191-2018 - page 10

10
Bạn đọc -
ThứBa21-8-2018
Làm gì với chợ tiền tỉ bỏ hoang?
Hai ngôi chợ trên địa bàn quận 9, TP.HCMđang bị bỏ hoang, trong khi các chợ tự phát gần đó lại
đông đúc, nhộn nhịp.
ĐÀOTRANG
T
heo một số tiểu thương
trên địa bàn quận 9, từ
năm 2004, quận 9 bắt
đầu cho xây dựng một số
ngôi chợ mới nhằm đưa dân
vào trong chợ buôn bán, từ
đó dẹp bỏ chợ tự phát. Tuy
nhiên, ngay từ khi xây dựng
xong, hai ngôi chợ trên địa bàn
quận 9 trở thành chợ hoang.
Chợ ế nên bỏ hoang
Chợ Phú Hữu nằm trong
khu đất khoảng 2.000 m
2
đường Nguyễn Duy Trinh,
phường Phú Hữu (quận 9)
nhiều năm nay bỏ hoang.
Chợ có sức chứa hàng ngàn
người, hơn 160 sạp nhưng
nay các kiốt bụi bám thành
mảng, mái nhà đã bị dột ướt,
các sạp, khung thép, mái tôn
đều bị gỉ sét.
ChịNguyễnThịHạnh,người
bán hàng ăn trước cổng chợ
cho biết: “Từ khi xây dựng
đến nay, chợ cũng có vài
người vào buôn bán nhưng
vì ế khách quá nên họ bỏ đi
chợ khác bán, còn tôi thì ra
hẳn sân chợ buôn bán cho
tiện. Khu vực này gần đường
lộ lớn nhưng để vào chợ thì
khó vì số lượng xe container
đi lại nhiều, gây nguy hiểm
cho người đi chợ”.
Tương tự, chợ Tân Phú,
phường Tân Phú, quận 9
sau khi đầu tư xây dựng 2,5
tỉ đồng cũng đang trong tình
trạng bỏ hoang, nhiều người
dân gọi đây là chợ ma. Chợ
Tân Phú với diện tích khoảng
4.000m
2
, có sức chứa hơn 300
sạp hàng nhưng cũng đều bỏ
không vì không thu hút được
cả người mua và người bán.
Nhiều công trình của chợ
đang bị hoen gỉ, khuôn viên
thì bị biến thành nơi phơi đồ
cho nhiều hộ dân.
Cách đó không xa, chị NTP
bán cá cho biết: “Mang tiếng
buôn bán trong chợ nhưng
không có khách nên tôi đành
ômhàng ra ven đường để bán.
Vị trí chợ chưa hợp lý vì từ
đường lộ đi vào chợ khá xa
và khu này khá ít dân nên chợ
biến thành nơi hoang tàn”.
Nghèo và phí
Trao đổi với chúng tôi, ông
Trần Phước Hùng, Chủ tịch
UBND phường Phú Hữu,
quận 9, lý giải chợ Phú Hữu
được xây dựng từ năm 2004
theo chủ trương xây dựng cơ
sở vật chất cho các xã, phường
nghèo. Đa số các tiểu thương
trong chợ cũng xuất phát điểm
là các hộ xóa đói giảm nghèo
nênvốnvà kỹnăngkinhdoanh
còn nhiều hạn chế.
Không chỉ vậy, chợ Phú
Hữu nằm tại mặt tiền đường
Nguyễn Duy Trinh, tiếp giáp
vòng xoay đi cầu Phú Mỹ,
cảng Cát Lái, cảng Phú Hữu,
khu công nghệ cao và vành
đai 2, nơi có các phương tiện
có tải trọng lớn lưu thông
qua lại thường xuyên nên
việc ra vào chợ cũng rất
nguy hiểm.
