267-2018 - page 9

9
VŨHỘI
N
gày 16-11, Thứ trưởng
Bộ GTVT Lê Đình Thọ
đã chủ trì cuộc họp cùng
đại diện Tổng Công ty Hàng
không Việt Nam (ACV) và
UBND tỉnh Đồng Nai nhằm
thống nhất một số nội dung để
đẩy nhanh tiến độ thực hiện
dự án thu hồi đất, bồi thường,
hỗ trợ tái định cư cảng hàng
không quốc tế Long Thành.
Tại buổi làm việc, ông Trần
VănVĩnh, PhóChủ tịchUBND
tỉnh Đồng Nai, đề nghị ACV
sớm công bố các hạng mục
thực hiện dự án sân bay Long
Thành có sử dụng nguồn lao
động. Từ đó tỉnh Đồng Nai sẽ
có cơ sở tạo điều kiện để con
em thuộc các hộ dân trong
vùng bị ảnh hưởng dự án đi
học những ngành nghề phù
hợp để có thể làm việc trong
quá trình thi công và sau khi
dự án vận hành.
Thứ trưởng Bộ GTVT Lê
Đình Thọ bày tỏ ủng hộ chính
Dự án sẽ dành 306
tỉ đồng để đào tạo
nghề, giải quyết việc
làm, ổn định cuộc
sống người dân
trong vùng bị
ảnh hưởng.
Tháng 10-2020, người dân có thể
xây nhà
Theo kế hoạch triển khai thực hiện dự án, tỉnh Đồng Nai sẽ
giải phóngmặt bằng với diện tích 5.364,21 ha, trong đó phần
xây dựng cảng hàng không 5.000 ha, còn lại 364,21 ha để xây
dựng hai khu tái định cư Lộc An-Bình Sơn và Bình Sơn. Riêng
về hai khu tái định cư, dự kiến đến tháng 10-2020, người dân
có thể vào xây dựng nhà ở. Kết quả số liệu điều tra, khảo sát
và lấy ý kiến của người dân bị thu hồi đất, của tỉnh Đồng Nai
cũng cho thấy 100%số hộđều có nhu cầu nhậnđất tái định cư.
Năm 2020 khởi động dự
án sân bay Long Thành
Thứ trưởng Bộ GTVT Lê ĐìnhThọ đề nghị tỉnhĐồng Nai tuyên truyền,
tạo điều kiện cho con emngười dân trong vùng bị ảnh hưởng đi học và
quay lại phục vụ cho dự án.
Đề xuất xây cảng Trần Đề đón tàu
200.000 tấn
Sáng 16-11, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn
Công chủ trì cuộc họp nghe báo cáo đầu kỳ điều
chỉnh quy hoạch cảng biển Trần Đề (Sóc Trăng).
Ông Lê Tấn Đạt, Phó Tổng Giám đốc Công ty
CP Tư vấn xây dựng công trình hàng hải (CMB),
cho biết qua nghiên cứu, đánh giá, cảng biển
Sóc Trăng là cảng đặc biệt (loại IA) đóng vai trò
cửa ngõ quốc tế với bến cảng chính là bến cảng
ngoài khơi cửa Trần Đề, đáp ứng cho tàu trọng tải
50.000-100.000 tấn và trên 100.000 tấn. “Khu vực
nghiên cứu bến cảng Trần Đề có diện tích dự kiến
rộng khoảng 30.000 ha từ cửa Trần Đề đến cửa Mỹ
Thanh. Trong đó đường bờ dài 20 km, bến cảng
Trần Đề được xây dựng nằm ngoài khơi, cách bờ
khoảng 15-20 km tùy vị trí, độ sâu khoảng -10 m”-
ông Đạt nói.
Ông Đạt cũng cho biết qua khảo sát thực địa, đơn
vị tư vấn cũng đề xuất hai phương án quy hoạch
cảng Trần Đề. Cả hai phương án đều dự kiến tổng
công suất bến cảng Trần Đề sẽ đạt khoảng 150 triệu
tấn, cỡ tàu lớn nhất có thể đón được là 200.000 tấn.
Tổng vốn đầu tư sơ bộ cho tất cả hạng mục hơn 4,1
tỉ USD, được phân kỳ đầu tư theo các giai đoạn.
Đại diện Cục Hàng hải VN đề xuất Bộ GTVT
kiến nghị Thủ tướng Chính phủ và các bộ, ngành
liên quan xem xét bố trí nguồn vốn ngân sách nhà
nước để hỗ trợ nhà đầu tư thực hiện các hạng mục
cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ kết nối đến cảng
(cầu vượt biển) và cơ sở hạ tầng hàng hải công
cộng (luồng tàu, đê kè chắn sóng...) theo hình thức
đối tác công tư (PPP). Việc đầu tư bến cảng theo
quy hoạch sẽ được thực hiện theo hình thức xã hội
hóa.
AT
Hàng rào cao tốc TP.HCM-
Trung Lương bị phá
(PL)- Cơ quan chức năng ghi nhận đến 80 điểm
hàng rào trên cao tốc TP.HCM-Trung Lương bị phá
để người dân vào cao tốc đón xe khách, chăn thả gia
súc... Những điểm hàng rào lưới B40 bị cắt thành lỗ
vừa người lớn chui qua được ghi nhận xuất hiện ở
các tỉnh Long An, Tiền Giang mà cao tốc này đi qua.
Tình trạng này xuất hiện trong thời gian vừa qua gây
mất an toàn cho đường cao tốc, tăng tiềm ẩn tai nạn
giao thông trên tuyến.
Trao đổi với PV báo
Pháp Luật TP.HCM
ngày
16-11, đại diện Chi cục Quản lý đường bộ IV.7 - Bộ
GTVT, đơn vị quản lý đường cao tốc TP.HCM-
Trung Lương, cho biết đã lên kế hoạch khắc phục
các điểm hàng rào bị cắt phá dọc tuyến đường này.
Cụ thể, Chi cục Quản lý đường bộ IV.7 đã chi 500 tỉ
đồng để rào lại, làm lại khung sắt 80 điểm hàng rào
bị cắt phá. “Chúng tôi đã kết hợp với hai tỉnh Long
An, Tiền Giang tuyên truyền, nâng cao ý thức người
dân, tuy nhiên vẫn có những trường hợp vừa làm lại
hàng rào thì người dân lại phá tiếp” - đại diện Chi
cục Quản lý đường bộ IV.7 nói.
Đường cao tốc TP.HCM-Trung Lương là đường
cao tốc nối TP.HCM với Tiền Giang nói riêng và
các tỉnh ĐBSCL nói chung. Cao tốc dài gần 62 km,
được đầu tư gần 10.000 tỉ đồng, thông xe năm 2010.
PHAN CƯỜNG
Một vị trí hàng rào hành lang an toàn cao tốc
TP.HCM-Trung Lương bị phá hoại. Ảnh: PC
sách ưu tiên sử dụng đối với
con em của các hộ dân trong
vùng dự án sân bay. Thứ trưởng
Thọ đề nghịACVsớmthống kê
và công khai danh mục những
công việc cần đến nguồn lao
động địa phương để tỉnh Đồng
Nai tuyên truyền, hướng dẫn
cho người dân, tạo điều kiện
cho con em họ đi học và quay
lại phục vụ cho dự án.
“Về giải phóng mặt bằng,
tỉnh Đồng Nai căn cứ vào các
quy định trong báo cáo nghiên
cứu khả thi Thủ tướng Chính
phủ vừa phê duyệt để thực
hiện. Đồng Nai cần tập trung
ưu tiên tại khu vực thực hiện
giai đoạn 1 của dự án cảng
hàng không. Làm sao để trong
năm 2020 phải khởi động dự
án, san lấp mặt bằng” - Thứ
trưởng Lê Đình Thọ yêu cầu.
Trước đó, chiều 12-11,
UBND tỉnh Đồng Nai tổ chức
cuộc làm việc với các sở, ban,
ngành và huyện Long Thành
để thông qua kế hoạch và tổ
chức triển khai thực hiện dự án
thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ,
tái định cư cảng hàng không
quốc tế Long Thành. Đây là
tiểu dự án (trong dự án xây
dựng cảng hàng không quốc
tế Long Thành) vừa được Thủ
tướng phê duyệt và giao do
UBND tỉnh Đồng Nai làm chủ
đầu tư với tổng kinh phí gần
23.000 tỉ đồng. Dự án này ảnh
hưởng đến 17.000 nhân khẩu.
Dự án sẽ dành 306 tỉ đồng để
đào tạo nghề, giải quyết việc
làm, ổn định cuộc sống người
dân. Thời gian chuẩn bị và
thực hiện dự án từ năm 2017
đến 2021.•
Thứ trưởng BộGTVT LêĐình Thọ chủ trì cuộc họp đẩy nhanh tiến độ sân bay Long Thành ngày 16-11
tại trụ sởUBND tỉnhĐồngNai. Ảnh: V.HỘI
Cầu Hàm Rồng sạt lở, uy hiếp an toàn đường sắt
Những ngày
qua, tại mố
phía Nam cầu
Hàm Rồng
(Thanh Hóa)
xuất hiện các
vết nứt lớn,
nhiều khối bê
tông, đất đá bị
cuốn xuống
lòng sông Mã. Điều này dẫn đến nguy
cơ mất an toàn cho các phương tiện
tham gia giao thông qua cầu
(ảnh).
Chiều 16-11, trao đổi với PV
Pháp
Luật TP.HCM
, ông Hoàng Gia Khánh,
Giám đốc Công ty TNHH MTV Quản
lý đường sắt Thanh Hóa, cho biết
nguyên nhân dẫn đến sạt lở mố chân
cầu Hàm Rồng là do nước sông Mã
đổi dòng.
Hiện nay
phương án xử
lý tạm thời
trước mắt là
thả các rọ đá
bao quanh
chân, mố
cầu để bảo
vệ chân cầu,
chống xói lở thêm hai bên bờ sông.
Trước đó, quá trình đo đạc thực địa
của Công ty Cổ phần Đường sắt Thanh
Hóa cho thấy phần chân khay bị sạt lở
dài 25 m, sâu 0,7-1,2 m. Vết nứt giữa
phần tứ nón (gồm vật liệu đất, đá xây
bao quanh mố cầu) và mái taluy đường
bộ đầu cầu dài 12,5 m, rộng 0,5-0,6 m...
Nhiều khối dầm bê tông dưới đế móng
cũng bị đứt gãy, trôi tuột xuống lòng
sông Mã, có nguy cơ mất an toàn cho
các phương tiện giao thông, đặc biệt là
tàu Bắc Nam.
“Hiện nay Công ty Đường sắt Thanh
Hóa cử lực lượng túc trực thường
xuyên, theo dõi diễn biến để đưa ra
phương án xử lý. Sau đó sẽ có báo cáo
Cục Đường sắt (Bộ GTVT) đề nghị cho
phép xử lý khẩn cấp những hư hỏng
tại khu vực tứ nón phía Nam chân cầu
Hàm Rồng” - ông Khánh cho hay.
Cầu Hàm Rồng do Pháp xây dựng
năm 1904, bị phá hủy năm 1946, đến
năm 1962 mới được xây lại. Cầu gồm
hai nhịp dầm thép, ở giữa là đường sắt,
hai bên là đường ô tô và đường dành
cho người đi bộ.
ĐẶNG TRUNG
1,2,3,4,5,6,7,8 10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook