191-2018 - page 7

7
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứBa21-8-2018
NHẪNNAM
Ô
ng L. trình bày đầu năm 2016,
ông và cha con ông H. lập
văn bản về việc hứa mua,
hứa bán tầng trệt căn nhà gần 150
m
2
tại quận Ninh Kiều với giá 6
tỉ đồng. Hai bên thỏa thuận ông
H. nhận cọc 450 triệu đồng, khi
hai bên cùng đi nhận tiền mua lại
tầng trệt căn nhà từ cơ quan nhà
nước thì ông H. nhận nốt 5,55 tỉ
đồng. Số tiền chênh lệch phía ông
L. được hưởng.
Hứa mua nhà để lấy
chênh lệch
Hai bên còn cam kết chậm nhất
đến ngày 1-7-2016, ông L. phải làm
thủ tục để ông H. nhận đủ 5,55 tỉ
đồng, nếu không ông L. mất 450
triệu đồng. Trong thời gian này nếu
ông H. hứa bán nhà cho ai khác thì
phải bồi thường cho ông L. gấp 20
lần số tiền đã nhận.
Ngày 30-6-2016, ông L. nhận
được tin ông H. đã bán nhà cho Nhà
nước và diện tích thực tế chỉ còn
hơn 110 m
2
(nhỏ hơn khi hai bên
thỏa thuận). Do đó, ông khởi kiện
yêu cầu hủy văn bản thỏa thuận và
buộc cha con ông H. trả lại cho ông
450 triệu đồng tiền cọc.
Ông H. (đồng thời đại diện ủy
quyền cho hai người con) thừa nhận
có thỏa thuận như trên. Nhưng theo
ông, Nhà nước khôngmuamà chỉ hỗ
trợ ông 4,8 tỉ đồng di dời căn nhà.
Lúc này ông có liên hệ để thông
báo nhưng ông L. không có ý kiến.
Sau đó ông phải nhận tiền hỗ trợ
di dời, nếu không sẽ bị cưỡng chế.
Theo ông H., ông L. đã vi phạm
thỏa thuận nên ông không đồng ý
trả lại 450 triệu đồng.
Xử sơ thẩm vào tháng 5-2017,
TAND quận Ninh Kiều xác định
quan hệ tranh chấp là tranh chấp
giao dịch dân sự. Tòa nhận định
văn bản thỏa thuận bị vô hiệu nên
chấp nhận yêu cầu khởi kiện, buộc
ba bị đơn phải trả cho ông L. 450
triệu đồng. Phía ông H. kháng cáo.
Mất tiền vì vi phạm
thỏa thuận
Xử phúc thẩm, TAND TP Cần
Thơ nhận định quan hệ tranh chấp là
tranh chấp hợp đồng đặt cọc và yêu
cầu của ông L. là không có cơ sở.
Hợp đồng kiểu hứa mua, hứa bán
mất nửa tỉ đồng
Nguyên đơn bị mất gần nửa tỉ đồng vì vi phạm thỏa thuận nhưng nếu thực hiện thỏa thuận thì
số tiền bị mất lên tới hơn 1 tỉ đồng.
Thứ nhất, về diện tích tầng trệt
căn nhà, không có căn cứ cho thấy
phía ông H. lừa dối vì tại văn bản
thỏa thuận mua bán do hai bên tự
nguyện ghi diện tích. Thứ hai, nội
dung trong văn bản thỏa thuận thể
hiện rõ tầng trệt căn nhà sẽ bán cho
Nhà nước. Ông H. chỉ nhận số tiền
trong phạm vi 6 tỉ đồng, nếu chuyển
nhượng cho ông L. thì ông L. được
nhận số tiền chênh lệch. Như vậy,
ông L. hoàn toàn biết trước việc
bán tầng trệt căn nhà cho Nhà nước.
Cho nên ông L. cho rằng ông H. tự
ý bán cho Nhà nước và không báo
cho ông là không đúng.
Thứ ba, sở dĩ ông L. không tiếp
tục thực hiện giao dịch là vì ông
biết UBND TP Cần Thơ chỉ hỗ trợ
di dời cho ông H. hơn 4,8 tỉ đồng.