Cũng theo ông Hùng, hiện
nay chợ xuống cấp nghiêm
trọng, không đáp ứng hoạt
động buôn bán. Phường dự
kiến sẽ sửa chữa lại chợ, tuy
nhiên phường chưa đủ ngân
sách, bà con tiểu thương cũng
không có khả năng kinh tế…
Vì thế, UBND phường đã
kiến nghị với UBND quận 9
cho xã hội hóa để sửa chữa,
làm mới chợ.
Chợ PhúHữu bị bỏ hoang hơn 10 nămnay, các kiốt trong chợ đã bị mục nát. Ảnh: ĐÀOTRANG
Chợ Tân Phú (quận 9) được ví như ngôi chợma. Ảnh: ĐÀOTRANG
Báo
Pháp Luật TP.HCM
nhận được phản ánh của cư
dân đang sinh sống tại chung cư 8X Plus, phường Tân
Thới Nhất, quận 12, TP.HCM về việc chủ đầu tư (CĐT)
chậm thành lập ban quản trị (BQT).
Cư dân chung cư 8X Plus cho biết họ về sống tại chung
cư khoảng hai năm nay, số căn hộ được lấp đầy trong
chung cư là khoảng 75%. Thế nhưng đến nay chung cư
này vẫn chưa thành lập được BQT.
Chị NTQ, một cư dân bức xúc: “Chung cư mới đi vào
hoạt động nhưng các khu vực chung đều không được
chăm sóc, bảo hiểm cháy nổ đã hết hạn nhưng CĐT không
mua mới. Nếu xảy ra cháy nổ thì ai sẽ chịu trách nhiệm?”.
Quá bức xúc và lo ngại vấn đề cháy nổ, cư dân càng đôn
đốc việc CĐT phải tổ chức hội nghị, bầu ra BQT để quản
lý công việc vận hành tòa nhà. Chị Nguyễn Thị Nhiên,
một cư dân khác cho biết: “Ngày 17-7, sau nhiều lần cư
dân đòi hỏi, CĐT đã tổ chức hội nghị nhà chung cư. Tuy
nhiên, kết quả của hội nghị lần đó lại không được CĐT
chấp nhận. Một số cư dân không họp được đã làm giấy ủy
quyền cho BQT lâm thời đã bầu ra trước đó nhưng CĐT
cũng không đồng ý. Hôm đó người đại diện CĐT đã bỏ về
không lý do, không ký vào biên bản họp, như vậy rất khó
cho cư dân chúng tôi”.
Trao đổi với phóng viên, bà
Nguyễn Thị Nguyệt Châu
,
Phó Chủ tịch phường Tân Thới Nhất
, cho biết: Tại hội
nghị nhà chung cư của chung cư 8X Plus, UBND phường
đã cử chuyên viên xuống dự. Tuy nhiên, hội nghị lần 1
này chỉ có hơn 60% cư dân tham dự nên đã không thành.
Nếu lần 1 không đạt thì CĐT sẽ phải tiếp tục tổ chức lần
2. Lần 2 thì chỉ cần trên 50% cư dân tham dự là hợp lệ
nhưng đến nay CĐT vẫn chưa tổ chức họp. Trong trường
hợp hội nghị lần 2 vẫn không đạt yêu cầu thì phường sẽ
đứng ra tổ chức hội nghị.
Trước tình hình thực tế và nhu cầu thành lập BQT của
cư dân, UBND phường vẫn đang tiếp tục nhắc nhở CĐT
tổ chức hội nghị nhà chung cư để thành lập BQT đúng
tiến độ.
Đối với vấn đề bảo hiểm phòng cháy, chữa cháy, lực
lượng phòng cháy, chữa cháy quận 12 đã xuống kiểm tra
và ban quản lý chung cư đã xuất trình được hồ sơ. Tuy
nhiên, bảo hiểm này đã hết hạn vào tháng 7-2018 nên đơn
vị PCCC quận đã yêu cầu BQL mua bảo hiểm thay thế.
Lý giải việc chậm trễ thành lập BQT, ông Bùi Thanh
Thọ, Phó Giám đốc điều hành Công ty TNHH Dịch vụ-
Thương mại Thọ Nam Sang, cho biết: Trong hội nghị nhà
chung cư lần 1, vấn đề ủy quyền của các cư dân đã thực
hiện không đúng. Cụ thể là không thể chỉ đơn giản ký
vào giấy ủy quyền mà cần các cư dân phải có những giấy
tờ xác minh chính xác, đảm bảo về mặt pháp lý việc ủy
quyền đó.
“Khoảng trung tuần tháng 8, công ty sẽ mời UBND
quận và UBND phường hướng dẫn cho cư dân về việc ủy
quyền. Dự kiến ngày 25-8 công ty sẽ tổ chức hội nghị nhà
chung cư lần 2” - ông Thọ cho hay.
Xem xét xã hội hóa chợ
Bà Nguyễn HuỳnhTrang, Phó Giámđốc Sở CôngThương
TP.HCM, cho biết các chợ hiện nay do quận, huyện quản lý
trực tiếpbaogồmviệc xâydựng lại, sửa chữa, cải tạo, di dời…
Theo UBND quận 9, ngân sách nhà nước không đầu tư,
xây dựng, nâng cấp, sửa chữa các chợ mà kinh phí chủ yếu
được dùng từ nguồn vận động. Hiện UBND quận 9 đã trình
Sở KH&ĐT về việc đăng ký danhmục các chợ cần xã hội hóa
và đề nghị hướng dẫn về quy trình xã hội hóa chợ.
Trao đổi với chúng tôi, đại diện Sở KH&ĐT cho biết hiện
nay Sở đang tiếp nhận các chợ đang cần xã hội hóa. Các
quận, huyện gửi danh mục này cho Sở tổng hợp, từ đó tìm
ra các nhà đầu tư tiềmnăng. Sau đó, Sở KH&ĐT sẽ thammưu
UBND TP để đưa ra phương án xã hội hóa chợ.
Ông Nguyễn Văn Đức, Phó Chủ tịch UBND quận 12, cho
biết nếu cư dân chung cư 8X Plus tham gia hội nghị nhà
chung cư chưa đủ con số 75% thì hội nghị không thể diễn
ra.Tuy nhiên, UBNDquậnđã có vănbản yêu cầu trong tháng
9 này tất cả chung cư trên địa bàn quận đủ điều kiện thì đều
phải thành lập BQT theo quy định. Đồng thời UBND quận
và phường sẽ vận động người dân tham dự hội nghị nhà
chung cư lần 2 đủ số lượng theo quy định để kết quả cuộc
họp được công nhận hợp lệ.
Cơ quan trả lời
Cưdânchungcư8XPlus lo lắngvì vàoởhai nămvẫnchưacóBQT.
Ảnh: ĐÀOTRANG
Ông HuỳnhVăn Nam, Phó
Chủ tịchphườngTânPhú, quận
9, cho biết chợ Tân Phú được
xây dựng nhằm đáp ứng nhu
cầu thực tế của bà con tiểu
thương lúc bấy giờ vì chợTân
Nhơn bị giải tỏa để xây dựng
vòng xoay Xuyên Á.
Tuy nhiên, khi chợTân Phú
đi vào hoạt động thì chợ bị bỏ
không vì vị trí địa lý không
thuận lợi, khu dân cư thưa
thớt, giao thông bất tiện vì
chỉ có một con đường duy
nhất dẫn vào chợ, gây khó
khăn cho tiểu thương và người
dân. UBND phường đã kiến
nghị với UBND quận đưa ra
phương án sửa chữa theo hình
thức xã hội hóa hoặc thay đổi
công năng chợ nhằm sử dụng
có hiệu quả mặt bằng.•
Cưdân chung cư8XPlusmònmỏi chờ có banquản trị
Chợ Phú Hữu
được xây dựng từ
năm 2004 theo chủ
trương xây dựng cơ
sở vật chất cho các
xã, phường nghèo.
1,2,3,4,5,6,7,8,9 11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook