191-2018 - page 16

16
Mỹ tiết lộ danh sách các nước có thể
can thiệp bầu cử 2018
Nga, Trung Quốc, Triều Tiên và Iran có thể sẽ
can thiệp cuộc bầu cử giữa kỳ năm 2018 sắp tới của
Mỹ, cố vấn an ninh quốc gia John Bolton cảnh báo
nhưng từ chối đưa ra bằng cớ.
“Tôi có thể chắc chắn rằng đó thực sự là mối quan
ngại về an ninh quốc gia liên quan tới sự can thiệp
của Trung Quốc, Iran và Triều Tiên mà chúng ta
đang có những biện pháp để ngăn chặn. Vì thế cả
bốn quốc gia đều đáng quan ngại” - cố vấn an ninh
quốc gia Mỹ John Bolton ngụ ý thêm tới Nga trong
cuộc phỏng vấn với
ABC News
ngày 19-8.
“Ông đã phát hiện bất kỳ động thái cụ thể nào liên
quan tới Trung Quốc trước đây chưa?” - người dẫn
chương trình hỏi ông Bolton. “Tôi sẽ không đi vào
cụ thể về những gì tôi thấy hay không thấy nhưng
tôi có thể nói rằng nếu nhìn vào cuộc bầu cử năm
2018, hiện có bốn quốc gia mà chúng tôi đang quan
ngại nhất” - cố vấn an ninh quốc gia Mỹ nói.
Ông Bolton đưa ra những bình luận trên sau khi
ông nhận được câu hỏi liên quan tới dòng trạng thái
trên Twitter của Tổng thống Mỹ Donald Trump,
trong đó nói rằng thật ngớ ngẩn khi chỉ tập trung vào
Nga trong khi mối đe dọa can thiệp bầu cử cũng có
thể đến từ Trung Quốc.
THÁI LAI
• Đang căng thẳng
với Mỹ, Iran ra mắt
vũ khí mới.
Bộ Quốc
phòng Iran hôm 18-8
(giờ địa phương) tuyên
bố vừa lắp đặt thành
công hệ thống vũ khí
phòng thủ Kamand
trên tàu chiến có khả
năng cắt nhỏ các tên
lửa của đối phương
đang bay tới. Theo Bộ
Quốc phòng Iran, hệ
thống Kamand có thể
phá hủy bất kỳ mục
tiêu nào ở khoảng
cách 2 km bằng khả
năng bắn đạn ở tốc độ
4.000-7.000 viên/phút.
Nổ súng bên ngoài
Đại sứ quán Mỹ ở Thổ
Nhĩ Kỳ
. Vụ việc xảy ra
vào khoảng 5 giờ ngày
20-8 (giờ địa phương).
Theo
CNN,
những phát
đạn đã trúng vào cửa
kính của trạm gác an
ninh bên ngoài đại sứ
quán.
Reuters
dẫn lời
cảnh sát cho biết không
ai bị thương. Các nghi
phạm đã chạy trốn và
cảnh sát đang truy tìm.
CẨM CHI
Thế giới 24 giờ
Quốc tế -
ThứBa21-8-2018
Gần 7 thập niên chờ
đoàn tụ người thân
“Sau khi tôi tỉnh dậy, tôi dẫn con gái mình ra cánh đồng và ngồi trên
một tảng đá rồi khóc. Tôi đã khóc suốt cả năm trời”.
THÙYANH
Đ
ó là tâm sự của bà Lee
Keum-seom, người bị
chia tách khỏi gia đình
trong chiến tranh Triều Tiên
(1950-1953). Bà Lee là một
thành viên trong nhóm người
cao tuổi Hàn Quốc đã sang
đất Triều Tiên hôm qua (20-
8) để được đoàn tụ với gia
đình sau 68 năm bị chia cắt
kể từ sau chiến tranh Triều
Tiên kết thúc.
Rất ít người được
chọn lựa
Theo
CNN,
chương trình
đoàn tụ người thân của hai
miền Nam-Bắc này lần đầu
tiên được khởi động lại kể từ
năm 2015. Đích thân Tổng
thống Hàn Quốc Moon Jae-
in và người đồng cấp Triều
Tiên Kim Jong-un đã đặt
bút ký tuyên bố chung Bàn
Môn Điếm vào đầu năm nay,
trong đó có nội dung đoàn tụ
gia đình.
Theo thống kê của
CNN
thì
có đến 57.000 người đã nộp
đơn vào chương trình đoàn
tụ lần này để gặp lại gia đình
đã bị chia tách suốt gần bảy
thập niên qua nhưng chỉ có
93 gia đình trong số đó được
chọn. Tiếc thay bốn người vì
lý do sức khỏe đã không thể
tham dự sự kiện được hàng
ngàn người kỳ vọng và chờ
đợi này. Được biết có đến hơn
60% những người được chọn
gặp lại người thân đã ngoài
80 tuổi, đi cùng với con cháu
và người thân trên chuyến xe
buýt sang bên kia biên giới.
Người Hàn Quốc tham dự
sự kiện được tập trung vào
hômChủ nhật (19-8) tại khách
sạn khu nghỉ dưỡng Hanwha
ở Sokcho, phía Nam khu phi
quân sự (DMZ), cũng chính là
biên giới chia tách hai miền
Nam Bắc bán đảo Triều Tiên
sau cuộc chiến 1950-1953.
Tại đây, người tham gia sẽ
được kiểm tra y tế và được
thông báo về các quy định
của chuyến đi cũng như cảnh
báo về thái độ khi đến thăm
Triều Tiên. Ban tổ chức phải
đảm bảo rằng người tham
dự hiểu rõ quy định và tránh
nói ra bất kỳ những nội dung
có thể gây hiểu lầm hoặc bị
xem là vô cảm ở Triều Tiên.
Các nhân viên của Hội Chữ
thập đỏ đã chào đón những
người tham dự bằng dòng
khẩu hiệu trang trọng “Chúng
tôi trân trọng chúc mừng sự
đoàn tụ của tất cả gia đình”.
Một số người tham dự thậm
chí phải ngồi xe lăn vì tuổi
cao, sức yếu.
Ông Park Kyung-seo, Chủ
tịch Hội Chữ thập đỏ Hàn
Quốc, nói với
CNN
rằng
ông rất vui mừng vì tham
gia giúp đỡ các thành viên
trong chương trình đoàn tụ
gia đình nhưng việc chỉ có
một số ít trong tổng thể rất
nhiều người mong mỏi đoàn
viên quả thật là một “bi kịch”
về sự nhân đạo. “Hãy tưởng
tượng suốt 73 năm ròng mà
không biết được người thân
trong gia đình còn sống hay
đã chết - không có bất kỳ
thông tin gì. Đau đớn và
giận dữ. Đó là một bi kịch
về sự nhân đạo không thể
nào tưởng tượng nổi” - ông
Park giải thích. Vị này chia
sẻ thêm rằng “Tôi hoàn toàn
chia sẻ với sự thất vọng của
những ai không được chọn.
Vì thế tôi đang nỗ lực cùng
với các cộng sự Triều Tiên
để tìm ra giải pháp. Rất đông
người dân đang chờ đợi đoàn
tụ nhưng số lượng người
được chọn thì rất hạn chế”.
Hồi hộp và căng
thẳng gặp lại cố nhân
Tại khách sạn, không khí
chương trình hồ hởi nhưng
cũng pha lẫn căng thẳng khi
mọi người chờ đợi gặp lại vợ,
chồng, anh chị em và thậm
chí con cái của họ - những
người vì bị chia cắt quá lâu
nên chỉ còn tồn tại trong ký
ức mơ hồ và những hình ảnh
mờ nhạt dần theo năm tháng.
Các gia đình trong lúc chờ có
thể đăng ký tên và được mời
đến chụp ảnh gia đình ở sảnh,
sau đó ảnh được in ra và đóng
khung để họ mang đến Triều
Tiên làm quà.
Bà Lee Keum-seom, người
mẹ chuẩn bị gặp lại con trai
lần đầu tiên kể từ khi cả hai bị
chia cắt năm con trai bà bốn
tuổi, nói bà đã cầu nguyện để
con mình có thể sống thật lâu.
Giờ đây hai mẹ con, người 92
tuổi còn người kia 72 tuổi,
có thể đoàn tụ. “Tôi không
thể tin được rằng tôi chuẩn
bị gặp lại con trai mình” - bà
Lee nói. Người mẹ ở độ tuổi
“xưa nay hiếm” cho biết thêm
bà cảm thấy lo lắng về việc
gặp lại người con trai đã lớn
tuổi củamình, bởi trong ký ức
thì con bà vẫn là một đứa trẻ,
thế nên không biết bắt đầu từ
đâu để khỏa lấp khoảng thời
gian dài hai người bị chia cắt.
Bà Lee nói: “Tôi sẽ hỏi con
mình rằng bố của thằng bé đã
kể với nó về tôi như thế nào.
Bố nó chắc hẳn đã kể nó nghe
về việc chúng tôi đã bị phân
ly ra sao và nhà của chúng
tôi từng ở đâu. Tôi nghĩ tôi
sẽ hỏi con tôi như thế”.
Bà Ahn Seung-chun cũng
đến Triều Tiên để gặp mặt
người thân mà bà chưa từng
nhìn thấy. “Tôi nộp đơn để
xin gặp lại anh mình. Nhưng
anh ấy đã mất nên giờ đây
tôi mãi mãi không thể đoàn
tụ” - bà Ahn nói. Tuy nhiên,
bà Ahn vẫn đến Triều Tiên
để gặp chị dâu và cháu trai
của mình. “Tôi rất buồn vì
không thể gặp lại anh tôi.
Nhưng dẫu vậy tôi cảm thấy
hạnh phúc vì có thể gặp con
trai anh ấy. Chí ít thì tôi cũng
sẽ gặp được một truyền nhân
của cha tôi” - bà Ahn nói.
Một người đàn ông khác
tên Dokgo Ran cũng bị chia
tách khỏi gia đình trong chiến
tranh Triều Tiên và có lúc ông
đã từ bỏ hy vọng có thể đoàn
tụ. “Hội Chữ thập đỏ đã hỏi
khắp nơi để tìm kiếm gia đình
tôi, đồng thời giúp tôi có thể
đoàn tụ. Tôi biết ơn vì điều
ấy” - ông Dokgo nói.•
Đoàn người thamdự chương trình đoàn tụ hôm19-8. Ảnh: CNN
Hơn 75.000 người đệ đơn
xin đoàn tụ đã qua đời kể từ
khi tiến trình đoàn tụ bắt đầu.
Khi những thànhviên trongcác
gia đình bị chia cắt già đi, mỗi
ngày trôi qua đều khiến họ lo
sợ hơn rằng họ không thể gặp
lại người thân nữa.
(Theo
CNN
)
Tiêu điểm
Có đến 57.000 người
đã nộp đơn vào
chương trình đoàn
tụ lần này để gặp
lại gia đình đã bị
chia tách suốt gần
bảy thập niên qua
nhưng chỉ có 93 gia
đình trong số đó
được chọn.
341
người đã chết kể từ đầu tháng 6-2018 vì lũ lụt ở Ấn
Độ. Bên cạnh đó có đến 928.000 người đã được di tản
đến 3.700 trung tâm lánh nạn. Đây được xem là đợt lũ
lụt tồi tệ nhất kể từ năm 1924 khiến Ấn Độ thiệt hại
2,8 tỉ USD. Mối quan tâm hàng đầu hiện nay của các
nhà chức trách chính là sự lây lan mầm bệnh trong
môi trường nước lũ, có khả năng gây ảnh hưởng sức
khỏe của 34 triệu dân.
THU THẢO
Cố vấn an ninh quốc giaMỹ John Bolton. Ảnh: RT
1...,6,7,8,9,10,11,12,13,14,15 16
Powered by FlippingBook