13
144 trẻ mầm non nhập viện
nghi ngộ độc thực phẩm
Ngày 16-11, thông tin từ Sở Y tế TP Hà Nội cho
biết BV đa khoa Đông Anh và BV Bắc Thăng Long
đã tiếp nhận 144 bệnh nhi có các biểu hiện của ngộ
độc thực phẩm như sốt cao, buồn nôn, nôn ói, tiêu
chảy... Các bệnh nhi đều là học sinh Trường Mầm
non xã Xuân Nộn, huyện Đông Anh, Hà Nội. Hiện
95 trẻ đang điều trị tại BV đa khoa Đông Anh, 47 trẻ
được điều trị tại BV Bắc Thăng Long, hai trẻ bị nặng
hơn đã được chuyển đến BV Bệnh nhiệt đới Trung
ương. Nguyên nhân gây ngộ độc ban đầu được xác
định là nhiễm khuẩn đường tiêu hóa do vi khuẩn, vi
sinh vật.
Trước đó, vào buổi trưa 14-11, các trẻ được ăn các
món xúc xích, bò sốt vang, xôi, cơm rang, rau củ
quả luộc, nước cam. Bữa chiều trẻ được ăn sữa chua,
bánh ngọt. Tuy nhiên, từ trưa 15-11 cho đến rạng
sáng 16-11, 144 trẻ đã ồ ạt nhập viện với các triệu
chứng kể trên. Ngay sau khi xảy ra sự việc, Sở Y tế
đã phối hợp với Trung tâm Y tế, Phòng Y tế huyện
Đông Anh đến trường lấy mẫu thức ăn lưu, phun
thuốc khử trùng tẩy uế toàn bộ khu vực trường, đồng
thời yêu cầu tạm dừng cung cấp suất ăn ngày 16-11.
Cũng trong đêm 15-11, giám đốc Sở Y tế TP Hà
Nội, ông Nguyễn Khắc Hiền, đã trực tiếp kiểm tra
và chỉ đạo công tác sơ cấp cứu và điều trị các bệnh
nhi đang nằm điều trị tại hai BV trên. Sáng 16-11,
Phó Giám đốc Sở Y tế TP Hà Nội Trần Văn Chung
cũng đến thăm các bệnh nhi đang điều trị tại BV đa
khoa Đông Anh.
HX
Vụgạomốc:Kiếnnghị
xử lýhiệu trưởngvà
hai hiệuphó
Ngày 16-11, UBND thị xã Phú Mỹ (Bà Rịa-Vũng
Tàu) đã có cuộc gặp gỡ ban đại diện cha mẹ học
sinh Trường Mầm non Phú Mỹ để công bố kết quả
xác minh đơn phụ huynh “tố” trường cho trẻ ăn cơm
nấu từ gạo mốc, đầu cá. Đồng thời thông báo kết
quả kiểm tra, xác minh đơn tố cáo của 11 giáo viên
về sai phạm trong công tác quản lý của hiệu trưởng
và ban giám hiệu trường này.
Trung tá Nguyễn Đình Dương, đại diện Công an
thị xã Phú Mỹ, cho biết phần cơm và cá được lấy từ
bữa ăn trưa của các lớp học trong trường. Qua xác
minh, nhận thấy gạo dùng để nấu cơm còn nhiều
phần cám, một số hạt gạo non bị hư nên khi nấu cơm
ra có màu trắng ngà không đều, một số hạt có màu
xanh, đen. Đại lý cung cấp gạo cũng cho biết gạo
nhà trường yêu cầu cung cấp là loại gạo không qua
xử lý công nghiệp, phải còn cám để đảm bảo dinh
dưỡng cho nên gạo mới có màu ngà như đã nêu.
Riêng phần cơm, cá bữa ăn trưa 9-10 mà phụ huynh
mang đến phản ảnh với đoàn kiểm tra, do thời điểm
đó không kịp thời thu được mẫu ở trường nên không
xác định được 100% là cơm có mốc hay không.
Về đơn tố cáo Hiệu trưởng Nguyễn Thị Thanh
Liêm và ban giám hiệu Trường Mầm non Phú Mỹ có
sai phạm về công tác quản lý của 11 giáo viên trong
trường, Phó phòng GD&ĐT thị xã Phú Mỹ Ngô
Hồng Khanh cho biết nhiều nội dung tố cáo trong đơn
là có cơ sở. Cụ thể: Trường có thu thêm 1.000 đồng/
ngày để chế biến món rau cho các cháu nhưng không
thực hiện, trường cấp ít đồ chơi cho trẻ nhưng yêu
cầu giáo viên ký nhận trước danh sách nhiều đồ chơi,
nhà trường không thực hiện việc tiếp phẩm hằng ngày
theo quy định, không công khai rõ ràng… Đoàn kiểm
tra kiến nghị chủ tịch UBND thị xã Phú Mỹ xem xét
xử lý đối với ban giám hiệu Trường Mầm non Phú
Mỹ gồm Hiệu trưởng Nguyễn Thị Thanh Liêm, hai
hiệu phó Nguyễn Thị Dần và Nguyễn Thị Lợi.
TX
GIANGHI
K
hoa Thận-Nội tiết, BV
Nhi đồng 2 TP.HCM từ
lâu đã là mái nhà thứ
hai của những thân nhân và
bệnh nhi chạy thận nhân tạo.
Mặc dù có chỉ định ghép thận
nhưng nhiều trẻ không có
nguồn tạng ghép, vướng nhiều
quy định và chi phí cao. Để
duy trì sự sống, những bệnh
nhi này phải điều trị bằng
các phương pháp thay thế.
Mòn mỏi duy trì
sự sống
Cùng cháu nội là béNguyễn
Hồng Cẩm (14 tuổi) chạy
chữa căn bệnh suy thận mạn
giai đoạn cuối ở BV đã 10
năm nay, mỗi lần nghe ai hỏi
chuyện của cháu, ánh mắt bà
Hồi Thị Ngọc (60 tuổi, ngụ
Cà Mau) lại rưng rưng.
Bà Ngọc kể bé Cẩm phát
hiện suy thận mạn giai đoạn
cuối khi còn rất nhỏ. Cách
đây khoảng ba tháng, gia
đình bà Ngọc càng lo lắng
hơn khi bé Nguyễn Thị Mỹ
Ly (hai tuổi, em gái Cẩm)
cũng mang căn bệnh hiểm
nghèo như chị. Không thể
một mình chăm sóc hai cháu,
chồng bà cũng lặn lội từ Cà
Mau lên BV san sẻ khó khăn
cùng bà. “Cháu Ly được phát
hiện sớm nên giờ đang điều
trị bằng thuốc, còn cháu Cẩm
sau hơn 10 năm cầm cự đến
nay sức khỏe ngày càng suy
kiệt. Cách đây mấy ngày, khi
đang chạy thận cháu bị mệt,
phải chuyển lên phòng cấp
cứu… may mắn qua khỏi”.
Bà Ngọc chia sẻ tâm tư:
“Vài năm trước, bác sĩ nói
nếu được ghép thận hy vọng
sống của cháu Cẩm cao hơn,
nhưng lúc đó gia đình tôi
không có người thân khỏe
mạnh để hiến, chi phí ghép
ngoài 100 triệu đồng là con số
quá lớn. Sau ghép thận, hằng
tháng phải sẵn sàng từ 5 triệu
đến hàng chục triệu đồng để
đề phòng những trường hợp
xấu xảy đến…Ba mẹ nó làm
công nhân, mỗi tháng quần
quật cũng chỉ được hơn 10
triệu đồng, lấy đâu ra tiền để
ghép. Đến nay, bác sĩ nói nó
đã bị suy kiệt, suy nhiều cơ
quan, có tiền cũng khó mà
ghép được…”.
Cùng hoàn cảnh với bệnh
nhi Cẩm là bé Nguyễn Ngọc
Hải (14 tuổi, ngụ Long An)
phát bệnh khi đang học lớp
2. Bà Nguyễn Thị Mười (58
tuổi, ngụ LongAn) rầu rĩ kể:
“Hải là đứa cháu duy nhất của
tôi. Ba mẹ nó thôi nhau khi
chỉ còn một tháng là nó chào
đời. Từ nhỏ đến lớn nó đều
do một tay tôi chăm sóc. Khi
vào lớp 2, nó được phát hiện
bị suy thận giai đoạn cuối.
Đã bảy năm trời tôi đưa nó
đi điều trị tại BV Nhi đồng
1, rồi chạy thận nhân tạo tại
BVNhi đồng 2. Hồi mới vào
viện nó 19 ký, đến nay 19
ký thiếu, chân tay cũng yếu
liệt dần, không đi được, phải
ngồi xe lăn”.
Chủ yếu nhận tạng
từ người thân
Từ năm 2004, BV Nhi
Trung ương và BVNhi đồng
2 TP.HCM là hai đơn vị đầu
tiên trên cả nước thực hiện
ghép tạng trẻ em, mở ra hy
vọng cho nhiều trẻ em mắc
bệnh hiểm nghèo. Là một
trong những bác sĩ tham
gia êkíp ghép thận cho trẻ
em lần đầu tiên tại BV Nhi
đồng 2, GS Trần ĐôngAcho
biết bé gái được ghép thận
giờ vẫn sống khỏe mạnh và
tiếp tục được theo dõi tại BV
Chợ Rẫy. Tuy nhiên, trải qua
14 năm, BV chỉ thực hiện
được 16 ca ghép thận và 12
ca ghép gan dù số lượng trẻ
cần được ghép tạng lớn hơn
rất nhiều.
“Vừa qua, BV Nhi đồng
2 (TP.HCM) chuẩn bị ghép
tạng nguồn từ người bố cho
con suy gan giai đoạn cuối.
Éo le thay, phút cuối người
nhà xin hoãn vì mẹ bệnh
nhi có bầu, bố lấy gan ghép
cho con bắt buộc phải không
được làm việc gì nặng mất
sáu tháng thì nhà không còn
người chăm sóc. Cuối cùng,
ca ghép gan cũng đành hoãn
lại vì không có nguồn tạng
từ người cho chết não” - GS
Trần Đông A kể lại một ca
ghép gan hụt cho bệnh nhi.
Lý giải điều này, BS Trịnh
Hữu Tùng, Giám đốc BVNhi
đồng 2, phân trần: “Không
phải chúng tôi không đủ khả
năng mà do nguồn tạng hiến
tặng để ghép cho trẻ em quá
khan hiếm”. BSTùng cho biết
trong 28 ca ghép mà đơn vị
này thực hiện, nguồn tạng
hiến đều từ bố mẹ, người
thân của bệnh nhi, chưa có
trường hợp nào người ngoài
hiến tặng tạng cho bệnh nhi.
Mới đây, BVChợ Rẫy, BV
Nhi đồng 2 và BV Thống
Nhất đã ký kết đề án thực
hiện mạng lưới điều phối
liên viện về hiến và ghép
tạng nhân đạo và ưu tiên
hàng đầu cho các bệnh nhi
đang chờ ghép tạng tại BV
Nhi đồng 2. Đây là tín hiệu
vui, là lối ra tạm thời cho
ghép tạng trẻ em.•
Những bệnh
nhi mònmỏi
vì căn bệnh
suy thận tại
BVNhi đồng
2 (TP.HCM).
Ảnh: GN
Luật gây khó
Theo GS Trần Đông A, nguyên nhân khiến nguồn tạng
hiến để ghép cho trẻ em trở nên khan hiếm một phần do
quy định của pháp luật còn vướng mắc. Cụ thể, Điều 5 của
Luật Hiến, lấy, ghép mô và bộ phận cơ thể người và hiến,
lấy xác quy định:“Cấm trẻ emdưới 18 tuổi không được hiến
tạng”. Theo GS Đông A, điều này là hoàn toàn phù hợp bởi
lấy tạng của trẻ em sẽ ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của
trẻ. Tuy nhiên, luật chưa đề cập đối tượng trẻ em có thể
hiến tạng là trẻ bị chết não, điển hình trường hợp bé Hải
An (bảy tuổi, ngụ Hà Nội) có nguyện vọng hiến tạng nhưng
cuối cùng chỉ lấy được giác mạc.
Vì vậy, GS Đông A đề nghị cần sửa đổi Điều 5 của luật này,
ghi thêm một dòng “cho phép trẻ em chết não được hiến
tạng” thì luật sẽ trở nên hoàn chỉnh và mang ý nghĩa nhân
văn cao; hạn chế được nhữngnguy cơ thải ghép, biến chứng
sau ghép khi sử dụng tạng của người lớn để ghép cho trẻ.
Trong 28 ca ghép
mà BVNhi đồng
2 thực hiện, nguồn
tạng hiến đều từ bố
mẹ, người thân của
bệnh nhi.
Buổi làmviệc thông báo kết quả của đoàn thanh tra
thị xã PhúMỹ. Ảnh: Vietnamnet
Đời sống xã hội -
ThứBảy17-11-2018
Thiếu nguồn tạng, trẻ
lay lắt bám bệnh viện
Không có nguồn tạng ghép, những đứa trẻ khôngmay suy tạng
đànhmònmỏi duy trì sự sống bằng các phương pháp thay thế…