195-2018 - page 11

11
Kinh tế -
ThứBảy25-8-2018
Hầu hết nhân dân
tệ đều chạy thẳng về
ngân hàng TQmà
không qua hệ thống
ngân hàng Việt Nam
nên cơ quan thuế
Việt Nam không
kiểm soát được.
Bất thường khách Trung Quốc
tính tiền chui ở Nha Trang
Hàng loạt cơ sở kinh doanh ở KhánhHòamở dịch vụ thanh toán trái phép cho khách Trung Quốc.
Tỉ phúThái bỏ túi hơn1.200 tỉ đồng cổ tứcSabeco
Hội đồng quản trị Tổng Công ty Cổ phần Bia Rượu
Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) vừa ban hành nghị quyết
thông qua kế hoạch tạm ứng cổ tức năm 2018. Theo đó,
Sabeco sẽ thực hiện tạm ứng cổ tức đợt 1 với tỉ lệ thực
hiện 15% vào tháng 10-2018. Đến tháng 12-2018 tiếp tục
chi tạm ứng cổ tức 20% cho đợt 2.
Như vậy, với tỉ lệ sở hữu 53,59% tại Sabeco,
Công ty Vietnam Beverage của tỉ phú Thái Charoen
Sirivadhanabhakdi sẽ nhận về 1.200 tỉ đồng. Nhà nước mà
đại diện là Bộ Công Thương đang nắm giữ 36% tỉ lệ sở
hữu Sabeco sẽ nhận được 808 tỉ đồng.
Với số tiền được chia từ cổ tức, tỉ phú Thái Lan có thể
trả bớt một phần nợ từ tổng số tiền gần 5 tỉ USD bỏ ra
để mua cổ phần Sabeco. Tại đại hội cổ đông thường niên
mới đây, có cổ đông đứng lên chất vấn ông Koh Poh
Tiong, Chủ tịch HĐQT Sabeco, rằng liệu Sabeco có phải
gánh khoản nợ mà tỉ phú Thái bỏ ra mua Sabeco hay
không. Ông Koh Poh Tiong cho biết Sabeco không chịu
trách nhiệm khoản tiền đó. Mục tiêu của tỉ phú Thái là
đưa Sabeco trở thành công ty hàng đầu tại khu vực Đông
Nam Á.
Hãng bia lớn nhất Việt Nam Sabeco chính thức về tay
người Thái từ tháng 12-2017 khi tỉ phú gốc Hoa Charoen
Sirivadhanabhakdi chi gần 5 tỉ USD mua lại 53,59% vốn
do Bộ Công Thương quản lý. Sau đó Sabeco sau khi bổ
nhiệm nhân sự ngồi ghế chủ tịch HĐQT, tỉ phú Thái Lan
đã chính thức đưa người vào ngồi ghế tổng giám đốc
công ty. HĐQT Sabeco cũng đã thống nhất miễn nhiệm
chức danh tổng giám đốc đối với ông Nguyễn Thành
Nam, người được Bộ Công Thương bổ nhiệm trước đó
một năm. Đồng thời hãng bia này bổ nhiệm ông Neo
Gim Siong Bennett, Phó Tổng giám đốc, giữ chức tổng
giám đốc.
PHƯƠNG MINH
TẤNLỘC
G
hi nhậncủachúng tôi cho
thấy gần đây dọc nhiều
đường phố ở trung tâm
TP Nha Trang, nhiều khách
sạn, nhà hàng, cơ sở kinh
doanh, cửa hiệu treo bảng
thông báo chấp nhận thanh
toán qua mạng di động bằng
mã phản hồi nhanh thông qua
các ứng dụng như Alipay,
WeChat Pay. Những bảng
thông báo này ghi chủ yếu
bằng hai tiếng Việt và Hoa.
Mở dịch vụ riêng
cho khách TQ
Nhân viên củamột cửa hàng
lớnchuyênbáncác sảnphẩmtừ
trầmhương trênđườngNguyễn
Thị Minh Khai vừa đưa đoàn
khách Trung Quốc (TQ) vào
bên trongvừagiới thiệudịchvụ
thanh toán bằngWeChat Pay.
Nhân viên này tiết lộ gần đây
rất nhiều cơ sở kinh doanh ở
Nha Trang mở dịch vụ thanh
toán di động riêng cho khách
TQ. Theo nhân viên này, lý do
là lượng khách TQ đến Nha
Trangngày càngnhiềuvà phần
lớn đều có nhu cầu thanh toán
qua mạng di động.
Dọc đường từTPNhaTrang
vào sân bay Cam Ranh, nhất
là đoạn qua xã Phước Đồng
cũng có rất nhiều cơ sở kinh
doanh, cửa hàng lớn chuyên
phục vụ người TQ. Hầu hết
các cơ sở này đều có dịch
vụ thanh toán qua mạng di
động. Đặc điểm chung của
các cơ sở kinh doanh này là
cổng có hai hàng rào. Trong
đó có một hàng rào di động
luôn có bảo vệ canh gác, bên
trong có khoảng sân rộng dùng
làm bãi đỗ xe. Khu bán hàng
không có cửa kính, xây bịt
bùng, chỉ có một lối ra vào…
Ngày 24-8, trao đổi với
Pháp Luật TP.HCM
, ông Đỗ
Trọng Thảo, Phó Giám đốc
NgânhàngNhà nước (NHNN)
Chi nhánh Khánh Hòa, xác
nhận tại TP Nha Trang hiện
có rất nhiều cơ sở kinh doanh
dành cho khách TQ có dịch
vụ thanh toán qua mạng di
động trái phép. Dịch vụ chui
này ngày càng nở rộ, nhất là
từ khi xuất hiện tour du lịch
0 đồng của các đoàn khách
lữ hành TQ.
Đối phó rất tinh vi
Theo lãnh đạo NHNN Chi
nhánh Khánh Hòa, mới đây
cơ quan này đã chủ trì lập
đoàn kiểm tra nhiều cơ sở
kinh doanh với sự tham gia
của công an tỉnh, chi cục
quản lý thị trường… nhưng
không bắt được quả tang việc
thanh toán qua mạng di động
trái phép. Lý do là các cơ sở
có hoạt động thanh toán trái
phép trên đối phó rất tinh vi.
Ví dụ khi xe chở đoàn
khách TQ vào, bảo vệ thấy
đúng biển số đã đăng ký thì
cho vào. Đối với người Việt
Nam hay xe không đúng biển
số, họ không cho vào, yêu
cầu xuất trình giấy tờ. Khi
thấy có người lạ, bảo vệ lập
tức bấm nút báo động vào
bên trong. Khi đó, bên trong
nhanh chóng dọn dẹp đâu ra
đó hết. Họ cất giấu hết các
thiết bị thanh toán di động.
Khi đoàn kiểm tra hay các
lực lượng chức năng vào thì
không còn gì hết.
“Những cơ sởnàyhoạt động
như kiểu các quán “cơm tù”
trước đây. Ngay sau khi xe
vào thì họ kéo hàng rào đóng
lại ngay. Hết giờ mới được
ra” - ông Thảo nói.
Ông Thảo cho rằng nguyên
nhân thứ hai khiến các lực
lượngchứcnăngchưabắt được
trường hợp nào là máy POS
(Point of Sale - tạm dịch là
máy bán hàng chấp nhận thẻ
ngân hàng)
không dây
của TQ rất
nhỏ, gọn. Chỉ
cần nghe bên
ngoà i báo
động vào là
những người
bên trong lập
tức cất giấu
hết các máy
này.
Một lãnh đạo Cục Hải quan
tỉnh Khánh Hòa khẳng định
từ trước đến nay cơ quan này
chưa bao giờ cho tiếp nhận
hay làm thủ tục cho nhập khẩu
các loại máy POS của TQ.
“Họ tháo rời các máy POS
của TQ ra để nhập khẩu trái
phép vào Việt Nam, nhìn vào
sẽ không biết đó là máy POS.
Sau khi vàoViệt Nam, họmới
lắp ráp lại, nhỏ gọn như chiếc
điện thoại di động rồi sử dụng
thanh toán di động” - ông Đỗ
Trọng Thảo chia sẻ.
Tiền cứ chảy về TQ
Theo ông Trần Sơn Hải,
Phó Chủ tịch Thường trực
UBND tỉnh Khánh Hòa, tình
trạng thanh toán qua mạng
di động đã và đang gây thất
thu thuế rất lớn đối với Nhà
nước. Còn theo lãnh đạo
Chi cục Quản
lý thị trường
tỉnh Khánh
Hòa,hìnhthức
này khiến cơ
qu a n c hức
năng không
kiểmsoátđược
hàng hóa, giá
báncủacáccơ
sở kinh doanh
chuyên phục vụ người TQ.
Lý do là phần lớn chủ các
cơ sở kinh doanh này có tài
khoản ởTQnên dù kháchmua
sắm, sử dụng dịch vụ ở Nha
Trang nhưng tiền vẫn chảy
vào ở TQ. Do đó, trên thực
tế Việt Nam không thu lợi
được gì từ việc mua sắm, sử
dụng dịch vụ của khách TQ.
“NHNN Chi nhánh Khánh
Hòađãbáocáo, đềnghịUBND
tỉnh, NHNN Việt Nam có
biện pháp khẩn cấp để ngăn
chặn tình trạng thanh toán qua
mạng di động trái phép. Hiện
chúng tôi đang phối hợp với
các cơ quan chức năng tiếp tục
có biện pháp xử lý tình trạng
này” - lãnh đạo NHNN Chi
nhánh Khánh Hòa cho hay. •
Họ đã nói
Bất thường
Có một vấn đề bất thường
khác là chỉ cần nghe Tỉnh ủy,
UBND tỉnh họp bàn, triển khai
việc kiểm tra, lập tức các khu
phốcónhiềungười nướcngoài
trở nên im ắng ngay; các hoạt
độnggiaodịch,thanhtoánngoại
tệ trái phép đều biến mất. Sau
đó, các cơ sở này theo dõi tình
hình rồi mới hoạt động trở lại.
Ông
ĐỖ TRỌNG THẢO
,
Phó Giám
đốc NHNN Chi nhánh Khánh Hòa
Đề nghị khẩn cấp ngăn thanh toán chui
UBND tỉnh Khánh Hòa vừa có công văn
khẩn gửi Văn phòng Chính phủ đề nghị các
bộ, ngành trung ương, đặc biệt là NHNN có
các giải pháp quản lý hoạt động thanh toán
qua POS, qua mã phản hồi nhanh (QR code),
qua ví điện tử như Alipay, WeChat Pay... một
cách hiệu quả. Qua đó để kịp thời xử lý đối
với các trường hợp vi phạm, chống thất thu
thuế cho ngân sách nhà nước.
Theo UBND tỉnh Khánh Hòa, hiện nay trên
địa bàn tỉnh có hơn 25 doanh nghiệp chuyên
đónkháchTQ. Trong đó, một số đơn vị có dấu
hiệu vi phạmquy định pháp luật Việt Namvề
niêm yết giá, bán đúng giá niêm yết, thanh
toán bằng đồng nhân dân tệ, thanh toán chui
qua POS, thanh toán thông qua mã phản hồi
nhanh dưới hình thức sử dụng điện thoại
(smartphone).
Chủ yếu thanh toán bằng tiền Trung Quốc
Bà Trần Ngọc A., từng làm quản lý cho
một nhà hàng chuyên phục vụ khách TQ ở
Nha Trang, phản ánh với PV: Phần lớn các
cơ sở kinh doanh chuyên phục vụ khách
TQ ở Nha Trang chỉ thu 5%-10% doanh thu
bằng tiền Việt Nam, trong đó 7% tiền mặt,
3% thu qua máy cà thẻ Visa của các ngân
hàng Việt Nam. 90% doanh thu còn lại, các
cửa hàng này thu bằng nhân dân tệ thông
qua hình thức cà thẻ máy không dây của
ngân hàng TQ.
“Với kiểu thunày, hầuhết tiền sẽ chạy thẳng
vềTQmà khôngqua hệ thốngngân hàngViệt
Nam” - bà A. nói.
MộtcơsởkinhdoanhởTPNhaTrangtreobảng
thôngbáocôngkhaithanhtoánbằnghìnhthức
WeChat Pay. Ảnh: TL
Khách TrungQuốc thanh toán quamáy POS tại một cửa hàng ở TPNha Trang. Ảnh: TL
1...,2,3,4,5,6,7,8,9,10 12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook