192-2018 - page 4

4
Thời sự -
Thứ Tư22-8-2018
TÁ LÂM
C
hủ tịch UBNDTP.HCM
Nguyễn Thành Phong
vừa có kết luận cơ bản
thống nhất với dự thảo Đề án
sắp xếp lại các ban quản lý
(BQL) dự án của TP, quận,
huyện, BQL đầu tư các khu
đô thị, BQL dự án ODA.
Việc sắp xếp này thực hiện
theo chỉ đạo của Thường trực
Thành ủy nhằm sắp xếp, tinh
gọn lại bộ máy.
Cụ thể, ông Nguyễn Thành
Phong thống nhất sáp nhập
các BQL đầu tư-xây dựng
khu đô thị Thủ Thiêm, Nam
TP và Tây Bắc thành BQL
phát triển đô thị TP.HCM.
Đây sẽ là cơ quan hành chính
trực thuộc UBND TP.HCM.
Ngoài ra, theo dự thảo đề
án, TP.HCMcũng sẽ lập BQL
dự án đầu tư xây dựng các
công trình giao thông trực
thuộc UBND TP.HCM trên
cơ sở tách chức năng quản lý
dự án về giao thông của các
khu quản lý giao thông đô thị,
khu quản lý đường thủy nội
địa thuộc Sở GTVT.
công nghiệp thuộc UBNDTP
cũng được thành lập trên cơ
sở hợp nhất các BQL đầu tư
xây dựng các công trình của
các sở: Y tế, LĐ-TB&XH,
GD&ĐT, Văn hóa-Thể thao,
giao Sở Xây dựng quản lý.
BQLđường sắt đô thị được
giữ nguyên, BQL dự án đầu
Trung tâm Điều hành
chương trình chống ngập
nước TP.HCM được điều
chỉnh chức năng, nhiệm
vụ. Đồng thời trung tâm
này cũng được tổ chức lại
thành BQL dự án đầu tư xây
dựng hạ tầng đô thị và giao
Sở GTVT quản lý.
Với mô hình dự kiến sắp
xếp như trên, TP.HCM sẽ
giảm 11 đầu mối (gồm hai
ban thuộc UBND TP và chín
ban thuộc sở, ban, ngành).
So với biên chế, số lượng
người làm việc được giao
năm 2017, việc sắp xếp sẽ
giảm 255 biên chế hành
chính và có khả năng giảm
133 người làm việc trong
các đơn vị.•
Hàng loạt ban quản lý dự án tại TP.HCMsẽ bị sáp nhập hoặc điều chỉnh chức năng, nhiệmvụ.
Trong ảnh: Công nhân thi công dự án đường sắt đô thị số 1 Bến Thành - Suối Tiên. Ảnh: H.GIANG
TP.HCM sẽ sáp nhập hàng loạt
ban quản lý
Việc sáp nhập này sẽ giúp TP.HCMgiảm11 đầumối, 255 biên chế hành chính.
BQL dự án nạo vét luồng
Soài Rạp (giai đoạn 2), Ban
Vệ sinhmôi trường trực thuộc
Sở GTVT được sáp nhập vào
BQL đầu tư-xây dựng công
trình giao thông-đô thị và giao
Sở GTVT quản lý.
BQLdự án đầu tư xây dựng
các công trình dân dụng và
tư-xây dựng các công trình
nông nghiệp và phát triển
nông thôn, BQL các dự án
đầu tư-xây dựng Khu công
nghệ cao trực thuộc BQLKhu
công nghệ cao. Còn Trung
tâm Khai thác hạ tầng trực
thuộc BQLKhu nông nghiệp
công nghệ cao như hiện nay.
Hiện TP.HCM có 44 BQL đầu tư xây dựng, trong đó chín
ban thuộc UBND TP quản lý, 11 ban thuộc tám sở, ngành,
đơn vị và 24 BQL đầu tư-xây dựng công trình tại các quận,
huyện. Các BQL này đang quản lý hơn 3.000 dự án với tổng
số vốn lên đến hơn 323.000 tỉ đồng.
Mặc dù đã đạt được một số kết quả tích cực nhưng mô
hình tổ chức nói trên làm nguồn vốn đầu tư phân tán, dàn
trải. Nhiều dự án lâm vào tình trạng thiếu vốn phải hoãn,
giãn tiến độ dẫn tới tăng tổng mức đầu tư, công tác thanh
quyết toán kéo dài, công trình triển khai dở dang, chậm
được đưa vào sử dụng, hiệu quả đầu tư thấp.
Hoạt động của các BQL chồng chéo, kém hiệu quả. Các
BQL đầu tư-xây dựng khu đô thị mới đang thực hiện theo
mô hình cơ quan hành chính là chưa phù hợp với quy định
pháp luật.
Sẽ sáp nhập các
BQL đầu tư-xây
dựng khu đô
thị Thủ Thiêm,
Nam TP và Tây
Bắc thành BQL
phát triển đô thị
TP.HCM.
TP.HCMlà trung tâmkết nối kinhdoanh
nôngnghiệphiệnđại vùng
Xe khách cho học sinh đánh đu ngoài cửa
ở Bình Thuận
Công tác chỉ đạo vận động nông hộ tham
gia kinh tế tập thể vẫn còn thiếu quyết liệt khi
82% nông dân còn sản xuất riêng lẻ, chưa liên
kết. Trách nhiệm không riêng về Hội Nông dân
TP.HCM nhưng hội có vai trò rất quan trọng trong
công tác này… Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn
Thiện Nhân phát biểu tại đại hội đại biểu Hội
Nông dân TP.HCM sáng 21-8 như trên.
Trước đó, ông Thào Xuân Sùng, Chủ tịch
Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, phát biểu
tại đại hội, cho rằng trong điều kiện của TP.HCM,
ông tin là TP sẽ xây dựng được một TP xanh-
sạch-đẹp, văn minh, đáng sống không chỉ như
Singapore mà sẽ hơn thế.
Theo ông Sùng, TP.HCM có tiềm năng to lớn
về mọi mặt, có thể phát triển được một hệ thống
ngành kinh doanh nông nghiệp hiện đại, đóng vai
trò trung tâm với sự kết nối mạnh mẽ với các địa
phương.
Ông cho rằng với tăng trưởng nông nghiệp,
tăng năng suất lao động nông nghiệp, tăng giá trị
và sức cạnh tranh của nông sản thực phẩm Việt
Nam thì cơ cấu xã hội giai cấp ở nông thôn cũng
sẽ thay đổi theo hướng những hộ khá càng đông
đảo và hình thành những hộ nông dân giàu có với
trình độ văn hóa cao. “Ngành công nghiệp nông
sản thực phẩm cùng với dịch vụ phân phối, kho
vận và các dịch vụ khác sẽ chiếm tỉ trọng đáng
kể, cũng sẽ là nơi tạo rất nhiều việc làm và cơ
hội sinh kế cho nông dân. Cũng vì vậy, cách thức
sử dụng đất nông nghiệp, cách thức sản xuất và
chuỗi giá trị sẽ thay đổi” - ông nói tiếp.
Từ đó ông Sùng đề nghị Hội Nông dân
TP.HCM cần tập trung tuyên truyền, vận động cán
bộ, hội viên, nông dân về tính tất yếu phải chuyển
đổi trong sản xuất, tái cơ cấu ngành nông nghiệp
và xã hội nông thôn của TP theo hướng “công
nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và trí thức
hóa nông dân”.
Ông Sùng cho rằng đây là cái đích phấn đấu
trong công cuộc xây dựng nông thôn mới, là ước
mơ, khát vọng của nông dân Việt Nam.
Ngoài ra, ông đề nghị TP.HCM cần có cơ chế
khuyến khích các hộ nông dân cho thuê đất nông
nghiệp hoặc góp giá trị quyền sử dụng đất mà
không cần thay đổi quyền sở hữu đất để tập trung
ruộng đất, tạo điều kiện cho các hộ nông dân đạt
lợi thế quy mô và giảm chi phí trong chuỗi giá trị,
giúp các hộ nông dân nâng cao sản xuất và đạt
mức sống ngày càng cao.
Phát biểu tại hội nghị, Bí thư Nguyễn Thiện
Nhân đánh giá cao nỗ lực của Hội Nông dân
TP.HCM đã góp sức giúp thay đổi diện mạo nông
thôn, giúp nông dân nâng cao dân trí, nâng cao thu
nhập. Ông đề nghị Hội Nông dân TP.HCM cần tiếp
tục đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác trong thời
kỳ mới. “Đổi mới mô hình và quan hệ sản xuất
trong nông nghiệp là khâu then chốt. Sản xuất cái
gì, sản xuất như thế nào, bán cho ai, giá cả ra sao,
Hội Nông dân phải làm rõ. Vai trò của hội phải
nâng cao hơn nữa để nông dân biết rằng họ không
sản xuất một mình mà còn có hội hỗ trợ, sau nữa là
doanh nghiệp, nhà khoa học” - ông Nhân nói.
Ông cho biết chủ trương của TP.HCM khẳng
định tiếp tục con đường phát triển nông nghiệp
đô thị hiện đại, công nghệ cao, bền vững. Nông
nghiệp TP phải tập trung phục vụ tốt cho thị
trường TP.HCM vì hiện nay thị trường này vẫn
còn nhập một lượng lớn nông sản từ các tỉnh,
thành khác.
TÁ LÂM
(PL)- Ngày 21-8, Văn phòng
Ủy ban An toàn giao thông
(ATGT) Quốc gia có văn bản gửi
Công an tỉnh Bình Thuận đề nghị
kiểm tra, xác minh và xử lý xe
khách chở học sinh
(HS).
Theo đó, ngày 20-8, Ủy ban
ATGT Quốc gia tiếp nhận thông
tin phản ánh trường hợp xe đưa
đón HS biển số 86B-009.97 chạy
trên tuyến quốc lộ 1A, huyện Hàm
Thuận Bắc đã chở quá số người quy
định, nhiều em HS đứng tại các vị
trí lên xuống xe, bám vào cửa xe,
thành xe. Nguy hiểm hơn, xe khách
không đóng cửa lên xuống khi di
chuyển theo quy định.
Ủy ban ATGT Quốc gia đánh giá
hành vi vi phạm của tài xế xe khách
là vô cùng nguy hiểm, tiềm ẩn nguy
cơ cao gây tai nạn giao thông cho
các em HS, thể hiện thái độ coi
thường pháp luật. Ủy ban ATGT
Quốc gia đề nghị Công an tỉnh
Bình Thuận chỉ đạo các lực lượng
chức năng kiểm tra, xác minh nội
dung thông tin, xử lý nghiêm theo
quy định đối với tài xế xe khách và
thông báo kết quả xử lý vi phạm về
Ủy ban ATGT Quốc gia.
Đồng thời tăng cường tuần tra
kiểm soát, phát hiện và xử lý vi
phạm trên địa bàn, đặc biệt chú
trọng tới các phương tiện đưa đón
HS nhằm đảm bảo ATGT cho các
em tới trường.
VIẾT LONG
Xe lao qua gác chắn, hành khách kịp thoát
trước khi tàu đến
(PL)- Chiều 21-8, Phòng CSGT
Công an tỉnh Thanh Hóa xác nhận
trên địa bàn vừa xảy ra một vụ
tai nạn giao thông đường sắt khi
một chiếc xe khách tông gãy cần
chắn đường sắt đã hạ lúc tàu hỏa
đang tới gần trên địa bàn huyện Hà
Trung, Thanh Hóa. 
Đoạn clip vừa được đưa lên
mạng xã hội Facebook cho thấy sự
việc xảy ra vào ngày 19-8 tại gác
chắn đường ngang Km 151+590
giao cắt giữa tuyến quốc lộ 217 và
quốc lộ 1A, đoạn qua địa phận thị
trấn Hà Trung, Thanh Hóa.
Khi nhân viên gác chắn đang
hạ cần chắn cho tàu hàng số hiệu
3303 lưu thông theo hướng Hà
Nội-TP.HCM thì bất ngờ bị ô tô
khách biển số 36B-022.97 chạy
hướng Hà Nội-Thanh Hóa lao
vào cần chắn, khiến cần chắn đâm
xuyên qua kính xe khách.
Khi xảy ra sự việc, hàng chục
hành khách trên xe đã nhanh chóng
thoát thân khi tàu lửa đang đến gần.
Vụ việc đang được cơ quan công an
điều tra làm rõ.
Đ.TRUNG
1,2,3 5,6,7,8,9,10,11,12,13,14,...20
Powered by FlippingBook