10
Bạn đọc -
Thứ Tư22-8-2018
Góc nhìn
Phạt nguội người
xả rác: Phường nói gì?
ĐÀOTRANG- LÊHUY
S
ởTN&MTTP.HCMvừa
đề xuất UBND TP giải
pháp xử lý vi phạm vệ
sinh nơi công cộng, trong đó
có việc công khai danh tính
người tiểu tiện và xả rác. Để
việc xử lý được kịp thời, Sở
TN&MT đề xuất giao thẩm
quyền cho đội quản lý trật tự
đô thị và đội thanh tra xây
dựng địa phương. Nguồn
tiền xử phạt được dùng để
hỗ trợ kinh phí, duy trì hoạt
động của lực lượng này. Do
lực lượng mỏng, Sở TN&MT
kiến nghị các cơ quan, địa
phương có thể sử dụng hình
ảnh từ camera an ninh, camera
giao thông để lập biên bản
người xả rác, phóng uế bên
cạnh bắt quả tang.
Chúng tôi ghi nhận các
phường, quận và người dân
TPhết sức ủng hộ đề xuất này.
Từ camera, đã xử
phạt nhiều người
lén lút xả rác
Nếu làm được như đề xuất
của Sở TN&MT thì quá tốt.
Trên thực tế, nhiều điểm
trên địa bàn phường đã bị
người dân trong phường
hoặc phường lân cận mang
rác sang đổ bỏ. Tuy nhiên,
lực lượng để quan sát, theo
dõi các trường hợp này không
đủ, sau đó UBND phường đã
lắp camera trên một số điểm
nóng. Từ camera, UBND
phường đã lập biên bản nhắc
nhở một trường hợp người
dân ở phường Linh Chiểu
mang rác sang đường HồVăn
Tư, phường Trường Thọ để
vứt. Sau nhiều ngày quan sát
qua camera, UBND phường
đã bắt quả tang và ghi nhận
được trường hợp này.
Tương tự, trên đường số 4,
phường Trường Thọ, UBND
phường đã lập biên bản và
xử lý được một trường hợp
vứt rác bừa bãi. Ngay sau khi
tiếp xúc, người dân đã thừa
nhận hành vi của mình và
chấp nhận nộp tiền vi phạm.
Để xử lý và răn đe đối với
tình trạng vứt rác thì chúng
ta cần phải có bằng chứng,
vì vậy UBND phường sẽ tiếp
tục đầu tư trên một số tuyến
đường nóng, các tụ điểm vứt
rác thường xuyên nhằm dẹp
bỏ tình trạng này.
Ông
HỒ VĂN PHƯỚC
,
Chủ tịch UBND phường
Trường Thọ, quận Thủ Đức
Phải lắp camera để
trị nạn vứt rác
Tôi hoàn toàn ủng hộ đề
xuất của Sở TN&MT. Hiện
nay có nhiều điểm trên địa
bàn phường Tân Phú, quận
9 trở thành nơi vứt rác trộm
của người dân. Trước thực
trạng trên, UBND phường đã
lắp đặt camera để đảm bảo an
ninh, cũng như là công cụ để
răn đe đối với hành vi vứt rác.
Bêncạnhđó,
UBNDphường
thường xuyên
tuyên truyền,
vậnđộngngười
dânđểrácđúng
nơi quy định.
Đối với những
nơi bị bỏ rác,
phường đã để
biển thôngbáo
xửphạt đối với
hànhvivứtrác.
Tuy nhiên, đến nay UBND
phường vẫn chưa xử lý các
trường hợp vi phạm mà đa
phần dừng lại ở việc nhắc nhở
và yêu cầu người dân tự khắc
phục. Thời gian tới, nếu các
quận, huyện cùng triển khai
việc lắp camera để trị nạn xả
rác thì ắt hẳn sẽ trị dứt điểm.
Ông
HUỲNH VĂN NAM
,
Phó Chủ tịch UBND
phường Tân Phú, quận 9
Tăng cường phối hợp
với người dân
Trước những điểm vứt rác
bừa bãi, UBND phường đã
dựng biển cấm vứt rác và nêu
rõ mức xử lý hành chính đối
với các trường hợp vi phạm.
Đây là biện pháp mang tính
răn đe. Bên cạnh đó, UBND
phường tổ chức các cuộc họp
nêu rõ là những điểm đó có
gắn camera quan sát, nếu
người dân cố
tình vi phạm
thì phường sẽ
xử phạt hành
chính.
Cũngtừviệc
tuyên truyền,
nhiều người
dân đã chủ
động gửi hình
ảnh, clip lên
phường về các
trường hợp
vi phạm nhiều lần. Dựa vào
phản ánh của người dân và
camera, UBND phường sẽ in
hình ảnh, thời gian và mời
người dân lên nói chuyện
và sau đó là xử phạt hành
chính đối với các trường
hợp vi phạm. Việc sử dụng
camera đã mang lại hiệu
quả nhất định trong việc xử
lý các trường hợp vi phạm.
Chúng tôi ủng hộ đề xuất
của Sở TN&MT và sẽ tăng
cường sự kết nối giữa người
dân với UBND phường để
xử lý người vi phạm..
Ông
HỒ XUÂN BẮC
,
Phó
Chủ tịch phường 14, quận 5
Phát hoảng khi đi đâu
cũng thấy ngập rác
Xử phạt hành vi tiểu tiện,
xả rác nơi công cộng bằng
cách phạt nguội qua camera
là giải pháp tốt. Nhưng tôi e
là sẽ phát sinh nhiều vấn đề
khó khăn khi triển khai thực
hiện. Nếu làm dựa vào hình
ảnh từ hệ thống camera giao
thông có sẵn thì không giải
quyết được bao nhiêu. Nếu
gắn thêm camera thì gắn bao
nhiêu cho đủ, kinh phí ở đâu?
Hình ảnh trích xuất ra thì ai
sẽ đi xử phạt nếu đối tượng vi
phạm ở địa phương khác…?
Chính quyền ở các phường,
xã hiện cũng đang tinh gọn
bộ máy, cán bộ mỏng, thêm
việc này nữa thì phải có thêm
người chuyên đi xử lý người
vi phạm. Các cơ quan chức
năng phải tính toán kỹ trước
khi triển khai để giải pháp
này không bị chết yểu.
Con của tôi mới đi du học
vài năm ở nước ngoài về
đã phát hoảng khi thấy TP
bây giờ khắp nơi đầy rác,
từ trạm xe buýt đến vỉa hè,
miệng cống... Là người dân
của TP này, chúng tôi mong
chờ chính quyền quyết liệt
trị thẳng tay những người xả
rác, tè bậy vô ý thức. Nhiều
nơi của TP này nặng mùi rác
thải từ hành vi vô ý thức của
con người lắm rồi!
Bà
TRẦN KIM NHUNG
,
quận 12, TP.HCM
Rác ngập ngụa trên đườngHùng Vương (quận 5), ngay giữa trung tâmthành phố. Ảnh: ĐÀOTRANG
Khuyếnkhích các phường lắpđặt camera
Đại diện UBND quận Gò Vấp cho biết đã và đang vận
động các phường, người dân tăng cường lắp đặt camera
nhằm đảm bảo, giữ gìn an ninh trật tự, giữ gìn vệ sinh các
khu phố. Trên địa bàn quận có nhiều điểm nóng về vứt rác,
UBND quận đã vận động các phường cùng lắp đặt camera
để có cơ sở xử lý các trường hợp này. Từ đó các phường đã
xử lý được nhiều trường hợp vi phạm.
Từ camera, UBND
phường Trường
Thọ đã lập biên
bản nhắc nhở một
trường hợp người
dân ở phường Linh
Chiểu mang rác
sang đường Hồ Văn
Tư, phường Trường
Thọ để vứt.
Chính quyền và người dân đều cho rằng đã đến lúc phải dùng camera
để phạt nguội người xả rác, tè bậy.
Mạnhtaydẹpnạnxảrác
Mớiđây,SởTN&MTTP.HCMđãđềxuấtUBNDTPmộtsốgiải
phápxửlýviphạmvệsinhnơicôngcộng,trongđócónhiềugiải
phápthểhiệnquyếttâmxửlýbằngđượcgiặcrác.Đơncửnhư
chophépđịaphươngsửdụnghìnhảnhtừcameraanninhđểxử
phạtngườicóhànhvixảrác,phónguếnơicôngcộng.
Từ nhiều năm nay, một vài quận, huyện đã cầu viện đến
camera và sự tố giác của người dân để bắt vi phạm nhưng
hiệu quả vẫn không cao. Nguyên nhân chính là người vi
phạm nhan nhản khắp nơi trong khi người quản lý, xử
phạt lại quá ít. Đôi khi biết đó mà đành tặc lưỡi cho qua.
Thế nhưng đây là vấn nạn mà TP bắt buộc phải triệt để
xử lý bởi từng ngày, những bãi rác tự phát vẫn phình to,
kênh rạch vẫn tắc nghẽn, những góc đường, bức tường
vẫn nồng nặc mùi amoniac và nhiều chất bẩn khác…Đây
là nỗi xấu hổ với từng người dân, là căn nguyên làm suy
giảm chất lượng sống của tất cả chúng ta.
Mới đây, vì quá bức xúc mà một lãnh đạo quận 1 đã
phát biểu phải quyết liệt xử phạt và cân nhắc đến giải
pháp bêu tên người vi phạm trên các phương tiện truyền
thông đại chúng. Tất nhiên việc này sẽ không thực hiện
được vì trái luật, song từ đó để thấy là nếu không có chế
tài hợp pháp đủ mạnh, đủ gây sức ép tương đương với
việc bêu tên kia thì khó mà răn đe được đám đông.
Trước mắt, giải pháp Sở TN&MT đưa ra là khá hợp lý
nhưng để thực hiện hiệu quả thì các địa phương phải tiến
hành đồng bộ, phối hợp, kết hợp chặt chẽ. Hình ảnh từ
camera chỉ là bằng chứng, tiếp sau đó còn cả quá trình
xác minh lai lịch, truy tìm người vi phạmmà một phường,
một quận đôi khi không thực hiện độc lập được. Cạnh đó,
phải nghiêm túc bố trí lực lượng tập trung cho nhiệm vụ
này. Phải có nhân lực giám sát chặt ở các khu phố, phát
hiện điểm đen và từ camera tổ chức xử phạt hiệu quả.
Các địaphương cũngnên khuyến khích, tậndụngnguồn tin
báo từquần chúng. Hơnai hết, người dân chứng kiến sẽ cung
cấp thông tin, hìnhảnh chính xác nhất để nhà chức trách tìm
rangười vi phạm. Cái họ cần chỉ làmột kênh tiếpnhận tức thời
màđiềunày thì không khó trong thời đại 4.0. Bắt tay nhau,
chínhquyền và cộngđồng sẽ khiến kẻ cóhành vi xấuphải e dè
vì khôngbiết sẽ bị “bắt giò” lúc nào.
Ai cũng biết TP.HCM có tiếng là hiện đại nhất nước
nhưng vẫn còn một bộ phận không nhỏ người dân đi
ngược với văn minh, coi lề đường, gầm cầu, kênh rạch
là bô rác kiêm nhà vệ sinh công cộng…Khi Nghị định
155/2016 ra đời, mức xử phạt tăng lên rất nhiều so với
Nghị định 179/2013 nhưng vẫn chưa phát huy uy lực.
Điều đó cho thấy quy định là một chuyện, còn tổ chức
thực hiện mới là mấu chốt. Đề xuất của Sở TN&MT đã dọn
đường, tạo điều kiện cho các địa phương duỗi dài cánh
tay hơn, huy động nhiều nguồn lực hơn để quản chuyện
sạch đẹp cho địa bàn mình tốt hơn.
Thiết nghĩ đã đến lúc các địa phương cũng phải chịu
trách nhiệm, chịu chế tài nếu thực hiện nhiệm vụ trên
không tốt. Rác, chất bẩn… không như nhiều loại vi phạm
ẩn mình khác, nó đập thẳng vào mắt mỗi người. Chính
quyền địa phương phải thế nào nếu để trên những cây
cầu, con đường, quảng trường, bến chờ xe buýt, khu dân
cư…nơi phường, xã mình quản lý bừa bộn rác rến, nguồn
nước, không khí ô nhiễm?
Không thể nói suông hay tuyên truyền một chiều nữa,
địa phương cũng phải chịu trách nhiệm chung với cộng
đồng và ngược lại. Được vậy thì mới mong nhổ được ung
nhọt mất vệ sinh đã bám rễ sâu trong TP.
NHÂN CHÍNH
Cán bộ Công an phường 19, quận Bình Thạnh, TP.HCM
theo dõi camera an ninh. Ảnh: T.NGUYÊN