192-2018 - page 15

11
Kinh tế -
Thứ Tư22-8-2018
Quan điểm trái chiều về tín dụng đen
Có doanh nghiệp vừa và nhỏ sử dụng tới 60% tín dụng đen trong tổng vốn sản xuất, kinh doanh.
Phó Thủ tướng VươngĐìnhHuệ: Nên học tập kinh nghiệmquốc tế về tín dụng phi chính thức. Ảnh: CL
Họ đã nói
Học tập kinh nghiệm
quốc tế
Các DN vừa và nhỏ, nhất là
với DN đổi mới sáng tạo trong
tình trạng khó tiếp cận vốnNH
thì họ phải tiếp cận tín dụng
đen, tín dụng phi chính thức.
Tuy nhiên, chúng ta phải kiên
quyết xóa bỏ những hình thức
tín dụng đen có tính chất lừa
đảo, trục lợi. Còn những hình
thức tín dụng phi chính thức
khác gặp nhau do cung cầu
thì phải cân nhắc, học tập kinh
nghiệm quốc tế.
Phó Thủ tướng
VƯƠNG ĐÌNH HUỆ
Người trồng nghệ lo lắng
vì giá giảm sâu
(PL)- Nông dân trồng nghệ ở xã Tam Lộc, huyện
Phú Ninh, Quảng Nam như ngồi trên đống lửa vì củ
nghệ đã đến kỳ thu hoạch nhưng chẳng thấy ai mua.
Lo không bán được nên một số hộ đã đào nghệ mang
ra chợ lẻ bán với giá chỉ 6.000 đồng/kg trong khi
năm ngoái dao động 10.000-15.000 đồng/kg. Nguyên
nhân không có đầu ra có thể do nghệ của các tỉnh Tây
Nguyên trồng nhiều và năng suất cao dẫn đến cung
vượt cầu.
Ông Lê Mộng Anh Toàn, cán bộ nông nghiệp xã Tam
Lộc, lo lắng: “Trên địa bàn xã có 8 ha trồng nghệ. Với
năng suất khoảng 14 tấn/ha, toàn xã đang tồn đọng hơn
100 tấn nghệ đã đến kỳ thu hoạch nhưng chưa có dấu
hiệu thu mua từ các thương lái. Nếu không có ai mua thì
nghệ sẽ bị thối củ vì bệnh và hư hết”.
ANH KHANG
Hơn 3 tỉ USD được doanh nghiệp chi cho
quảng cáo
(PL)- Báo cáo có tên “Thói quen sử dụng truyền thông
của người tiêu dùng Việt và cách tiếp cận hiệu quả” do
công ty nghiên cứu thị trường Kantar Worldpanel vừa
công bố cho thấy dự kiến đến cuối năm 2018, tổng đầu tư
cho quảng cáo truyền thông tại Việt Nam ước đạt 68.000
tỉ đồng, tương đương khoảng 3 tỉ USD.
Nghiên cứu cũng chỉ ra năm 2018, quảng cáo trên tivi chiếm
khoảng 66% so với tổng chi phí cho truyền thông ở Việt Nam.
Đây vẫn là kênh có độ phủ cao nhưng cũng đang giảm dần.
Trong khi kênh trực tuyến có thể tăng lên đến 30%...
Theo các chuyên gia Kantar Worldpanel, văn hóa và
hành vi mua sắm ở mỗi vùng miền có thể khác nhau do sự
khác nhau về lịch sử và địa lý. Do đó, thói quen sử dụng
các kênh truyền thông cũng có thể có những khác biệt
tương tự. Cụ thể, người TP.HCM dành thời gian cho nhiều
kênh truyền thống hơn. Trong khi người Hà Nội lại dành
thời gian nhiều hơn cho kênh trực tuyến. So với người
TP.HCM, người Hà Nội dành nhiều thời gian trong ngày
để lên các trang báo mạng, mạng xã hội và các ứng dụng
tin nhắn.
Bên cạnh đó, TP.HCM là khu vực có tỉ lệ sử dụng báo
giấy và tạp chí nhiều nhất, lần lượt là 1/3 và 1/5 trong
tổng số hộ gia đình ở khu vực này. Nếu chỉ nhìn vào nhóm
có độ tuổi cao hơn hay khá giả hơn thì con số này có thể
lên đến 40% hoặc hơn.
TÚ UYÊN
CHÂNLUẬN
T
ại Diễn đàn Kinh tế Việt
Nam2018 chuyênđề “Thị
trườngvốn-tài chính” diễn
ra ngày 21-8 nổi lên vấn đề
doanh nghiệp (DN) khó tiếp
cận nguồn vốn, buộc phải sử
dụng tín dụng đen.
Tín dụng đen bủa
vây doanh nghiệp
PhóThủ tướngVươngĐình
Huệ trong phát biểu khai mạc
đã đề cập đến tín dụng đen
như một thực trạng trên thị
trường vốn-tài chính hiện
nay. Đề cao công tác thanh
tra, kiểm tra, giám sát nhằm
đảm bảo thị trường này hoạt
động minh bạch, Phó Thủ
tướng nói: “Cần phải đấu
tranh chống gian lận, ngăn
chặn tình trạng tín dụng đen
và các giải pháp hành chính
cho DN vừa và nhỏ, làm sao
để hỗ trợDN nhỏ và vừa ngày
càng phát triển”.
Chuyên gia kinh tế Nguyễn
Xuân Thành, Giám đốc phát
triển ĐH Fulbright Việt Nam,
nhận định: Việc phát triển thị
trường vốn hiện nay mới giải
quyết được nguồn vốn cho
DN lớn và có quy mô trung
bình. Tuy nhiên, những DN
vừa và nhỏ vẫn gặp nhiều
khó khăn khi tiếp cận nguồn
vốn và buộc phải sử dụng đến
nguồn tín dụng đen
Lý giải thực trạng này, ông
NguyễnKimHùng, Giámđốc
Công ty Cổ phần Tái cấu trúc
DNViệt, khẳng định các DN
nhỏ chưa có cấu trúc vốn và
gặp nhiều khó khăn khi vốn
thực chỉ chiếm 20%-30%,
còn lại là liên kết tài chính
giữa gia đình, bạn bè và anh
chị em.
“Khi ngânhàng (NH) không
cho vay, trái phiếu chính phủ
không thể tiếp cận, họ buộc
phải sử dụng đến nguồn vốn
không chính thức hay gọi là
tín dụng đen. Có những DN
vừa và nhỏ có tới 60% tổng
vốn sản xuất, kinh doanh là
vốn từ tín dụng đen” - ông
Hùng khẳng định.
Còn ôngHà HuyTuấn, Phó
Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài
chính Quốc gia, lý giải những
nguyên nhân khiến tín dụng
đen nở rộ. Thứ nhất, nhu cầu
vay tín dụng của người dân
là có thật và rất lớn. Nghĩa
là tín dụng đen tồn tại theo
nhu cầu của
người dân và
vay theo hình
thức này khá
nhanh gọn,
không vướng
điều kiện chặt
chẽ như của
NH. Thứ hai,
có tình trạng
một số cá nhân, DN sử dụng
nguồn vay từ tín dụng đen
để trả nợ NH.
“Nguyên nhân thứ ba là
trong thời gian vừa qua, sự
phát triển công nghệ thông
tin khiến cho cách tiếp cận
trực tiếp giữa bên có nhu cầu
vay và cho vay càng trở nên
thuận tiện. Cuối cùng là vấn
đề khơi thông nguồn vốn,
người ta không muốn gửi
NH vì cho vay bên ngoài lãi
suất cao hơn” - ông Tuấn nói.
Thế giới xử lý thế nào
với tín dụng đen?
Sau khi các chuyên gia đưa
ra nhận định về tín dụng đen,
Phó Thủ tướng Vương Đình
Huệ rấtmongmuốnnghe thêm
các kinh nghiệm trên thế giới
trong việc xử
lý câu chuyện
tín dụng đen
như thế nào.
ÔngWarrick
Cleine, Chủ
t ị c h k i ê m
Tổng Giám
đốc KPMG
tại Việt Nam
và Campuchia, nhận định
rằng: “Tín dụng đen không
hoàn toàn xấu. Lý do là tín
dụng đen có thể đáp ứng nhu
cầu của người cần vay ngay
(vay nóng - PV). Bởi vậy, thị
trường tín dụng đen cần phải
được chính thức hóa, điều tiết
bằng khung khổ pháp lý như
kinh nghiệm ở một số nước,
như Hà Lan chẳng hạn”.
Ông Warrick Cleine cũng
đề xuất không dùng từ “tín
dụng đen” nữa, mà nên gọi
thị trường này là “tín dụng
không chính thức” để tránh
những cách hiểu không hay.
Đồng thời đề xuất Chính phủ
cần có hệ thống giám sát,
kiểm soát bộ phận tín dụng
này rõ ràng.
“Các DN vừa và nhỏ tiếp
cận khoản vay của NH qua
nhiều kênh, chính thống hoặc
không. Các NH cần có thủ tục
gọn nhẹ để người dân tiếp cận
khoản vay một cách hiệu quả.
Ví dụ, một người nông dân
muốn vay để mua một con bò
cần tín chấp như thế nào, điều
này cũng hoàn toàn khác với
khoản vay của cácDN. Do đó,
chúng ta cần có cơ chế khác
nhau, tùy thuộc vào khoản vay,
quy mô và đối tượng” - ông
Warrick Cleine gợi ý.
Giám đốc Công ty Cổ phần
Tái cấu trúc DNViệt Nguyễn
Kim Hùng cũng kiến nghị
Chính phủ tạo ra khung pháp
lý để giúp DN vừa và nhỏ có
thể tiếp cận nguồn vốn này
một cách hợp lệ. Bởi chi phí
sử dụng vốn lên đến trên 10%
nhưng chưa được hoạch định
vào chi phí hợp lệ.
“Việc tiếp cận với nguồn
vốn, quỹ, công ty tài chính
rất xa vời, chưa kể đến các
nguồn quỹmà Nhà nước đang
khuyến khích nên tôi mong
rằng bằng cách nào đó, Chính
phủ có thể hợp thức hóa tín
dụng đen để giúp các DN
vừa và nhỏ” - ông Hùng nói.
Một cách cởi mở hơn, Phó
Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài
chính Quốc gia Hà Huy Tuấn
nói trên thế giới tín dụng đen
đã tồn tại rất lâu do cung cầu
và hoạt động như NH. Vì vậy,
ông Tuấn cũng đề nghị cần
phải hợp thức hóa được tín
dụng đen.
Bên cạnh đó, phía NH
cũng phải đơn giản hóa thủ
tục vay, thanh toán và nói rõ
cho xã hội rằng “các NH thực
ra cũng rất muốn cho vay”.
Cuối cùng, ông Tuấn đề nghị
Nhà nước cần nhìn nhận đúng
về những sản phẩm, phương
thức kinh doanh mới theo
hướng kiểm soát và khuyến
khích chứ không nên gò bó.
“Cơquan quản lý cần truyền
thông tích cực để người dân
thấy được tính hai mặt của
loại hình tín dụng này, đồng
thời tố cáo những hình thức
bẫy mang thuần tính lừa
đảo” - phó chủ tịch Ủy ban
Giám sát tài chính Quốc gia
đề xuất.•
Đề xuất cho thử nghiệm nhưng
không hình sự hóa
ÔngA.Alatabani,chuyêngia
NHThế giới, cho rằng để hạn
chế những tác động không
tốt của tíndụngđen cầnphải
có các gói sản phẩmtín dụng
khácnhauchothịtrường.Ông
cho rằng: “Các gói sản phẩm
như thuê, mua tài sản có thể
là kênh để các DNnhỏ và vừa
tiếp cận khoản vay".
Là người tham gia tái cấu
trúc cho rất nhiều DN, ông
Nguyễn Kim Hùng cho rằng
cộng đồng DN tư nhân cũng có thể góp phần hạn chế tín
dụngđen. Bởi thực tế cónhững sàngiaodịch, kết nối củaDN
tưnhân có thể thuhút tới 35.000 tỉ đồng chỉ trong sáu tháng.
Theo ông Hùng, nếu có cơ chế, khung pháp lý, nền tảng
cho các DN sử dụng công nghệ, các DN tư nhân sẵn sàng
tham gia các giải pháp về vốn và có thể lượng tiền lớn.“Tôi
đề xuất Chính phủ cho thử nghiệm những hình thức này
như nền tài chính thứ cấp. Tuy nhiên, nếu thử nghiệm mà
sai thì không nên hình sự hóa” - ông Hùng nói.
ÔngHàHuy Tuấn đề nghị
cần phải hợp thức hóa được
tín dụng đen. Ảnh: CL
Đề xuất không
dùng từ “tín dụng
đen” nữa, mà nên
gọi thị trường này
là “tín dụng không
chính thức”.
1...,5,6,7,8,9,10,11,12,13,14 16,17,18,19,20
Powered by FlippingBook