190-2018 - page 16

16
Thế giới 24 giờ
Quốc tế -
ThứHai 20-8-2018
Venezuela đổi tiền để vượt
siêu lạm phát
Đối mặt với tỉ lệ lạm phát “không thể tưởng
tượng” lên đến năm con số, Venezuela quyết
định tăng mệnh giá đồng tiền, theo
New York
Times.
Theo đó, quốc gia Nam Mỹ này đang đối mặt
tỉ lệ lạm phát lên đến 32.714%. Thậm chí theo
dự báo của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), năm nay
con số này có thể lên tới 1 triệu %. Tình trạng
siêu lạm phát này được IMF so sánh như lạm
phát ở Zimbabwe vào năm 2000 hay ở Đức giai
đoạn 1920. Theo
Reuters
, một cốc cà phê ở thủ
đô Caracas có giá đến 2 triệu bolivar, trong khi
muốn mua một con gà trong siêu thị, người dân
nước này phải trả 14,6 triệu bolivar.
Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro hôm
18-8 đã công bố các biện pháp cải tổ kinh tế
lớn, trong đó có việc giảm giá trị đồng tiền
xuống 96% và xóa năm con số 0 trên đồng nội
tệ bolivar. Đồng tiền bolivar mới sẽ chính thức
được phát hành vào hôm nay (20-8). Mệnh giá
lớn nhất của đồng tiền mới sẽ là 500 bolivar,
tương đương 50 triệu bolivar cũ. Ngoài cải cách
tiền tệ, Tổng thống Nicolas Maduro còn quyết
định nâng mức lương tối thiểu lên hơn 3.000%.
Điều này gây áp lực lên chính sách trả lương của
các doanh nghiệp. Tổng thống Maduro cam kết
chính phủ sẽ chi trả ba tháng đầu tiên sau khi áp
dụng mức tăng lương tối thiểu đối với các công
ty vừa và nhỏ, dù chưa rõ chính phủ sẽ lấy đâu
ra khoản tiền khổng lồ này.
THÙY ANH
Mỹ-Trung bước vào
chiến tranh lạnh?
Căng thẳng thươngmại được nhiều chuyên gia nhận định chỉ là
khởi đầu cho cuộc chiến tranh lạnhmới giữaWashington và Bắc Kinh.
THUTHẢO
T
ại các văn phòng chính
phủ, các cơ quan tư vấn
chính sách (think tank),
các trường đại học lẫn các cơ
quan thông tin nhà nước ở
Mỹ, cuộc tranh luận về chiến
tranh thương mại Mỹ-Trung
Quốc (TQ) đang diễn ra sôi
nổi. Mọi người xoay quanh
câu hỏi đâu mới chính là
động lực hay lý do thật sự
của các hành động leo thang
thươngmại doWashington đã
và đang tạo ra trước một TQ
đang ôm “mộng Trung Hoa”.
Đánh thuế chỉ là
“lý do khởi đầu”
Căng thẳng Mỹ-TQ bắt
đầu từ việc ông Trump chỉ
trích các chính sách thương
mại không công bằng của
Bắc Kinh, trong đó nổi bật là
tham vọng “Made in China
2025” của chính quyền Tập
Cận Bình - tham vọng thống
lĩnh thị trường sản xuất toàn
cầu. Ông Trump khởi động
bằngmột chiến lược đi ngược
lại với tự do thương mại của
chínhquyền tiềnnhiệm, “quét”
lệnh đánh thuế với hầu hết
các đối tác thương mại lớn
bất chấp các cảnh báo trả
đũa. Tuy nhiên, đến lúc này
hầu hết các “mũi tên” mà ông
Trump định bắn ra đã được
thu lại hoặc tạm hoãn, nổi bật
là “đình chiến” với Liênminh
châu Âu (EU). Chỉ còn TQ là
mục tiêu rõ ràng nhất và toàn
diện nhất của Washington.
Các phân tích cho thấy
ngay cả khi khoản thuế 10%
lên hơn 200 tỉ USD hàng hóa
được thông qua thì tổng thuế
thu được vẫn chiếm tỉ trọng
rất nhỏ 0,1% GDP, một con
số quá nhỏ so với những bất
ổn trong cả nền kinh tế và
các mối quan hệ đối tác mà
Mỹ có hiện nay. Ngoài ra, tỉ
lệ thất nghiệp ở Mỹ dự kiến
cũng gia tăng sẽ là hệ lụy tiếp
theo của chiến tranh thương
mại Mỹ-TQ. Nhiều doanh
nghiệp và người dânMỹ cũng
chịu áp lực trước các đòn trả
đũa của Bắc Kinh, bao gồm
cả việc đánh thuế vào một số
mặt hàng xuất khẩu chủ lực
của Mỹ hoặc đặt ra các rào
cản phi thuế quan khiến hàng
hóa Mỹ gặp khó ở các cảng
nhập khẩu của TQ.
Với vai trò lànướcxuất khẩu
lớn, thiệt hại đối với TQ trong
trường hợpMỹ đánh thuế vào
Thuế quan chỉ là
một phần nhỏ trong
kế hoạch của chính
quyền Trump trong
việc ngăn TQ qua
mặt Mỹ, trở thành
cường quốc kinh tế
lớn nhất thế giới.
Tổng thốngMỹ Trump
(trái)
không chỉ phát độngmột cuộc chiến thươngmại đơn lẻ với
Chủ tịch TrungQuốc Tập Cận Bình. Ảnh: WCCFTECH
danh sách hàng hóa trị giá
200 tỉ USD trên lý thuyết sẽ
vào khoảng 1,7% GDP. Tuy
nhiên, con số chính xác về
thực tế, theo một số chuyên
gia phân tích, chỉ là 0,43%
GDP bởi phần lớn thiệt hại
do doanh nghiệp Mỹ đầu tư
sản xuất tại TQ phải chịu.
Nếu tính luôn các thiệt hại
kéo theo liên quan đến việc
giảm xuất khẩu, tổng thiệt hại
mà TQ phải chịu có thể vào
khoảng 1,12% GDP. Với tốc
độ tăng trưởng GDP chiếm
khoảng 6,5% hằng năm, mức
thiệt hại này Bắc Kinh hoàn
toàn có thể chấp nhận được
khi nước này vẫn đảm bảo
tăng trưởng cao hơn nhiều
so với mức tăng trưởng kinh
tế bình quân của thế giới vào
khoảng 3,9%.
Mỹ thừa khả năng để có
được những dự báo kết quả
như thế này. Washington sẽ
không kích động chiến tranh
thương mại với TQ để thu lại
những lợi ích rất nhỏ về mặt
tổng thể hoặc chỉ để làm tổn
thương TQ ở mức độ không
thể làm ông Tập Cận Bình
lung lay các quyết sách của
mình. Rõ ràng là cần có một
lý giải sâu xa hơn phía sau các
lệnh đánh thuếmàWashington
nhắm vào TQ.
Một chiến lược
tổng thể nhắm vào
Trung Quốc
Nhiều chính trị gia, chuyên
gia phân tích thừa nhận rằng
phía sau cuộc chiến thương
mại là một chiến lược lớn do
ông Trump khai sinh và dẫn
dắt nhằm ngăn TQ vươn lên
trở thành một cường quốc
toàn cầu.
HeWeiwen, cựu quan chức
Bộ Thương mại TQ, hiện là
thành viên cao cấp tại Trung
tâmTQvàToàn cầu hóa, nhận
định: “Chính quyền Trump
đã cho thấy một điều rõ ràng
rằng “việc kiểm soát sự phát
triển của TQ là lý do sâu xa
hơn phía sau các động thái
đánh thuế thương mại” của
Washington”.
Hơn20quan chức, cựuquan
chức khác, lãnh đạo doanh
nghiệp, nhà nghiên cứu thuộc
biên chế của nhà nước, nhà
ngoại giao và các biên tập viên
thuộc truyền thông nhà nước
TQcũngcócùngnhậnđịnhvới
HeWeiwen, theo
Bloomberg
.
