267-2018 - page 3

3
Thời sự -
ThứBảy17-11-2018
HÀPHƯỢNG
S
áng 16-11, Quốc hội
thảo luận tại hội trường
về dự án Luật Phòng,
chống tác hại của rượu, bia.
Các đại biểu (ĐB) đã đóng
góp nhiều ý kiến cho dự luật,
xoay quanh nội dung giữa
lợi nhuận và tác hại của nó
với xã hội.
Chọn 50.000 tỉ hay
sức khỏe nhân dân
“Chọn sức khỏe của dân hay
chọn con số lợi nhuận 50.000
tỉ?” - ĐB Phạm Trọng Nhân
(Bình Dương) đặt câu hỏi.
Ông lấy hình ảnhThủ tướng
thân chinh đến các đơn vị chỉ
đạo và giao kế hoạch tăng
trưởng để GDP2017 cánmốc
6,7% trong khi bia, rượu gây
tổn thất ít nhất 1,3%GDP của
quốc gia để nêu tác hại của
loại thức uống này.
Ông Nhân cho rằng dù
biện minh là rượu, bia mang
đến sự phát triển kinh tế, giải
quyết việc làm nhưng nhìn
đến những hậu quả nặng nề
kéo dài cho xã hội không gì
có thể bù đắp được thì khó
chấp nhận.
“Chúng ta thấy rõ tác hại
của rượu, bia như gây nhiều
bệnh tật, con người luẩn quẩn
trong thói bạo lực, bạo hành.
Sản xuất đồ uống có cồn đe
dọa việc sử dụng bền vững các
nguồn tài nguyên thiên nhiên,
tăng khí thải nhà kính…Vậy
để hạn chế tiếp cận và giảm
tiêu thụ rượu, bia cần thống
nhất việc tăng thuế rượu, bia
để hạn chế việc tiêu thụ. Bên
cạnh đó, cần đồng bộ với
việc kiểm soát nghiêm ngặt
và giảm việc sản xuất, kinh
doanh, tiêu thụ rượu thủ công,
rượu giả, rượu lậu.
“Nếu không chúng ta vừa
thất thu thuế, doanh nghiệp
bị thiệt hại mà vẫn không
Vì vậy ông cho làChính phủ
hoàn toàn có thể ban hànhmột
quy định để ngay lập tức hạn
chế tác hại của rượu, bia như
trước đây Chính phủ đã thành
công khi ban hành nghị định,
nghị quyết về cấm pháo nổ,
bắt buộc đội mũ bảo hiểm.
Về cấm bán rượu, bia trên
Internet, ĐB Phạm Trọng
Nhân cho rằng việc quảng
cáo bia, rượu phải cấm trên
tất cả loại hình báo chí, mạng
xã hội chứ không chỉ riêng
ở các chương trình thể thao,
văn hóa, sân khấu, điện ảnh
dành cho thiếu nhi được quy
định tại dự luật.
Tuy nhiên, ĐBTrần Quang
Chiểu (Nam Định) cho rằng
rượu và bia là hai mặt hàng
hoàn toàn khác nhau, không
thể đưa ra một bộ khung pháp
lý để chế tài giống nhau.
Theo ĐB Chiểu, rượu là
mặt hàng kinh doanh có
điều kiện, còn bia thì không.
Việc cấm bán bia, rượu trên
Internet là trái luật, trái với
chủ trương của Chính phủ về
việc tạo hành lang pháp lý
cho các doanh nghiệp trong
thời đại 4.0.
“Quy định cấmbán bia trên
Internet sẽ tạo sự phản ứng
ngược từ các doanh nghiệp
nước ngoài kinh doanh đồ
uốngcócồn. Cácdoanhnghiệp
sẽ nhận định rằng Việt Nam
là đất nước không nhất quán
trong chính sách, ảnh hưởng
đến chỉ số niềm tin và chỉ số
cạnh tranh” - ông nói.
ĐBPhạmKhánhPhongLan
cho rằng nếu sợ Internet ảnh
hưởng đến các đối tượng đã
hạn chế, cũng như sợ sự ảnh
hưởng rộng của Internet thì
tại sao không cấm quảng cáo
rượu, bia trên mạng Internet?
“Tại sao không cấmbán thuốc
lá trên Internet luôn cho đồng
bộ?Trên thực tế, việc cấmbán
này cũng không khả thi và đi
ngược với xu thế kinh doanh
điện tử hiện nay” - bà nói.
Sau một buổi tiếp thu ý
kiến các ĐB, Phó Chủ tịch
Quốc hội Tòng Thị Phóng
kết luận: Mọi người mong
muốn ở Luật Phòng, chống
tác hại rượu, bia là phù hợp
với các quy định trong chiến
lược toàn cầu của Liên Hiệp
Quốc nhằm giảm tác hại của
việc sử dụng rượu, bia. Đồng
thời phù hợp với thông lệ của
quốc tế, phù hợp trong việc
giao tiếp giữa con người với
con người.
Do vậy, ban soạn thảo cần
làm rõ thêm các hành vi cấm
được điều chỉnh trong luật,
kể cả việc cấm đối với việc
sử dụng lao động trẻ em sản
xuất rượu, bia; nghiên cứu
thêm quy định quảng cáo... •
ĐBQHTP.HCMPhạmKhánh Phong Lan
(trái)
vàĐBQH tỉnhAnGiangNguyễn LânHiếu
phát biểu ý kiến. Anh: TTXVN
Chiều 16-11, các đại biểu (ĐB) cho ý kiến về dự luật
đầu tư công (sửa đổi). Nhiều vấn đề về phân loại dự án,
quản lý ngân sách… được thảo luận sôi nổi.
ĐB Hoàng Quang Hàm (Phú Thọ, Ủy viên Thường trực
Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội (QH)) cho
rằng khái niệm “vốn đầu tư công” và việc phân cấp, giảm
thủ tục đầu tư là điều cần thiết nhưng nhiều điều luật chưa
đáp ứng được yêu cầu này.
“Luật phân loại dự án quan trọng quốc gia có mức sử
dụng vốn đầu tư công từ 35.000 tỉ đồng trở lên (quy định
hiện hành là 10.000 tỉ đồng) để Chính phủ có thể quyết
nhanh hơn. Điều này chưa đủ căn cứ vì không có biến
động lớn về chỉ số giá tiêu dùng. Bên cạnh đó, việc điều
chỉnh chưa nhìn nhận ưu điểm là trình QH sẽ có ngay mức
vốn và chắc chắn được bố trí đủ vốn. Ban soạn thảo cần
cân nhắc lại, không nên giảm thẩm quyền hợp lý và cần
thiết của QH” - ông Hàm phân tích.
Theo ông Hàm, nếu thật sự muốn phân cấp thì nên giao
quyền cho địa phương tự quyết toàn bộ phần vốn bổ sung
có mục tiêu của trung ương cho địa phương. Địa phương
có trách nhiệm sử dụng hiệu quả, đúng mục tiêu và báo
cáo lại để kiểm soát (hậu kiểm). Chính phủ sẽ kiên quyết
thu hồi và xử lý trách nhiệm nếu sử dụng sai mục đích. Bộ
KH&ĐT chỉ nên tham gia vào các dự án 100% vốn trung
ương.
Các ĐB khác cũng có nhiều ý kiến, tập trung vào các
vấn đề về khung khổ pháp lý, tiêu chí lựa chọn dự án, gắn
phân bổ nguồn lực với hiệu quả và trách nhiệm của tổ
chức, cá nhân quyết định dự án.
ĐB Bùi Văn Phương (Ninh Bình) cho rằng nên sửa đổi
các quy định về thủ tục phê duyệt và giao kế hoạch đầu tư
công trung hạn hằng năm theo hướng dần đẩy mạnh phân
cấp, tăng cường hậu kiểm.
ĐB Trần Quang Chiểu (Nam Định) thì đề nghị tập
trung quản lý ngân sách nhà nước (NSNN) về một mối,
kể cả chi thường xuyên và chi đầu tư. “Hiện nay ở nước
ta NSNN do hai cơ quan quản lý là Bộ KH&ĐT quản lý
phân bổ, chi đầu tư, còn Bộ Tài chính quản lý phân bổ
chi thường xuyên dẫn đến tình trạng nguồn lực phân tán,
chồng chéo, thiếu thống nhất trong quản lý NSNN. Từ đó
làm giảm hiệu quả chi NSNN, sử dụng NSNN phân tán,
xé lẻ, thiếu sự gắn kết giữa chi thường xuyên và chi đầu
tư” - ông Chiểu nói.
Tiếp thu, giải trình ý kiến của các ĐB, Phó Thủ tướng
Vương Đình Huệ cho hay trong quá trình tổng hợp các ý
kiến sửa luật, có gần 600 ý kiến nhằm thiết kế ba nhóm
chính sách liên quan tới 18 vấn đề lớn thuộc 108 điều luật.
“Do vậy, Chính phủ trình QH cho phép sửa tên là Luật
Đầu tư công (sửa đổi). Căn cứ thảo luận của QH để quyết
định tên gọi phù hợp. Nếu vẫn sửa nhiều thì mong QH
chấp nhận đề nghị của Chính phủ” - Phó Thủ tướng nói. 
Theo Phó Thủ tướng, quan điểm của Chính phủ là sửa
Luật Đầu tư công để nâng cao hiệu quả đầu tư công, gắn
với cơ cấu lại thu chi ngân sách, phân cấp mạnh mẽ thẩm
quyền. “Cố gắng đơn giản nhất quy trình thủ tục, không
“đẻ” ra những quy trình thủ tục mới. Tăng cường kỷ luật,
kỷ cương ngân sách, tăng cường hậu kiểm, đảm bảo công
khai, minh bạch, giám sát chặt chẽ, có chế tài, xử lý vi
phạm” - Phó Thủ tướng nói. “Các dự án có tổng mức đầu
tư trên 10.000 tỉ đồng, có một phần vốn trung ương cũng
ngày càng nhiều lên, hơn nữa dự án luật này được sửa đổi
là cho một thời gian dài chứ không chỉ vài ba năm” - Phó
Thủ tướng cho hay.
Phó Thủ tướng khẳng định Chính phủ đã giao Bộ
KH&ĐT tiếp tục nghiên cứu tiêu chí, căn cứ xác định mức
vốn nhà nước trong dự án đầu tư… để có căn cứ trình QH
xem xét, quyết định, vừa đảm bảo thẩm quyền của QH
vừa đảm bảo linh động trong tổ chức thực hiện.
CHÂN LUẬN
chúng ta bảo vệ sức khỏe của
nhân dân hay chọn khoản thu
50.000 tỉ đồng mỗi năm? Và
đừng quên là phải bù tổn thất
do nó để lại lên đến 65.000 tỉ
đồng. Như thế có khác gì kéo
lùi sự phát triển của đất nước,
vậy mà không ít người lại cổ
súy cho “văn hóa uống”” - ông
Nhân nói.
Còn bà PhạmKhánh Phong
Lan (TP.HCM) lại cho rằng
giảm tiêu thụ. Tôi đề nghị rút
kinh nghiệm từ Luật Phòng,
chống tác hại thuốc lá, phải
xác định là phạt thật nặng,
tiêu hủy rượu giả, rượu lậu
chứ không tái xuất như thuốc
lá lậu” - bà Lan ý kiến.
Tranh cãi cấmbán bia,
rượu trên Internet
Về quy định cấm bán rượu,
bia, ĐB Nguyễn Lân Hiếu
(An Giang) đưa ra ý kiến:
Thái Lan có ba quy định mà
bất cứ ai cũng phải tuân theo
là không được bán rượu ở nơi
công cộng từ 12 giờ đêm đến
11 giờ trưa, từ 2 giờ chiều
đến 5 giờ chiều; không bán
rượu trong các ngày lễ, Phật
đản hoặc ngày bầu cử; không
được uống rượu ở một số vị
trí như đền, chùa…
Việc cấm bán rượu
bia trên Internet
không khả thi và
đi ngược với xu thế
kinh doanh điện tử
hiện nay.
Tranh luận việc bán rượu, bia
trên mạng
Theomột ĐBQH, rượu biamang lại khoản thu 50.000 tỉ đồng nhưng gây thiệt hại đến kinh tế, xã hội
hơn 65.000 tỉ đồngmỗi năm.
SửaLuậtĐầu tư côngkhông“đẻ” thêmthủ tục
Việc phân loại dự án quan trọng quốc gia dựa trên số vốn đầu tư chưa rõ căn cứ.
Điềuchỉnhtheohướngbảovệsứckhỏe
Theo Phó Chủ tịch QH Tòng Thị Phóng, từ tháng 5-2010
Đại hội đồngY tế Thế giới đã nhất trí thông qua nghị quyết
về chiến lược toàn cầu nhằm giảm tác hại việc sử dụng đồ
uống có cồn ở mức có hại. Đây là hành lang pháp lý rất
quan trọng để các quốc gia vận dụng xây dựng các luật
phù hợp với thông lệ quốc tế và quy định. Đến nay nhiều
nước có phạm vi điều chỉnh khác nhau nhưng hướng tới là
nhằmbảo vệ sức khỏe con người, vì sức khỏe của nhân dân.
1,2 4,5,6,7,8,9,10,11,12,13,...16
Powered by FlippingBook