Nếu ông L. làm theo thỏa thuận
thì sẽ bị thiệt hại hơn 1,1 tỉ đồng.
Vì vậy, ông L. chọn cách vi phạm
thỏa thuận sau khi biết được giá
nhà nước thấp hơn giá ông đã thỏa
thuận với ông H.
Từ đó HĐXX cho rằng do ông
L. không thực hiện nghĩa vụ trong
hợp đồng nên số tiền đặt cọc 450
triệu đồng thuộc về ông H. Ngoài
ra, sau khi hai bên ký kết thỏa thuận
thì Nhà nước đã mua lại tầng trệt
căn nhà trên. Như vậy, văn bản thỏa
thuận của hai bên để bảo đảm thực
hiện hợp đồng đã được thực hiện
xong. Cho nên không có căn cứ cho
rằng văn bản thỏa thuận là vô hiệu.
Ông H. không có lỗi trong việc
thỏa thuận trong khi ông L. vi phạm
thỏa thuận. Cuối cùng HĐXX tuyên
sửa bản án sơ thẩm, không chấp
nhận yêu cầu khởi kiện của ông L.,
tức số tiền đặt cọc 450 triệu đồng
thuộc về phía ông H.•
HĐXX cho rằng do
ông L. không thực hiện
nghĩa vụ trong hợp
đồng nên số tiền đặt cọc
450 triệu đồng thuộc về
ông H.
Tòa bác đề nghị của VKS
Tại tòa, đại diệnVKS cho rằngmỗi bên phải chịu thiệt hại 50% với lý do
cả hai bên cùng có lỗi.Tuy nhiên, HĐXX cho rằng theo văn bản thỏa thuận
thì căn nhà không phải bán cho ông L. để ông L. được sở hữumà hai bên
mua bán phần giá trị căn nhà bằng số tiền chênh lệch sau khi Nhà nước
mua lại. Điều này được đề cập trong văn bản thỏa thuận. Ông L. đặt cọc
nhằm mục đích sau khi Nhà nước mua lại tầng trệt căn nhà nếu số tiền
dư ra so với số tiền ông trả cho ông H. thì ông sẽ được hưởng số tiền đó.
Theo dự kiến, hôm nay (21-8), TAND TP.HCM xử sơ
thẩm 12 bị cáo bị truy tố về tội hoạt động nhằm lật đổ
chính quyền nhân dân. 12 bị cáo thuộc tổ chức phản động
do Đào Minh Quân, Phạm Lisa (quốc tịch Mỹ) cầm đầu
và dụ dỗ, lôi kéo, hứa hẹn phong chức tước cho người
tham gia. Hiện đối tượng Đào Minh Quân đang bị truy nã.
Các bị cáo gồm: Nguyen Jamse Han, Phan Angle, Đỗ
Tài Nhân, Trương Nguyễn Minh Trí, Võ Hoàng Ngọc, Đỗ
Quốc Bảo, Trần Tuấn Tài, Trần Văn Vinh, Trần Quang
Vinh, Nguyễn Hùng Anh, Nguyễn Văn Chánh và Đỗ Thị
Thùy Dung.
Theo cáo trạng, cái gọi là tổ chức chính phủ quốc gia
Việt Nam lâm thời được thành lập năm 1990 tại Mỹ
do Quân làm “thủ tướng”, dưới sự lãnh đạo của đảng
Việt Nam tân dân chủ hoạt động nhằm lật đổ Nhà nước
CHXHCN Việt Nam.
Ngày 6-6-2009, Quân công bố bản “hiến ước lâm thời”
thể hiện cương lĩnh và điều lệ hoạt động của tổ chức với
mục đích xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản và
Nhà nước CHXHCN Việt Nam bằng phương pháp bạo
động vũ trang. Tổ chức này có cấp “trung ương” ở nước
ngoài và các tổ chức ngoại vi như “hội phụ nữ tân dân
chủ”, “bộ tư lệnh chiến lược toàn quốc” và mạng lưới cơ
sở được chia thành bảy “quân khu”. Mỗi “quân khu” có
“bộ tư lệnh quân khu” do các “tư lệnh” đứng đầu...
Từ cuối năm 2013 đến nay, Quân cùng các đối tượng
cốt cán đã củng cố tổ chức và thực hiện nhiều kế hoạch
tuyên truyền xuyên tạc chính sách, chủ trương của Đảng
và Nhà nước Việt Nam, lôi kéo, móc nối thành lập tổ
chức, phát triển lực lượng ở trong nước và đưa người từ
nước ngoài về Việt Nam chỉ đạo thực hiện các hoạt động
chống phá.
Tổ chức này đã tạo các trang web, blog, email để tuyên
truyền lôi kéo phát triển lực lượng ở Việt Nam và cộng
đồng người Việt tại một số quốc gia khác. Chỉ đạo thực
hiện các hoạt động chống phá Nhà nước Việt Nam dưới
nhiều hình thức khủng bố, phá hoại tư tưởng, rải truyền
đơn kích động biểu tình, phá hoại nhân dịp các ngày lễ,
Tết của đất nước.
Cuối tháng 2-2017, tổ chức này đưa Phan Angel và
Nguyen James Han về Việt Nam để móc nối liên lạc và
tập hợp thành viên thực hiện kế hoạch chống phá dịp lễ
30-4 và 1-5-2017. Cả hai đã liên lạc với Nguyễn Quang
Thanh (được tổ chức phong là “tỉnh trưởng Quảng Nam”)
và Tạ Tấn Lộc (được phong là “đô trưởng Sài Gòn kiêm
tiểu khu trưởng tiểu khu Gia Định”), Trần Tuấn Tài (“chỉ
huy trưởng đội cơ động vệ binh quốc gia”), Nguyễn Hùng
Anh (“trung tá, tỉnh trưởng Long An”) để truyền đạt ý
tưởng của Quân.
Theo kế hoạch, các đối tượng này sẽ phá rào, đột nhập
các cơ quan phát thanh địa phương để chèn sóng phát
thanh bài tuyên truyền của Quân. Kèm theo đó là các hành
động chống phá như rải truyền đơn, tụ tập biểu tình, phản
đối Formosa và ủng hộ chế độ Việt Nam cộng hòa, quay
video các cuộc biểu tình hoặc cảnh lực lượng chức năng
Việt Nam ngăn chặn, xử lý các hoạt động quá khích để vu
cáo Nhà nước Việt Nam đàn áp nhân dân, vi phạm nhân
quyền... Tuy nhiên, phần lớn hoạt động của các đối tượng
này đã bị lực lượng chức năng Việt Nam phát hiện và bắt
giữ. Nhiều đối tượng lôi kéo cả người nhà tham gia tổ
chức.
Kết quả điều tra cho thấy các đối tượng đã liên hệ, móc
nối, lôi kéo được 100 người viết đơn tham gia tổ chức,
viết phiếu “bầu” cho Quân hay tiến hành hoạt động chống
phá. Tuy nhiên, nhiều người trong số đó không biết việc
mình bị ghi tên ủng hộ Quân, không viết đơn tham gia tổ
chức. Nhiều người khác không lấy lời khai được vì đã già
yếu hoặc còn nhỏ, hoặc có cả những người đã viết đơn
nhưng chưa được chấp thuận, chưa được giao nhiệm vụ
nên không bị xử lý hình sự.
Cái gọi là tổ chức chính phủ quốc gia Việt Nam lâm
thời từng thực hiện kế hoạch khủng bố khác nhằm gây
tiếng vang. Điển hình là vụ khủng bố đốt kho xe vi phạm
giao thông số 1 của Công an TP Biên Hòa và vụ kích nổ
bom xăng ở sân bay Tân Sơn Nhất. Mới đây nhất tổ chức
này đã dùng bom xăng tấn công trụ sở Công an phường
12, quận Tân Bình.
HOÀNG YẾN
Xét xử12người tổ chức phảnđộngĐàoMinhQuân
Tổ chức phản động này do ĐàoMinhQuân, PhạmLisa (quốc tịchMỹ) cầmđầu, hiệnQuân đang bị truy nã.
1,2,3,4,5,6 8,9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook