278-2018 - page 8

8
Đô thị -
ThứSáu30-11-2018
Tiêu điểm
Theo tìm hiểu của PV, Sông Phan
không phải là trạm thu phí đầu tiên
được đề nghị trả chế độ mất việc, thôi
việc và các khoản lương từ nguồn quỹ
bảo trì đường bộmà trước đó BộGTVT
đã “mạnh tay” chi trả gần 60 tỉ đồng
cho hơn 1.000 NLĐ ở các trạm thu phí,
bến phà từ Nam ra Bắc đã dừng thu.
Người sử dụng lao động phải chi trả
Theo quy định tại Điều 44 Bộ luật Lao động năm 2012 thì trường hợp
thay đổi cơ cấu, công nghệ mà ảnh hưởng đến việc làm của nhiều NLĐ thì
người sửdụng laođộng có tráchnhiệmxây dựng và thực hiệnphương án sử
dụng lao động theo quy định.Trong trường hợp không thể giải quyết được
việc làmmới, phải cho NLĐ thôi việc thì phải trả trợ cấp mất việc cho NLĐ.
Bộ luật Lao động năm 1994 có hiệu lực từ ngày 1-1-1995, theo đó kể từ
ngày này không còn chế độ chuyển công tác, khi NLĐ thôi việc ở doanh
nghiệp nào thì thực hiện chấm dứt hợp đồng lao động ở doanh nghiệp
đó và doanh nghiệp có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc hoặc trợ cấp
mất việc làm cho NLĐ.
Căn cứ quy định nêu trên, việc các đơn vị quản lý trạm thu phí, bến phà
trước đó khi chuyển giao, sắp xếp lại các trạm thu phí, bến phà, thực hiện
chấmdứt hợp đồng lao động đối với NLĐmà chưa chi trả trợ cấp thôi việc,
mất việc cho NLĐ là không đúng quy định.
Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH
DOÃN MẬU DIỆP
Vân thời gian qua…” - kiến nghị
của Bộ GTVT lý giải.
Theo thu thập của PV, trước 1-1-
2009, 64 lao động ở trạm thu phí
Sông Phan là NLĐ của Công ty Quản
lý và Sửa chữa đường bộ 71 (Khu
quản lý đường bộ VII, Cục Đường
bộ Việt Nam). Sau 1-1-2009, toàn
bộ nhân sự của trạm này được bàn
giao về Công ty Cổ phần Xây dựng
và Đầu tư cầu Đồng Nai (ĐNC, chủ
đầu tư cầu Đồng Nai mới) để tiếp tục
làm nhiệm vụ thu phí, dù trạm này
cách cầu Đồng nai mới hơn 150 km.
Trước đó, ngày 31-10-2018, ông
MaiVănĐức, Cục trưởngCụcĐường
bộ Việt Nam - đơn vị chủ quản trạm
Sông Phan lúc đó, đã ký văn bản gửi
Bộ GTVT về phương án tiếp nhận
và vận hành trạm Sông Phan khi
chuyển giao về ĐNC. Cụ thể về nhân
sự, bàn giao toàn bộ lao động hiện
có của trạm Sông Phan, đơn vị quản
lý trạm Sông Phan có trách nhiệm
giải quyết mọi chế độ, chính sách có
liên quan cho NLĐ đến trước thời
điểm bàn giao. Doanh nghiệp nhận
bàn giao có trách nhiệm tiếp nhận,
quản lý, sử dụng lao động, chi trả
các khoản cho NLĐ theo đúng quy
định của luật lao động và theo hợp
đồng lao động.
Ngoài ra, ông Đức còn ký tiếp
một văn bản khác gửi Khu quản
lý đường bộ VII, yêu cầu đơn vị
này lên danh sách lao động hiện
có, giải quyết tiền lương và các
chế độ khác theo quy định đến hết
31-12-2008 trước khi bàn giao trạm
thu phí cho ĐNC.
Được biết trong 64 lao động này,
có 33 lao động đã được đơn vị mới
là ĐNC tiếp nhận, trả lương để thu
phí ở trạm BOT Sông Phan. Đến
tháng 12-2014, sau năm năm sáu
tháng thu phí từ khoảng cách 150
km bị dư luận phản ứng dữ dội, trạm
Sông Phanmới được bàn giao nguyên
trạng từ tài sản đến con người cho
Tổng Công ty 319 và đơn vị này tiếp
nhận 31 người còn lại tiếp tục thu
phí khi đầu tư dự án nâng cấp, sửa
chữa quốc lộ 1.
Rõ ràng, việc giải quyết các chế
độ, tiền lương cho
NLĐđã được triển
khai. Đặc biệt là
theo quy định, đơn
vị tiếp nhận NLĐ,
mà cụ thể là ĐNC
mới chính là đơn
vị có trách nhiệm
thanh toán các chế
độ, tiền lương. Tuy
nhiên, không hiểu
sao nay BộGTVT
lại đề xuất dùng quỹ bảo trì đường
bộ để chi trả.
Bộ Tài chính: Nhà đầu tư
phải chi trả!
Theo Bộ GTVT, sở dĩ có việc đề
nghị sử dụng nguồn tiền từ quỹ bảo
trì đường bộ để trợ cấp thôi việc,
mất việc cho NLĐ ở các trạm thu
phí, bến phà là do một số đơn vị
đã cổ phần hóa hoặc giải thể và
không có kinh phí giải quyết, trong
đó có 64 lao động tại trạm thu phí
Sông Phan.
Theo BộGTVT, BộTài chính cũng
đã có văn bản đồng ý về phương án
này. Tuy nhiên, theo thu thập của PV
PHƯƠNGNAM
B
ộ GTVT vừa kiến nghị Thủ
tướng Chính phủ xin được sử
dụng nguồn tiền từ quỹ bảo trì
đường bộ để chi trả chế độ trợ cấp
mất việc cho người lao động (NLĐ)
ở các trạm thu phí và bến phà khi
dừng hoạt động. Được biết mỗi ngày
quỹ bảo trì đường bộ thu bình quân
27 tỉ đồng, chưa đáp ứng đủ nhu
cầu quản lý, sửa chữa đường sá hư
hỏng thì nay lại đề xuất chia cho
các trạm thu phí, thậm chí là trạm
của tư nhân. Vì sao có sự ưu ái này?
Đề xuất chi trả trên
1,4 tỉ đồng
Cụ thể, Bộ GTVT kiến nghị Thủ
tướng xemxét cho phép tiếp tục được
sử dụng nguồn quỹ bảo trì đường
bộ để bố trí số tiền trên 1,4 tỉ đồng
chi trả chế độ trợ cấp mất việc làm
cho NLĐ ở trạm thu phí Sông Phan
(xã Hàm Minh, huyện Hàm Thuận
Nam, Bình Thuận). Trạm này dừng
hoạt động từ tháng 12-2014 nhưng
đến nay NLĐ vẫn chưa được giải
quyết chế độ trên.
“Việc sử dụng từ nguồn quỹ bảo
trì đường bộ cho nhiệm vụ này tương
tự như đã giải quyết chế độ NLĐ của
các trạm thu phí Phả Lại, Nam Hải
BộGTVT đề xuất chi hơn 1,4 tỉ đồng từ quỹ bảo trì đường bộ để chi trả chế độ trợ cấpmất việc cho người lao động ở
trạmthu phí Sông Phan, Bình Thuận. Ảnh: P.NAM
Khó hiểu dùng quỹ đường bộ
trợ cấp thôi việc
Đơn vị tiếp nhận người lao động có trách nhiệm thanh toán các chế độ nhưng không hiểu sao Bộ GTVT
lại đề xuất dùng quỹ bảo trì đường bộ để chi trả.
thì tháng 10-2017, Thứ trưởng Bộ
Tài chính Trần Xuân Hà đã có văn
bản trả lời Bộ GTVT về việc này.
Cụ thể, Bộ Tài chính yêu cầu đối
với các trạm thu phí, bến phà giai
đoạn trước khi bàn
giao cho nhà đầu
tư BOTđề nghị bố
trí từ nguồn quỹ
bảo trì đường bộ
trung ương. Đối
với các trạm thu
phí giai đoạnNLĐ
làm việc cho nhà
đầu tư BOT sẽ do
nhà đầu tư BOT
chi trả từ nguồn
của doanh nghiệp.
Được biết năm 2015, sau khi ĐNC
dừng thu phí ở trạm Sông Phan thì
chủ đầu tư có văn bản đề nghị sẽ chi
trả trợ cấp mất việc cho 33 lao động
cũ mà họ đã tiếp nhận từ Khu quản
lý đường bộ VII với tổng số tiền hơn
730 triệu đồng. Số tiền trợ cấp này
ĐNC đề nghị được tính vào tổng giá
trị đầu tư của dự án BOT và hoàn vốn
bằng nguồn thu phí. Trước đề nghị
này, Bộ Tài chính đã có văn bản từ
chối và cho biết: “Theo quy định của
pháp luật về quản lý chi phí đầu tư
xây dựng, chi phí trợ cấp mất việc
cho NLĐ không được tính vào tổng
mức đầu tư của dự án”.•
Chủ đầu tư từng đề
nghị tiền trợ cấp thôi
việc được tính vào tổng
giá trị đầu tư của dự án
BOT và hoàn vốn bằng
nguồn thu phí nhưng
Bộ Tài chính đã có văn
bản từ chối…
Đừngbiến tiền sửađường thành tiền…đường sữa
(tiếp theo trang1)
Quỹ BTĐB được hình
thành với mục đích sử dụng
tiền thu từ các chủ phương
tiện để cải tạo, sửa chữa,
khắc phục hư hỏng các tuyến đường để đảm bảo giao
thông ổn định, phát triển kinh tế-xã hội của quốc gia và
thường được gọi nôm na là tiền sửa đường. Thế nhưng
với cách đề nghị của Bộ GTVT, không khác gì mang tiền
sửa đường hô biến thành tiền “đường sữa” cho người
lao động, trong khi lẽ ra đây là trách nhiệm của doanh
nghiệp đầu tư BOT.
Theo báo cáo của Bộ GTVT, năm 2013, quỹ BTĐB chính
thức đi vào hoạt động. Mức thu của Quỹ bảo trì Trung
ương năm 2013 đạt 5.434 tỉ đồng, năm 2014 đạt 4.923 tỉ
đồng, năm 2015 đạt 5.750 tỉ đồng và năm 2016 là 6.388 tỉ
đồng... Mỗi năm số lượng phương tiện tham gia giao thông
đều tăng và nguồn tiền mà quỹ này thu được cũng tăng theo
tỉ lệ thuận.
Từ năm 2017, thực hiện theo quy định của pháp luật về
Luật Phí, lệ phí và Luật Ngân sách nhà nước, nguồn thu
của quỹ BTĐB từ phí sử dụng đường bộ và nộp toàn bộ
vào ngân sách nhà nước. Toàn bộ nhu cầu chi cho quỹ
BTĐB đều do ngân sách nhà nước cấp. Việc phân chia
phần phí thu được do Bộ Tài chính tham mưu trình Thủ
tướng Chính phủ quyết định cấp cho các địa phương.
Tuy nhiên, đừng nghĩ bình quân mỗi ngày quỹ BTĐB thu
được xấp xỉ 27 tỉ đồng mà nhiều. Chính Bộ GTVT cũng
đã thừa nhận quỹ BTĐB trước mắt chưa đáp ứng được
toàn bộ nhu cầu quản lý, bảo trì và ngân sách nhà nước
vẫn phải cấp bù. Cụ thể, đối với hệ thống quốc lộ, số
thu của quỹ năm 2013 chỉ đáp ứng 70%, năm 2014 đáp
ứng được 45,12%, năm 2015 đáp ứng được 47,36%, năm
2016 đáp ứng được 47,8% và năm 2017 đáp ứng được
50,3%...
Thông thường “thừa giấy mới vẽ voi” nhưng như những
phân tích trên, tiền thu được của quỹ BTĐB vẫn chưa đáp
ứng đủ, thế mà Bộ GTVT lại mang đi chi cho mục đích
chẳng ăn nhập, dính dáng gì đến sửa đường thì thật bất
công cho những con đường. Phải chăng chính vì “độc
quyền” trong việc sử dụng quỹ mà bộ này mới có đề xuất sử
dụng tiền sai mục đích như vậy?
PHƯƠNG NAM
1,2,3,4,5,6,7 9,10,11,12,13,14,15,16,17,18,...20
Powered by FlippingBook