân hàng HSBC, phần
lớn các giámđốc tài chính cho
rằngmột trong những lý do lợi
nhuận DN giảm là vì tác động
tiêu cực do biến động tỉ giá của
thị trường tiền tệ. CácDNđược
khảo sát cho rằng biến động tỉ
giá là loại rủi romà họ ít có sự
chuẩn bị để đối phó nhất, dù có
thể phòng tránh được.
TSNguyễnTríHiếu, chuyên
gia ngân hàng, cũng cho rằng
việc tăng tỉ giá có thể kéo dài,
vì vậyDNcần có các giải pháp
ứng phó phù hợp. Để chủ động
trong hoạt động quản trị DN
cần phải quản trị dòng tiền và
kiểm soát rủi ro hiệu quả, chủ
động trong công tác phòng
vệ rủi ro tỉ giá. Một số biện
pháp được dùng để hạn chế
hoặc loại trừ biến động tài
chính là hợp đồng hoán đổi
(swap), giao dịch tương lai
(derivative trading)…
Một sốchuyêngiakhácđánh
giá có thể phòng ngừa rủi ro tỉ
giábằngcáchDNmở tài khoản
ngoại tệởnơi cócáckhoảnphải
thu, phải trả có cùng loại tiền tệ
để không phải chuyển đổi giữa
cácđồng tiền.DNcó thểđưa rủi
ro tỉ giá vào biên lợi nhuận và
gánh chịu rủi ro dự báo trước.
“Chẳng hạn, tỉ giá tăng bao
nhiêubiênđộphần trămthì đưa
vàochi phí tươngứng.NếuDN
xuất khẩu cho một quốc gia
và thanh toán bằng EUR hoặc
USD thì có thể yêu cầu đối tác
thanh toán ngay để được chiết
khấu thay vì vài tháng saumới
trả. Do đó, đã kiểm soát được
rủi ro tỉ giá khi tính theo tỉ giá
giao ngay” - một chuyên gia
nêu ví dụ. •
Đồng đôlaMỹ tăng tác động cả tích cực lẫn tiêu cực đối với DNViệt. Trong ảnh: Một khách hàng đang
giao dịch ngoại tệ. Ảnh: TL
1...,2,3,4,5,6,7,8,9,10 12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook