190-2018 - page 10

10
Bạn đọc -
ThứHai 20-8-2018
Khát khao chờ mua
nhà diện chính sách
ĐÀOTRANG
B
áo
Pháp Luật TP.HCM
đã nhận được phản ánh
của sáu gia đình chính
sách về việc chưa được giải
quyết đơn đề nghị được
mua nhà cũ thuộc sở hữu
nhà nước tại chung cư Trúc
Giang (phường 13, quận
4, TP.HCM). Hơn 10 năm
nay, sáu gia đình này vẫn
đang phải thuê lại tầng trệt
ở chung cư Trúc Giang để
sinh sống qua ngày.
Sáu gia đình chính sách
bao gồm: Ông Đào Duy Đát
(thương binh), ông Lê Văn
Hý (thương binh), ông Phan
Ngọc Cường (thương binh),
ông Lã Trọng Loan (thương
binh), bà Dương Thị Tơ (con
ông Dương Văn Lê, liệt sĩ
chống Pháp), bà Lê Thị Sang
(nuôi cán bộ).
“Trước đây tầng trệt của
chung cư này vốn là cái kho
chứa hàng. Sau đó công ty
dịch vụ công ích lúc bấy giờ
mới ngăn tường, chia lại từng
phòng cho các gia đình thuê
lại theo diện gia đình chính
sách.Cácphòng
có diện tích 23-
30 m
2
. Lúc đó
tôi chỉ nghĩ có
cái nhà để chui
ra chui vô là
mừng rồi. Sau
này mình có
điều kiện thì
có thể xin Nhà
nước đượcmua
lại với giá ưu đãi, thế nhưng
tôi đã làm đơn qua lại cả 10
năm nay nhưng vẫn chưa
được giải quyết” - ông Đào
Duy Đát ngậm ngùi.
ÔngLãTrọngLoanbứcxúc:
“Đến năm 2015 thì Nhà nước
cũng giải quyết cho chúng tôi
mua nhà. Tuy nhiên, nhà được
mua theo giá thị trường trong
khi chúng tôi là những thương
binh, người già không có sức
lao động thì làmsaomua nổi”.
Hiện nay cả sáu gia đình
chính sách đang phải sống
trong căn hộ đang bị xuống
cấpnghiêmtrọng. Dođây là tài
sản của Nhà nước nên các gia
đình cũng không được quyền
sửa chữa.
Trả lời báo
Pháp Luật
TP.HCM
,ông
NguyễnVăn
Danh, Phó
Gi ám đố c
SởXây dựng
TP.HCM,cho
biết chung cư
Trúc Giang
được xây dựng từ năm 1975,
trong đó tầng trệt không có nhà
ở.Năm2002,UBNDTP.HCM
cóCôngvănsố862/VP-ĐTbàn
giao tầng trệt chung cư Trúc
Giang là tài sản của Công ty
Xây lắp công nghiệp choCông
ty TNHHMTVDịch vụ công
ích quận 4 quản lý (công ty),
giao cho UBND quận 4 chỉ
đạo việc sửa chữa, nâng cấp
hoặc xây dựng mới chung cư.
Năm 2005, UBND quận 4
đã bố trí cho thuê nhà, giải
quyết cho sáu trường hợp nói
trên là đối tượng chính sách có
công và rất khó khăn về nhà
ở được thuê căn hộ chung cư.
Năm2013, công ty đã thông
báo cho các hộ trên liên hệ
với Sở Xây dựng để mua
nhà theo Nghị định 34/2013
(thu 100% tiền sử dụng đất,
không miễn giảm tiền mua
nhà ở) nhưng chưa hộ nào
ký hợp đồng mua căn hộ do
không có đủ khả năng về tài
chính và các hộ tiếp tục làm
đơn khiếu nại.
Tháng5-2018, SởXâydựng
có văn bản gửi UBND quận
4 cho rằng việc bán nhà ở
cho sáu hộ dân sẽ được xét là
trường hợp đủ điều kiện mua
theo Nghị định số 34/2013,
được áp dụng theo đơn giá
đất năm 2014.
Tuy nhiên, chung cư Trúc
Giang đã được kiểm định
thuộc cấp D, mức độ hư hỏng
là nguy hiểm, không đủ điều
kiện bán.
Vì thế, ngày 6-7-2018,
UBND quận 4 đã ban hành
kế hoạch di dời khẩn cấp
các hộ dân tại chung cư
Trúc Giang, đồng thời kiến
nghị tạm hoãn việc giải
quyết hồ sơ bán nhà thuộc
sở hữu nhà nước đối với
sáu hộ dân. Sau khi chung
cư được xây dựng mới, nếu
các hộ dân này mong muốn
được tái định cư tại chung
cư, UBND quận 4 kiến nghị
Sở Xây dựng xem xét, giải
quyết hồ sơ bán nhà thuộc
sở hữu nhà nước đối với sáu
hộ dân này.•
Cuộc sống chật chội tại căn hộ củamột gia đình chính sách ở chung cư Trúc Giang. Ảnh: ĐÀOTRANG
Tôi đã thay đổi
hành vi từ 1 cậu bé
Hiện nay, tại những địa
điểm công cộng như trạm
xe buýt, nhà ga, quảng trường, công viên… đều có
những thùng rác phân loại hữu cơ và vô cơ riêng
biệt nhưng người ta vẫn cứ vô tư để chung một chỗ.
Dù bên ngoài hai thùng rác đều có ghi hướng dẫn
nhưng ít người quan tâm đến, trong đó có tôi của
một tháng trở về trước.
Chính bản thân tôi cũng từng là người kém ý thức
nơi công cộng khi để rác lộn xộn. Cách đây một
tháng, khi đứng ngay nhà chờ xe buýt, tôi bị một cậu
bé khoảng 12 tuổi chỉnh. Lúc tôi để vỏ chai nước
vào thùng rác thì cậu bé chạy đến nói: “Chú ơi, để
bên kia”. Khi tôi hỏi lý do thì cậu chỉ tay vào những
dòng chữ bên ngoài thùng rác và giải thích. Không
để con nít nhắc nhở thêm, tôi vội đưa tay vào thùng
rác lấy vỏ chai nhựa ra và đặt đúng vị trí bên phần
rác vô cơ. Và tôi cũng không quên cám ơn cậu bé vì
lời khuyên ý nghĩa đó.
Từ đó tôi để ý quan sát thì thấy còn rất nhiều
người có tính chủ quan như tôi. Người ta cứ nghĩ
rằng cho rác vào thùng là đã văn minh rồi chứ không
màng đến việc phân loại vô cơ, hữu cơ riêng biệt.
Qua tìm hiểu thì tôi được biết ở nhiều quốc gia
trên thế giới, người ta đã biết phân loại rác từ rất lâu.
Chẳng hạn như nước Đức có khoảng bốn thùng rác
với bốn màu khác nhau (chứ không phải hai thùng
như nước ta): Nhựa và bao bì được cho vào thùng
màu vàng; giấy và thùng carton chứa vào thùng màu
xanh dương; thủy tinh có hai thùng, màu trắng cho
chất liệu sáng và màu xanh lá cây cho thủy tinh màu.
Chính vì thế nước Đức đã đạt được tỉ lệ tái chế rác
tới mức 65%. Trong khi chúng ta chỉ mới dừng lại ở
ý thức cho rác vào thùng trong vài năm gần đây.
Việc phân loại rác không những bảo vệ môi
trường mà còn giúp cho người lao công đỡ vất vả
hơn. Để ý thức này được nhân rộng khắp thì người
lớn phải làm gương cho trẻ em. Một khi trẻ học
được điều hay này từ phụ huynh nhiều lần thì trẻ sẽ
có thói quen tự giác. Như trường hợp cậu bé mà tôi
đã kể trên.
NGUYỄN THANH VŨ
Một cậubébiết phân loại rác tại trạmxebuýt gầnvòngxoay
PhúLâm, quận6, TP.HCM. Ảnh: THANHVŨ
Về nguồn nhà tạm cư,
phương ánbồi thường, tái
định cư sẽ được thực hiện
theoNghịđịnhsố101/2015
về cải tạo, xâydựng chung
cưcũ.Tứcnhàđầu tư tham
gia dự ánphải lậpphương
án tạmcư, phương án bồi
thường, tái định cưđối với
các hộ dân, bao gồm cả
sáu hộ dân trên.
Quảng cáo
THÔNG BÁO
Kểtừngay9-6-2017VănPhòngLuâtSưĐoanGiaPhúc
chuyển trụ sởmơi sô136, tỉnh lô8, khuphô2, thi trấnCủ
Chi,TP.HCM.Theogiấyđăngkýhoatđôngsô41.01.0890/
TP/ĐKHĐ do Sở Tư Phap TP.HCM cấp ngay 9-6-2017.
Điên thoai: 0837907727 – 0903 392 861 (luât sư Thu)
Việc bán nhà ở cho
sáu hộ dân sẽ được
xét là trường hợp
đủ điều kiện mua
theo Nghị định số
34/2013, được áp
dụng theo đơn giá
đất năm 2014.
Sáu gia đình thuộc đối tượng người có công với cáchmạng vẫn đang
mònmỏi để chờ được mua nhà theo diện chính sách.
Xinxét lại bảnándo có tình tiếtmới, được không?
Tết năm 2017, tôi (18 tuổi) và chị tôi
(20 tuổi) qua nhà hàng xóm chơi, vì
thiếu tiền đánh bài nên tôi đã ăn trộm
hai chiếc iPhone của người hàng xóm. Về nhà, chị tôi
phát hiện tôi ăn trộm. Sau đó, vì thương tôi bệnh tật nên
chị tôi đã nhận mình lấy trộm. Cuối năm 2017, chị tôi bị
kết án hai năm tù. Khi chị tôi đi tù được mấy tháng, tôi
thấy ân hận vô cùng về hành vi của mình, giờ tôi muốn
nhận tội được không, tôi có nghe người ta nói đến thủ tục
tái thẩm gì đó, tôi phải làm gì?
Một bạn đọc giấu tên
Luật sư
Nguyễn Minh Trí
,
Đoàn Luật sư TP.HCM
, trả lời:
Do chị của bạn đã nhận tội thay cho bạn và bản án đã có hiệu
lực pháp luật (đang trong giai đoạn chấp hành án) thì việc
xem xét lại bản án có tình tiết mới phải thực hiện theo đúng
thủ tục tái thẩm quy định tại Chương XXVI Bộ luật Tố tụng
hình sự (BLTTHS) 2015 (từ Điều 397 đến Điều 403).
Tái thẩm là xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực
pháp luật của tòa án nhưng bị kháng nghị vì có tình tiết
mới được phát hiện có thể làm thay đổi cơ bản nội dung
của bản án, quyết định mà tòa án không biết được khi ra
bản án, quyết định đó (Điều 397 BLTTHS 2015).
Bản án, quyết định của tòa án đã có hiệu lực pháp luật
bị kháng nghị theo thủ tục tái thẩm khi có một trong các
căn cứ quy định tại Điều 398 BLTTHS 2015.
Trường hợp bạn nêu trên thì tình tiết mới là chị của bạn
không phải là người phạm tội mà chính bạn mới là người
phạm tội.
Bạn nên tự thú tại cơ quan công an đã thụ lý điều tra vụ
án hoặc tại công an địa phương nơi mình cư trú.
Ở khía cạnh khác, chị của bạn có thể chịu trách nhiệm về
tội che giấu tội phạm quy định tại Điều 389 Bộ luật Hình sự
2015 do hành vi nhận tội thay cho bạn.
PHẠMTUYÊN
ghi
1,2,3,4,5,6,7,8,9 11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook