278-2018 - page 16

12
TRẦNNGỌC
T
rên địa bàn phường Thới
An, quận 12, TP.HCMcó
khoảng 20 hộ trồng hoa
Tết. Sau cơn bão số 9 vừa
qua, rất nhiều hoa bị chết
do ngập úng khiến hộ trồng
hoa thiệt hại khá nặng. Còn
tại địa bàn xã Đông Thạnh,
huyện Hóc Môn hiện cũng
có 14 hộ trồng hoa Tết bị
thiệt hại. Số tiền thiệt hại
hiện chưa thể thống kê chính
xác vì mỗi ngày lại có thêm
không ít hoa trồng bị chết.
Thiệt hại tăng
từng ngày
“Tôi trồng 500 chậu hoa
thược dược, nếu được giá thì
Tết này kiếmkha khá. Dè đâu
cơn bão số 9 gây ngập lụt quá
trớn làm hoa bung gốc, chết
queo” - ông Hàng Ngọc Phú
(ấp 5, xã Đông Thạnh, huyện
HócMôn, TP.HCM) than thở.
“Sau khi dứt bão, nước ngập
quá đầugối.Tôi phải chạymáy
bơmhút nước ròng rã hai ngày
trời để cứu hoa. Tiền điện tính
ra triệubạcnhưngchỉ tròmtrèm
200 chậu thược dược sống sót,
300 chậu còn lại úng rễ chết
rụi” - ông Phú cho hay.
Đâu chỉ vậy, ông Phú còn
trồng thêm 500 chậu hoa
mồng gà. Mưa bão vừa qua
cũng đã “cướp” đi của ông
trên dưới 100 chậu. “Nếu tính
bình quân thược dược mỗi
chậu giá 75.000 đồng, mồng
gà 15.000 đồng thì thiệt hại
ước tính cũng khoảng 25 triệu
đồng. Số tiền này đối với tôi
không nhỏ” - ông Phú nói.
Phúc phải vay mượn người
quen mỗi người một ít. Do
thiệt hại khá nặng nên cả hai
đứng ngồi không yên mỗi
khi nghĩ tới nợ nần.
Tương tự, ông Trịnh Thế
Giao (khu phố 4, phường
Thới An, quận 12, TP.HCM)
lòng dạ rối bời khi mưa bão
vừa qua đã “cướp trắng” của
ông vụ hoa Tết.
“Tôi trồng 13.000 chậu
hoa dừa cạn. Khi nghe tin
mưa bão vào TP.HCM, tôi
lo não ruột. Quả thật, mưa
vừa dứt thì hầu như toàn bộ
chậu dừa cạn chìm trong
nước. Sau khi nước rút, tôi
tá hỏa phát hiện trên dưới
2.500 chậu hoa bung rễ, chết
rụi. Giá mỗi chậu dừa cạn độ
40.000 đồng, tính sơ sơ tôi
thiệt hại tầm 100 triệu đồng.
Tôi đang lo tiền mượn phải
trả cho người quen trước Tết
đây” - ông Giao than.
“Dừa cạn phải trồng trong
vòng 100 ngày cây mới lớn,
hoa mới nhiều. Trong khi đó
từ đây tới Tết chỉ còn độ 70
ngày. Tôi còn vài trăm cây
hoa dừa cạn mới gieo, tranh
thủ cho vô chậu bán Tết để
vớt vát chút đỉnh cho dù cây
sẽ nhỏ, hoa sẽ ít vì không đủ
ngày” - ông Giao nói.
“Tôi trồng hoa Tết hơn
20 năm. Chưa bao giờ tôi
bị thiệt hại nhiều như năm
nay do cơn bão số 9” - ông
Nguyễn Đức Khánh (phường
12, quận Gò Vấp, TP.HCM)
cho biết.
Ông Khánh trồng 5.000
chậu hoa dừa cạn. Do ngập
lụt nên nhiều hoa bị chết.
“Ngày Tết tôi bỏ giá sỉ cho
mối quen, mỗi chậu có giá
30.000 đồng. Coi như tôi mất
trắng độ 80 triệu đồng. Số
tiền quá lớn!” - ông Khánh
cho biết thêm.
“Đâu chỉ vậy, tôi còn trồng
5.000 chậu hoa soi nhái và
3.000 chậu hoa sao băng
bán trong dịp Tết dương
lịch. Ngập lụt đã làm chết
khá nhiều chậu hoa nên
thiệt hại cũng tầm 40 triệu
đồng” - ông Khánh thở dài. •
Hoa Tết chết từng ngày
sau cơn bão số 9
Cung cấp hoa miễn
phí cho dân bán Tết
Để hỗ trợphần nào thiệt hại,
Trạm khuyến nông liên quận
12-Gò Vấp đã cung cấp hàng
ngàn chậu hoa cát tường cho
các hộ trồng bán Tết. Do hoa
chết nhiềunêndựbáoTết năm
này giá hoa sẽ tăng.
TRƯƠNG THỊ NGỌC LAN
,
Chủ tịch Hội Nông dân
phường Thới An, quận 12
Tiêu điểm
“Tôi muốn trồng lại đợt
hoa thược dược mới để vớt
vát chút đỉnh nhưng từ đây
tới Tết còn chưa tới 70 ngày
nên không kịp. Thôi vậy, có
nhiêu bán nhiêu” - ông Phú
thở dài.
Ở cùng ấp, con trai ông
Phú là anh Hàng Ngọc Phúc
cũng đồng cảnh ngộ. “Tôi
trồng 5.500 chậu hoa mồng
gà. Sau khi dứt mưa, toàn
bộ đám chậu chìm lỉm dưới
nước. Hai ngày sau nước mới
rút nhưng vẫn còn xâm xấp.
Trước mắt tôi đi tong 3.000
chậumồng gà, số còn lại đang
chết dần từng ngày. Không
biết còn bao nhiêu cây chết
nữa. Hoa chết, lòng tôi cũng
héo theo”- anh Phúc nói.
“Tính trung bình mỗi chậu
Số tiền thiệt hại
hiện chưa thể thống
kê chính xác vì mỗi
ngày lại có thêm
không ít hoa trồng
bị chết.
mồng gà là 15.000 đồng thì
trước mắt tôi mất toi 45 triệu
đồng. Thêm chậu mồng gà
nào chết thì thiệt hại tiếp tục
tăng” - anh Phúc nói thêm.
Ngoài mồng gà, anh Phúc
còn trồng trên 3.000 cây mai
hoa đăng. Số hoa này được
anh để trên giàn cao nên
không bị ảnh hưởng ngập
lụt. Thế nhưng gió bão cũng
quật hơn 300 cây rớt xuống
giàn và chết queo. “Mai hoa
đăng giá “bèo” mỗi cây độ
150.000 đồng. Coi như tôi
mất thêm gần 50 triệu đồng”
- anh Phúc rầu rĩ.
Rầu thúi ruột
vì nợ nần
Để có tiền đầu tư trồng
hoa Tết, ông Phú và anh
Đời sống xã hội -
ThứSáu30-11-2018
Người trồng
rầu thúi
ruột vì hoa
Tết chết quá
nhiều: “Tôi
trồng hoa Tết
hơn 20 năm.
Chưa bao giờ
tôi bị thiệt hại
nhiều như
nămnay do
cơn bão số 9”.
Mỗi ngày thêmhoamồng gà chết khiến anh Phúc ăn ngủ không yên khi nghĩ tới số nợ phải trả.
Ảnh: TRẦNNGỌC
TP.HCMcó trạmy tế đầu tiên theonguyên lý yhọc giađình
Ngày 29-11, Sở Y tế TP.HCM chính thức ra mắt trạm y
tế (TYT) theo mô hình y học gia đình, nơi đầu tiên được
chọn là TYT phường 13, quận Bình Thạnh, TP.HCM.
Ngoài nhân lực cơ hữu tại chỗ, TYT còn có sự hỗ trợ của
bác sĩ BV quận Bình Thạnh tham gia thăm khám và sự
hỗ trợ chuyên môn của BV Nhân dân Gia Định, BV Nhi
đồng 2 cùng các bệnh viện chuyên khoa TP.
Đưa con đến khám sàng lọc và tiêm chủng vaccine
ngừa cúm, chị Nguyễn Thị Trung (36 tuổi, ngụ quận Bình
Thạnh) cho biết nhà chị cách TYT không xa. Nhưng mỗi
lần con nhỏ hay người thân đau ốm, gia đình đều tức tốc
vượt tuyến trên để khám bệnh do chưa tin tưởng chất
lượng tại TYT. Hơn sáu tháng nay, biết được thông tin về
đổi mới hoạt động của TYT, đặc biệt là việc tăng cường
nhân lực bác sĩ tại trạm và kể cả hội chẩn với bác sĩ ở
tuyến trên, chị Trung đã thử tìm đến. “TYT có các bác
sĩ rất nhiệt tình, chu đáo, cơ sở vật chất đầy đủ, sạch sẽ
nên tôi đưa con và người thân đến tiêm chủng hoặc khám
những bệnh thông thường” - chị Trung chia sẻ.
Đưa con đến tiêm ngừa sởi, một phụ huynh khác khá lo
lắng khi con phát hiện có nhọt to ở đầu, sợ tiêm chủng sẽ
ảnh hưởng sức khỏe. Không ngần ngại, bác sĩ của TYT đã
trao đổi và xin ý kiến bác sĩ chuyên khoa nhi của BV Nhi
đồng 2, có cả phụ huynh theo dõi trước màn hình vi tính
về việc có chống chỉ định tiêm tạm thời cho bé hay không.
BS chuyên khoa nhi đang ngồi khám ở BV Nhi đồng 2
liền nhận được yêu cầu và trao đổi trực tuyến với bác sĩ
của TYT và cả mẹ của bệnh nhi. Sau khi được tư vấn, mẹ
bệnh nhi đã an tâm và đồng ý cho bé tiêm ngừa sởi.
Theo dược sĩ Bùi Ngọc Thanh Thảo (Phó Trưởng TYT
phường 13, quận Bình Thạnh), sau khi được đổi mới hoạt
động, tăng cường nhân lực từ bệnh viện quận, người dân
đã bắt đầu tin tưởng hơn vào TYT. Số lượt khám chữa
bệnh tại trạm đã có sự gia tăng đáng kể, đặc biệt là hoạt
động tiêm chủng. Tính đến ngày 28-11, tại đây đã thực
hiện 2.944 lượt tiêm chủng, tăng 559 lượt so với cùng kỳ
năm 2017. Ngoài ra, từ đầu năm đến nay trạm đã thực
hiện hơn 5.200 lượt khám chữa bệnh cho người dân, chủ
yếu là những bệnh thông thường như cảm cúm, thai sản
và các bệnh mạn tính không lây.
PGS-TS-BS Tăng Chí Thượng, Phó Giám đốc Sở Y tế
TP.HCM, cho biết trong thời gian qua mô hình “phòng
khám đa khoa vệ tinh” của bệnh viện quận đặt tại TYT
cũng đã có những thành công, tạo niềm tin và thu hút
người dân đến khám chữa bệnh. Thời gian tới, Sở Y tế sẽ
tiếp tục mở rộng mô hình này theo nguyên lý y học gia
đình đối với những quận, huyện đông dân cư. Theo đó,
bên cạnh cải tạo, nâng cấp cơ sở hạ tầng, bổ sung trang
thiết bị, danh mục thuốc thiết yếu, mỗi TYT sẽ được
đảm bảo tối thiểu hai bác sĩ được đào tạo theo chương
trình bác sĩ gia đình.
Các bệnh viện và trung tâm y tế của 24 quận, huyện sẽ
triển khai hoạt động luân phiên bác sĩ mỗi 6-12 tháng đến
công tác tại TYT. Đồng thời, các bác sĩ của TYT sẽ được
luân phiên ngược về các BV quận, huyện để nâng cao
năng lực.
HOÀNG LAN
Một phụ huynh đưa con đến trạmy tế tiêmchủng, bé được
bác sĩ khámsàng lọc trước khi tiêm. Ảnh: HOÀNG LAN
1...,6,7,8,9,10,11,12,13,14,15 17,18,19,20
Powered by FlippingBook