Các chuyên gia có cùng nghi
ngờ chung: “Thuế quan chỉ là
một phần nhỏ trong kế hoạch
của chính quyền Trump trong
việc ngăn TQ qua mặt Mỹ trở
thành cường quốc kinh tế lớn
nhất thế giới”. Thậm chí một
số người còn bày tỏ lo ngại
rằng hai cường quốc này có
thể bước vào một cuộc đụng
độ lâu dài để tranh giành vị trí
đứng đầu thế giới, gợi nhớ đến
cuộc chiến tranh lạnh giữaMỹ
và Liên Xô vào thế kỷ trước.
AnGang, chuyêngia nghiên
cứutạiViệnNghiêncứuPangoal,
cho biết chiến tranh thương
mại Mỹ-TQ đang khiến nhiều
người ở TQ suy nghĩ liệu một
cuộc chiến tranh lạnh mới có
phải đã bắt đầu hay không.
Vị này nói thêm, cuộc đụng
độ thương mại đã mang lại
những hàm ý về chiến lược
lẫn quân sự. Điều này phản
ánh mối quan ngại của nhiều
người tại TQ rằng căng thẳng
thươngmại Mỹ-TQ có thể lấn
sang các vấn đềĐài Loan, biển
Đông và Triều Tiên.
Nhận định này hoàn toàn
phù hợp với động thái mới
đây của Mỹ. Đạo luật Ủy
quyền Quốc phòng (NDAA)
2019 vừa được Thượng viện
Mỹ thông qua chứa đựng rất
nhiều chính sách trực tiếp
nhắm vào TQ. Trong đó nổi
bật là việc cung cấp tài chính
cho 14 hành động cứng rắn
đối với TQ, điển hình là việc
xây dựng chiến lược rõ ràng
về TQ và bắt buộc báo cáo lại
choQuốc hội; tăng cường khả
năng sẵn sàng của lực lượng
phòng vệ Đài Loan; nâng cấp
Sáng kiến an ninh hàng hải
Đông Nam Á cũ để bao trùm
khu vực Ấn Độ Dương - Thái
BìnhDương; giới hạn kinh phí
tài trợ cho các chương trình
tiếng phổ thông TQ; yêu cầu
báo cáo thường niên choQuốc
hội về các hoạt động quân sự,
hàng hải và hàng không của
TQ ở khu vực Ấn Độ Dương
- Thái Bình Dương.•
888.000
người ở tỉnh Hà Nam, Trung Quốc bị ảnh hưởng bởi
cơn bão Rumbia với lượngmưa vượt mức 500mmkèm
theo gió mạnh. Theo
Tân Hoa Xã
, tính đến trưa hôm
qua (19-8), đã có một người chết, gần 109.000 ha cây
trồng bị ảnh hưởng, tổn thất kinh tế trực tiếp ước tính
khoảng 28,8 triệu USD.
THÙY ANH
Tổng thốngNicolasMaduro. Ảnh: EPA
l
Indonesia lại động
đất 6,3 độ Richter
.
Theo
Reuters
, trận
động đất cũng xảy ra
tại đảo Lombok, nơi
mà mới đây xảy ra ba
trận động đất liên tiếp
khiến hơn 460 người
chết, gần 390.000
người rơi vào cảnh
màn trời chiếu đất.
l
Philippines “lờ”
Mỹ, mua tàu ngầm
Nga
. Tổng tống
Philippines Rodrigo
Duterte trong bài
phát biểu mới đây
khẳng định Manila
phải mua tàu ngầm
để đuổi kịp các nước
láng giềng, đồng thời
chỉ trích Mỹ bán vũ
khí lạc hậu, kìm hãm
việc Philippines hiện
đại hóa quân đội.
Trước đó, trợ lý bộ
trưởng Quốc phòng
Mỹ phụ trách vấn đề
an ninh châu Á-Thái
Bình Dương Randall
Schriver cảnh báo
Philippines không nên
mua vũ khí của Nga.
HOÀNG PHÚ
1...,6,7,8,9,10,11,12,13,14,15 16
Powered by FlippingBook