189-2018-MOI - page 5

5
NGUYỄNTRÀ
“M
i người trong Hình sự
đặcnhiệmcómộtưuđiểm
riêng, Huỳnh Quốc Vũ
(Tổ trưởng Tổ 3, Đội Hình sự đặc
nhiệm, Công an TP.HCM) là một
trinh sát đa năng, đặc biệt là khả
năng tổng hợp và đánh giá chứng
cứ, lập hồ sơ. Đây là yếu tố quan
trọng để quyết định bắt hay không
bắt. Nhưng Vũ rất kín tiếng, không
nói gì về mình đâu” - các trinh sát
đội đặc nhiệm nói.
“Đừng bắt vội!”
Với trinh sát Bùi Hữu Hạnh, Đại
úyVũ không chỉ là đồng đội mà còn
là người anh ngư ngmộ vì khả năng
định hướng điều tra và làm hồ sơ.
Anh ấy luôn nhắc nhở anh em là
muốn lập án, bắt đối tượng thì hồ
sơ phải chắc. Thậm chí bắt ai trước,
ai sau đều phải tính toán hết. “Sau
cặp kiếng cận, Vũ “nhìn thấu” vào
từng chi tiết và khi “quân sư” này
vạch phương án triệt phá thường
sâu sát đến từng chi tiết, anh em
rất an tâm” - anh nói.
Chuyên án triệt phá thành công ổ
ma túy trong ngôi nhà hai lớp cửa
sắt do Nguyễn Thái Tới (quận Gò
Vấp) cầm đầu chính là một ví dụ.
Ổ ma túy của Tới được xem là “đại
lý” lớn, cung cấp cho hàng chục
người nghiện trên địa bàn và công
an đeo bám nhiều tháng trời mới
triệt phá được.
“Ngày xưa Vũ là lính hình sự Gò
Vấp, nắm rất chắc địa bàn. Nguồn tin
ban đầu, định hướng điều tra…Vũ là
người đề xuất, lãnh đạo duyệt, góp
ý rồi triển khai” - trinh sát Hạnh kể.
Sau khi củng cố hồ sơ, sử dụng
các biện pháp nghiệp vụ, đặc nhiệm
đợi thời cơ cất lưới. Anh Hạnh kể:
“Các trinh sát được giao nhiệm vụ
đeo bám hành tung của Long “cá
chép” - cánh tay đắc lực của Tới.
Long là tay lái lụa, chạy xe rất khiếp.
“Trưa hôm đó tôi phát hiện Long
chạy xe trên đường nên bám theo.
Người này vừa đập đá nên phóng
xe kinh hoàng trên đường, nhiều lần
suýt mất dấu. Lúc tới đoạn Nguyễn
Văn Lượng, Nguyễn Oanh (quận
Gò Vấp), Long tấp vào quán trà
sữa. Quán buổi trưa vắng, tôi báo
cho Vũ là Long đang có biểu hiện
phê ma túy, thuận lợi cho việc bắt
giữ nhưng Vũ không đồng ý. Tôi
tiếp tục đeo bám đến phòng trọ rồi
về” - trinh sát Hạnh nhớ lại.
Khi đụng đến nghiệp vụ, Đại úy
Vũ mới chịu mở lời. Anh cho hay
có hai lý do chưa thể bắt Long.
“Thứ nhất, mục đích chính phải
bắt được Tới, mà lúc đó chưa có
cơ hội. Nếu bắt Long trước, Tới sẽ
cảnh giác, động cả đường dây. Thứ
hai, lúc đó Long nghi sử dụng ma
túy, một mình Hạnh bắt rất nguy
hiểm” - Đại úy Vũ nói.
Đã bắt phải xử lý được!
Việc bắt nghi can mà không xử lý
được sẽ khiến đối tượng cảnh giác
hơn, anh em đi làm nhiệm vụ cũng
ức chế vì tốn công tốn sức. Những
trường hợp bắt quả tang, nghi can
còn chối bay chối biến thì việc bắt
truy xét mà hồ sơ không vững, khả
năng thất bại rất lớn. “Nhiều người
có thời gian ăn cơm tù còn nhiều
hơn cơm nhà, kinh nghiệm đối phó
với công an đầy mình nên bắt xong,
buộc họ nhận tội lại là cả vấn đề. Hồ
sơ chắc là một chuyện, biết cách và
thực hiện là chuyện khác” - anh nói.
Không chỉ là “quân sư”, anh còn
có cách buộc nghi can nhận tội.
Theo các trinh sát, trước đây anh
em theo dấu Nguyễn Phạm Hoàng
Thanh - một tay trộmxemáy chuyên
nghiệp. Khi đã đủ tư liệu, các trinh
sát bắt nguội Thanh. Thời điểm bị
bắt, trong người thanh niên này còn
có bộ đồ nghề phá khóa, giấy phép
lái xe của một phụ nữ… nhưng
Thanh chối bay chối biến. Trinh sát
đưa hình ảnh các lần Thanh trộm xe
nhưng người này vẫn không nhận,
dọa tự tử. Sau đó trinh sát Vũ vào
trò chuyện, hỏi thăm gia đình…“Bị
đánh vào tâm lý, Thanh khai nhận
gần chục vụ, tất nhiên con số thực
tế sẽ nhiều hơn…” - Vũ nhớ lại.
Chuyện đánh vào tâm lý, buộc
nghi can nhận tội thì nhiều nhưng
lần mới nhất mà anh em trong đội
khó quên là phải dời ngày bắt vì
nghi can làm đám cưới.
Sau khi lập chuyên án triệt phá
băng “đá nóng” xe máy trên địa bàn
TP.HCM, trinh sát xác định trùm
tiêu thụ xe gian của đường dây là
Nguyễn Anh Duy nên bám theo.
“Hôm đó anh em phát hiện Duy
chở người yêu vào phòng khám
siêu âm, liền đùa: “Không khéo vài
hômnữa nó làmđám cưới”. Ba hôm
sau đó, ban chyên án quyết định bắt
Duy nhưng khi đến nơi thì thấy nhà
dựng hoa rạp cưới. Anh em gọi báo
cho lãnh đạo, xin chờ xong ngày
vui của người này và được đồng
ý” - một trinh sát kể.
Bị bắt sau ngày cưới, Duy phủ
nhận các chứng cứ mà trinh sát
đưa ra. Đại úy Vũ và đồng đội
quyết định để hai vợ chồng gặp
nhau. Không biết người vợ đã nói
với Duy những gì, chỉ biết sau đó
người vợ nước mắt nhạt nhòa nhìn
Duy ký vào lời nhận tội. Có người
đoán người vợ đã cho Duy hay là
các trinh sát phải chờ xong ngày
vui của họ nên hợp tác…•
Một trinh sát
nhanh trí, sáng tạo
Sứcmạnhcủađặcnhiệm là sức
mạnh củamột tập thể, mỗi trinh
sát trong đội có thế mạnh riêng.
HuỳnhQuốcVũ là tổ trưởngphân
đội 3, là một người có tinh thần
trách nhiệm, amhiểu nghiệp vụ,
pháp luật, quán xuyến công việc,
giữ vai trò thammưu cho ban chỉ
huy trong việc lập kế hoạch, truy
bắt đối tượng.
Chuyênánbắt NguyễnTháiTới
rất kỳ công. Làm sao vào được
cănnhà có camera theodõi, luôn
có người canh gác, hai lớp cửa
kiên cố, cổng cao tới ban công
mà nghi can không phi tang ma
túy, súng… không dễ. Vũ đưa ra
ý tưởng, lập kế hoạch áp dụng
các biện pháp liên hoàn.
Ởtrườngaicũngđượcdạy,được
học các biệnpháp, phươngpháp
nhưngvậndụngkiến thứcđóvào
từng chuyên ánmới là cái tài của
người trinh sát. Vũ là một người
nhanh trí, sáng tạo, lanh lợi, am
hiểu biện pháp nghiệp vụ, đảm
bảo mọi quy trình, hoạt động
đúng theo quy định pháp luật.
Trung tá
MAI THỐNG NHẤT
,
Đội trưởng Đội Hình sự đặc nhiệm,
Công an TP.HCM
Phút nghỉ ngơi của trinh sát HuỳnhQuốc Vũ
(bên trái)
và đồng đội. Ảnh: NGUYỄNTRÀ
Công an tỉnh Đồng Nai vừa công bố các quyết định
của Bộ Công an về sắp xếp, tinh gọn lại bộ máy Công
an tỉnh Đồng Nai. Theo đó, bộ máy Công an tỉnh Đồng
Nai gồm có ban giám đốc và 27 phòng trực thuộc, giảm
năm phòng so với mô hình cũ. Ngoài ra, việc sáp nhập
Cảnh sát PCCC vào Công an tỉnh thành Phòng Cảnh sát
PCCC và cứu hộ, cứu nạn.
Bên cạnh đó, Công an tỉnh Đồng Nai cũng trao quyết
định điều động giám đốc Cảnh sát PCCC tỉnh - Đại tá Văn
Quyết Thắng và hai phó giám đốc (PGĐ) là Đại tá Chu
Văn Liên và Đại tá Trần Tuấn Triệu về nhận công tác tại
công an tỉnh, giữ chức vụ PGĐ công an tỉnh.
Như vậy, ngoài Đại tá Văn Quyết Thắng, Trần Tuấn
Triệu và Chu Văn Liên được điều động từ Cảnh sát PCCC
Đồng Nai sang giữ chức vụ PGĐ, ban giám đốc Công an
tỉnh Đồng Nai còn có năm PGĐ nữa gồm Đại tá Nguyễn
Văn Kim, Đại tá Bùi Hữu Danh, Đại tá Lý Quang Dũng,
Đại tá Trần Thị Ngọc Thuận và Trung tá Lê Hoàng Ngân.
• Đại tá Đào Vịnh Thắng (Trưởng PC67 Hà Nội) cho hay:
“Thường vụ Đảng ủy và ban giám đốc Công an TP Hà Nội 
thống nhất giữ nguyên 33 phòng và sáp nhập 18 phòng thành
chín phòng, giải thể một phòng. Trong đó, sáp nhập PC67
và PC68 gọi là Phòng CSGT đường bộ - đường thủy”.
“So với bộ máy tổ chức cũ, Bộ Công an giảm sáu tổng
cục, gần 60 đơn vị cấp cục, gần 300 đơn vị cấp phòng. Ở
công an địa phương, sau khi sáp nhập cảnh sát PCCC và
tổ chức lại, giảm hơn 500 đơn vị cấp phòng và gần 1.000
đơn vị cấp đội” - ông Lương Tam Quang, Chánh Văn
phòng Bộ Công an, cho hay.
• Cùng ngày, Công an TP Cần Thơ cũng đã sáp nhập
Cảnh sát PCCC và cứu nạn-cứu hộ TP Cần Thơ thành
Phòng Cảnh sát PCCC và cứu nạn-cứu hộ, thuộc Công an
TP Cần Thơ.
Cạnh đó, công bố quyết định của Bộ Công an điều
động Đại tá Vũ Văn Tảo và Đại tá Trần Đức Đình cùng
PGĐ Cảnh sát PCCC giữ chức vụ PGĐ Công an TP Cần
Thơ. Hiện ban giám đốc Công an TP Cần Thơ gồm chín
thành viên, trong đó giám đốc là Đại tá Trần Ngọc Hạnh,
cùng tám PGĐ.
V.HỘI - T.PHAN - G.TUỆ
Thời sự -
ThứBảy18-8-2018
“Quân sư” của những
chuyên án khó
Mỗi khi nhắc tới những chiến công, trinh sát đặc nhiệmTP.HCM luôn nhắc tới Đại úy HuỳnhQuốc Vũ -
một người hùng thầm lặng.
KỶ NIỆM 73 NĂM NGÀY TRUYỀN THỐNG LỰC LƯỢNG CAND (
1
9 -8-
1
945 –
1
9 -8-
201
8)
Có người đoán người vợ
đã cho Duy hay là các
trinh sát phải chờ xong
ngày vui của họ m i bắt
giữ nên Duy hợp tác…
CônganĐồngNai có 8phógiámđốc
Hà Nội sẽ sáp nhập hai phòng CSGT; Công an TP CầnThơ có thêmhai phó giámđốc.
1,2,3,4 6,7,8,9,10,11,12,13,14,15,...16
Powered by FlippingBook