278-2018 - page 18

14
Hồ sơ - Phóng sự -
ThứSáu30-11-2018
Sáng kiến tour du lịch
Biệt động Sài Gòn
Trong khi các ngành, các cấp TP họp bàn mãi về việc bảo tồn và biến
biệt thự cổ thành di sản sống mà vẫn chưa có kết quả thì đã có một tư
nhân làm được theo cách riêng: Đứng ra xây dựng tour du lịch kết hợp
ôn lại lịch sử tại các điểm di tích của TP. Đó là tour du lịch
Biệt động Sài
Gòn
do ôngTrầnVũ Bình, con trai của Anh hùng lực lượng vũ trang nhân
dân Trần Văn Lai, tổ chức.
Chính thức đưa vào hoạt động tour du lịch này từ đầu tháng 6 năm
nay, ông Bình cho hay trung bình mỗi tháng có 10-20 đoàn tham quan.
Theo đó, khách tham gia tour sẽ khám phá 18 điểm di tích đặc biệt,
trong đó có dinh Độc Lập và bia tưởng niệm chiến sĩ biệt động tấn công
vào Đại sứ quán Mỹ; quán Phở Bình - Sở chỉ huy tiền phương phân khu
4 trong chiến dịch Mậu Thân 1968, nơi làm nội thất cho dinh Độc Lập;
quán Nhan Hương - cơ sở biệt động thành giai đoạn 1963-1975; hầm
tư lệnh Quân khu Sài Gòn-Gia Định; nhà hội đồng Sầm ở Long An - nơi
Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Trần Văn Lai từng hoạt động
dưới vỏ bọc thầy giáo…
QUỲNHTRANG
T
ại hội thảo khoa học “Phát triển
du lịch di sản văn hóa trên địa
bàn TP.HCM” ngày 22-11 vừa
qua, Giám đốc Sở Du lịch TP.HCM
Bùi Tá Hoàng Vũ lẫn Giám đốc
Sở Văn hóa và Thể thao TP.HCM
Huỳnh Thanh Nhân đều cho rằng
cần sự liên kết giữa các ngành, đặc
biệt bảo tồn di sản văn hóa và du
lịch, để cộng hưởng và phát huy
các giá trị di sản văn hóa phục vụ
du lịch, đảm bảo khai thác du lịch
hài hòa với giữ gìn, bảo tồn di sản
văn hóa.
Di sản TP.HCM chưa
thật sự sống
Ngay tại TP.HCM, chưa bàn đến
hàng trăm biệt thự đang sử dụng
làm công sở hoặc sống dở chết dở
bởi chưa được xếp vào loại gì, đập
không được, sửa thì khó…, ít nhất
năm ngôi nhà cổ mà truyền thông
đã xếp hạng di tích vẫn chưa biến
được thành di sản sống.
Đó là các nhà cổ: Nhà ôngVương
Hồng Sển (quận Bình Thạnh) xây từ
năm1854; nhà từ đường họ Lý (quận
5) xây từ năm 1874 vốn của ông Lý
Tường Quang (bá hộ Xường); nhà
ông Huỳnh Kim Phú (huyện Bình
Chánh) xây từ năm 1885; nhà ông
NguyễnKimChung (huyệnNhà Bè)
được tri huyện Nguyễn Văn Trọng
xây từ năm 1900; nhà bà Trần Thị
Kim Hồng (huyện Nhà Bè) xây từ
năm 1891. Các di tích này đều nằm
trong những trục có thể khai thác
du lịch thành các tour riêng với các
điểm tham quan lân cận, tuy nhiên
các nhà cổ này vẫn chưa thật sự
được khai thác đúng giá trị cũng
như bảo tồn đúng.
Theo thống kê từ Công ty Dịch
vụ lữ hành Saigontourist thì 70%
khách quốc tế đến TP.HCM chọn
tour du lịch văn hóa phi vật thể.
Tuy nhiên, theo bà Phan Yến Ly,
Trưởng phòng Phát triển sản phẩm
của Saigontourist, thì các di tích
của TP.HCM chưa thật sự “sống”.
“Chúng ta chưa đưa du khách hòa
mình vào đời sống thực tế của người
dân và không giúp du khách cùng trải
nghiệm các hoạt động văn hóa, tham
gia lễ hội. Trừ Hội trường Thống
Nhất (dinh Độc Lập) có hình thức
thuyết minh, xemphimhay xây dựng
thêm không gian giới thiệu chuyên
đề “Từ dinh Norodom đến dinh Độc
Lập 1868-1966” thì các bảo tàng hầu
như không có chương trình thu hút
khách mà chỉ là trưng bày. Các công
trình kiến trúc cổ được sử dụng vào
việc khác và không khuyến khích
khách tham quan: Ngân hàng Nhà
nước Việt Nam, nhà rường linh mục
Biến biệt thự cổ
thành di sản sống
Để những biệt thự cổ là không gian di sản có thể sống tiếp với
giá trị tinh thầnmà nó vốn có vàmang lại những giá trị vật chất
thực là câu hỏi rất nhiều chuyên gia đặt ra.
Bá Đa Lộc và rất nhiều biệt thự cổ
được cho thuê làm nhà hàng bình
thường” - bà Ly nói.
Câu chuyện làm sao để di sản
tiếp tục mang những giá trị riêng
về lợi ích kinh tế mà bên trong vẫn
bao trùm những ký ức cổ xưa, biến
những biệt thự cổ thành không gian
di sản không phải câu chuyện một
sớm một chiều nhưng không phải
không làm được.
Lịch sử, văn hóa tưởng phi
kinh tế nhưng rất kinh tế
Trước một công trình kiến trúc
cổ, khi đặt lên bàn cân yếu tố kinh
tế giữa trùng tu, tôn tạo, bảo tồn và
đập bỏ thì thường cái lợi trước mắt
sẽ là đập bỏ. Bởi giá trị bất động
sản từ mảnh đất dễ thấy hơn giá trị
tiếp tục đầu tư tiền cho việc trùng
tu. Thế nhưng “giá trị của một di
sản không chỉ
dừng lại ở chính
di sản đó mà còn
có thể lan tỏasang
những công trình
và nhà ở cùng
khu vực. Thứ
đến, khái niệm
du lịch di sản
(heritage tourism)
thể hiện khách du
lịch được thu hút
đến những nơi
có di tích và công trình kiến trúc
xưa, thể hiện dấu ấn lịch sử, văn
hóa. Khách du lịch bị những khía
cạnh phi kinh tế của di sản là văn
hóa, lịch sử thu hút nhưng chính
nó lại tạo ra giá trị kinh tế cho xã
hội” - TS Nguyễn Lưu Bảo Đoan,
chuyên gia kinh tế và quản lý đô
thị, nói.
Chia sẻ kinh nghiệm tại Nhật
Bản, TS Tô Kiên, chuyên gia cao
cấp quản lý dự án Tập đoàn tư vấn
phát triển hạ tầng Eight-Japan (Nhật
Bản), cho rằng: “Trong số các phong
trào tiêu biểu liên quan tới di sản
có thể kể đến phong trào “cải tạo
đô thị dựa vào di sản” mà rất nhiều
nước áp dụng: Mỹ,Anh, Pháp, Đức,
Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan,
Hàn Quốc, Singapore…Phong trào
này nhìn nhận vai trò di sản như là
trụ cột của văn hóa, là nền tảng xã
hội, nơi gắn kết cộng đồng và lưu
giữ bản sắc địa phương đó. Vì vậy,
di sản có thể trở thành những cơ sở
và xúc tác cho việc cải tạo và phát
triển mới”.
Bảo tồn và phát triển
thành di sản sống
TS Tô Kiên cũng đưa ra một ví
dụ tại Nhật Bản, nơi có 18 di sản
văn hóa thế giới, việc bảo tồn gắn
với phát triển du lịch để đảm bảo
được sự bền vững. Tất cả công
trình quần thể lịch sử đều được
bảo hộ theo luật bảo tồn đền chùa
cổ, tuy nhiên đối tượng áp dụng
mở rộng ra cả làng mạc lịch sử và
nhà dân lân cận. “Với những ngôi
nhà cổ mang nhiều đặc trưng văn
hóa truyền thống thì việc quản lý,
tu sửa do chủ sở hữu hoặc tổ chức
quản lý tiến hành nhưng được nhà
nước hỗ trợ về mặt tài chính” - TS
Tô Kiên chia sẻ.
Tại nhiều quốc gia, cơ chế cộng
sinh giữa bảo tồn và phát triển thông
qua việc “tái sử dụng thích ứng”. Ba
nguyên tắc quan trọng nhất của cơ
chế “tái sử dụng thích ứng” chính là
3R: giữ lại tối đa (retention), trùng
tu tinh tế (restoration) và sửa chữa
cẩn trọng (repair).
“Chính ởNhật, cơ
chế “tái sử dụng
thích ứng” được
hiểu và áp dụng
như một phương
pháp kết hợp giữa
bảo tồn di sản và
khai thác sử dụng
chúng với công
năng mới một
cách phù hợp,
tinh tế để đem
lại tính văn hóa cao hơn cải tạo
thông thường, để di sản có thể là
di sản sống (living heritage)” - TS
Tô Kiên nói thêm.
Cùng đau đáu giải pháp biến các
biệt thự cổ TP.HCM thành di sản
sống, TS Nguyễn Lưu Bảo Đoan
cho biết trong thực tế, ở các quốc
gia chỉ có hai phương pháp bảo
tồn mà chính quyền áp dụng: Thứ
nhất, với những biệt thự có giá trị
lịch sử cần bảo tồn, chính quyền
có thể mua lại và sử dụng nó theo
công năng hợp lý để vừa bảo tồn
vừa không gây lãng phí. Thứ hai,
duy trì sở hữu tư nhân hoặc chuyển
quyền sử dụng cho tư nhân đi kèm
với chính sách quy hoạch hoặc kinh
tế, hoặc kết hợp cả hai có sự giám
sát. Cụ thể, với phương pháp thứ
hai, chính sách quy hoạch khuyến
khích người dân tự bảo tồn thông
qua các quy định cho phép đậu ô
tô trước nhà, cho phép bảo tồn mặt
tiền hoặcmột phần ngôi nhà và được
ưu tiên xây dựng và cải tạo phần
khác; chính sách kinh tế khuyến
khích người dân và doanh nghiệp
bảo tồn hoặc đầu tư vào công trình
bảo tồn thông qua việc cắt giảm
thuế thu nhập và thuế trước bạ. •
Làm sao để di sản tiếp
tục mang những giá
trị riêng về lợi ích kinh
tế mà bên trong vẫn
bao trùm những ký ức
cổ xưa không phải câu
chuyện một sớmmột
chiều nhưng không phải
không làm được.
VânĐường phủ, ngôi nhà cổ của ông VươngHồng Sển tại TP.HCM, vẫn chưa có nhiều tour du lịch khai thác. Ảnh: TƯ LIỆU
Một công trình kiến trúc thời kỳ Edo
(1603-1868) ở cố đô Kyoto, Nhật Bản
được Starbucks thuê lại đểmở làm
quán với nội thất lẫn bên ngoài hoàn
toàn giữ đúng truyền thốngNhật Bản.
Ảnh: EATER
1...,8,9,10,11,12,13,14,15,16,17 19,20
Powered by FlippingBook