278-2018 - page 17

13
Đừngnói vềHIV theokiểuhùdọanữa!
“Cha của con đã chết nhưng
trái tim vẫn còn đang đập”
HÀPHƯỢNG
N
ăm 2013, Trung tâm
Điều phối và ghép tạng
Quốc gia được thành
lập với năm nhân sự. Trung
tâm ra đời khi quan niệm về
hiến mô/tạng ởViệt Nam còn
rất hạn chế.
Trong năm năm, hàng chục
ca ghép tạng diễn ra khắp cả
nước, có rất nhiềungười không
may phải lìa xa cuộc đời, tình
nguyện hiến tạng cho y học.
Cũng có nhiều hơn những
cuộc đời được hồi sinh nhờ
vào trái tim, quả thận, đôi mắt
của một người mà họ không
hề biết đến. Chỉ rất hiếm trong
số đó người nhận tìm được
gia đình người hiến.
Cuộc hội ngộ của vợ
và trái tim chồng
Trong buổi lễ kỷ niệm năm
năm thành lậpTrung tâmĐiều
phối và ghép tạng Quốc gia
với chủ đề “Cho đi là còn
mãi” sáng 29-11, có nhiều
cuộc hội ngộ giữa người nhận
và gia đình người cho, trong
đó đã có một cuộc hội ngộ
đầy thiêng liêng giữa người
vợ với người giữ gìn trái tim
chồng mình.
Anh Nguyễn Ngọc Khiêm,
một đầu bếp trẻ ở Thái Bình,
qua đời sau một cơn đột quỵ.
Khi anh rơi vào trạng thái chết
não, gia đình anh đã có quyết
định mà hiếm người, hiếm
gia đình dám làm: hiến tạng
của con để cứu những người
khác đang chờ. Sau quyết định
của gia đình, trái tim của anh
Khiêm được vận chuyển vào
Huế, cứu một người đàn ông
đang thập tử nhất sinh. Giác
mạc, thận, gan của anh cũng
được đem ghép để cứu những
người khác.
Sau năm tháng được ghép
trái tim của anh Khiêm, ông
Trần Tuấn (Thừa Thiên-Huế)
đã khỏe mạnh rất nhiều để
hôm nay có mặt tại Hà Nội.
Ông Tuấn chia sẻ bản thân bị
bệnh suy tim hai năm và điều
trị tại BV Trung ương Huế.
“Tháng 4-2018, bác sĩ nói
đó là giai đoạn cuối của bệnh,
chỉ còn hy vọng duy nhất là
chờ ghép tim. Tôi được làm
đầy đủ các xét nghiệm và chỉ
chờ có người cho tim để làm
phẫu thuật. Nhưng lúc đó tôi
không còn hy vọng gì nhiều,
tôi dường như đã buông bỏ”
- ông Tuấn kể.
Điều kỳ diệu đã xảy ra với
ôngTuấn vào ngày 16-5-2018,
sau nhiều lần thất vọng và
chờ đợi, ông nhận được tin
có người chết não muốn hiến
tim và ông là người có chỉ số
phù hợp.
“Cuộc đời tôi chắc chắn sẽ
không quên được sự giúp đỡ
và tấm lòng của người hiến.
Kể từ ngày khỏe mạnh, lúc
nào tôi cũng mong được gặp
gia đình người cho để nói lời
cám ơn. Mãi đến sáng nay tôi
mới nhìn thấy họ, cô vợ của
chàng trai đã hiến tim cho
tôi, cô gái còn rất trẻ và có
hai đứa con thơ” - ông Tuấn
xúc động kể.
Dù còn nhiều khó khăn khi luật vừa ban
hành, khó khăn về cơ sở vật chất, kể cả suy
nghĩ e ngại của người dân nhưng công tác
hiến/ghép tạng ở nước ta đã đạt được nhiều
thànhcôngđángkể. Năm2013, sốngười đăng
ký hiến tạng chỉ hơn 200 người nhưng đến
năm 2015 con số đã là 3.286 người, 2016 là
3.184 và vượt bậc nhất là năm2018, số người
đăng ký đã lên hơn 20.000 người.
Về kỹ thuật cũng đã phát triển vượt bậc
nhưng hiện nay người cần ghép tạng đang
xếp hàng chờ đợi mà người tình nguyện
hiến tạng khi chết não vẫn còn rất ít. Do đó,
tôi mong muốn trung tâm cố gắng hơn nữa,
mongmuốn người dân có thể hiểu, sẵn sàng
hiến tạngvàhiểuđược rằng“chođi là cònmãi”.
Đồng thời, chúng ta cùng nhau cố gắng
ủnghộđể chương trìnhhiến/ghép tạngngày
càng thành công hơn nữa. Xây dựng thêm
nhiều trung tâm để mọi người có cơ hội tiếp
cận sớm hơn.
Ông
NGUYỄNVIẾT TIẾN
,
Thứ trưởng Bộ Y tế
Việt Nam có khoảng 50.000 người nhiễm chưa biết tình
trạng nhiễm củamình. Hiện có nhiều người vẫn đang được
điều trị thuốc ARV miễn phí từ các dự án được tài trợ. Tuy
nhiên, sắp tới Việt Nam sẽ dùng bảo hiểm y tế (BHYT) để
điều trị cho người bệnh kể từ 1-1-2019. Sẽ có 48.000 người
được điều trị bằng BHYT, mục tiêu đến năm 2020 số người
được điều trị BHYT tăng lên 100.000 người.
“Để có thể kéo dài
hơn sự sống của
anh, cháu mong
chú Tuấn cũng luôn
khỏe mạnh để gìn
giữ trái tim của bố
bọn trẻ.”
Đời sống xã hội -
ThứSáu30-11-2018
Cuộc hội ngộ ngắn ngủi của
ông Tuấn và vợ anh Khiêm
diễn ra ngay sau đề nghị của
người dẫnchương trình.Người
vợ đã khóc và nắm chặt bàn
tay ông Tuấn ngay từ lần đầu
gặp mặt.
“Tôi vẫn luôn nói với hai
con rằng bố của chúng vẫn
còn sống, sống trong cơ thể
của một người khác. Để có
thể kéo dài hơn sự sống của
anh, cháu mong chú Tuấn
cũng luôn khỏe mạnh để giữ
gìn trái tim của bố bọn trẻ”
- chị Nguyễn Thị Thu Hằng
xúc động.
Sợ hy vọng nhiều
rồi sẽ thất vọng
Cũng là một trong những
người từng mất hy vọng vào
sự sống, chị Hậu - bệnh nhân
được nhận thận vào năm2016
nay đã rất khỏe mạnh. Chị kể
mình chạy thận từ năm 2008
đến 2016, để có thể tiếp tục
sống, chị chỉ còn con đường
duy nhất là ghép thận. Cũng
đã nhiều lần chị Hậu mất dần
hy vọng khi bị hụt ghép thận
cho đến giữa năm 2016.
“Lúc đó bác sĩ báo với gia
đình tôi là có người chết não
hiến thận, gọi tôi chuẩn bị tinh
thần từ Lạng Sơn xuống Hà
Nội trong đêm. Bác sĩ còn
nói cơ hội là 50/50 vì bác sĩ
vẫn đang phải thuyết phục gia
đình người cho. Như những
lần trước, tôi chỉ dám vui
vài phút rồi kìm cảm xúc lại
vì rất sợ hy vọng càng nhiều
thất vọng sẽ càng cao” - chị
Hậu kể.
Thế nhưngmaymắn đã đến
với chị Hậu vào đêm hôm đó,
ca phẫu thuật ghép thận cho chị
chắc chắn 100% sẽ diễn ra và
thành công hơn mong đợi…•
Chị Nguyễn Thị ThuHằng và ông Trần Tuấn gặp nhau sáng 29-11. Ảnh: HÀ PHƯỢNG
Nămnăm, hành trình không quá dài chomột trung tâmnhưng đã góp phần không nhỏ kéo dài sự sống
cho rất nhiều người.
Tiêu điểm
Hiện nay cả nước có 6.000
người suy thận, 1.500 người có
chỉ định cần ghép gan và hơn
5.000người cầnghépgiácmạc
nhưng số người hiến lại rất ít.
Các chuyên gia và ngành chức năng khẳng định: Truyền thông về HIV/AIDS theo kiểu hù dọa sẽ chỉ gây tác dụng ngược.
Cục Phòng, chống HIV/AIDS, Bộ Y tế vừa tổ chức hội
thảo với báo chí tại TP.HCM với nội dung liên quan đến
việc truyền thông về HIV/AIDS.
ThS-BS Đỗ Hữu Thủy cho biết ông đã trực tiếp chăm
sóc cho nhiều bệnh nhân. Trong đó có những bệnh nhân
nghi mình nhiễm nhưng họ không muốn đi xét nghiệm bởi
tâm lý sợ hãi theo kiểu “lỡ bị dính HIV thì sao”. Người
dân vẫn nghĩ về HIV như một căn bệnh chết người đáng
sợ. Tâm lý này đã bén rễ rất sâu sắc trong người dân qua
một quá trình dài tiếp nhận từ truyền thông.
ThS-BS Cao Kim Thoa và các nhà báo tham dự hội thảo
đã dành khá nhiều thời gian phân tích một số bài báo liên
quan đến vụ việc 42 người bị phát hiện nhiễm HIV ở Phú
Thọ gây hoang mang dư luận thời gian qua. BS Kim Thoa
cho biết bà không thể tưởng tượng nổi khi đọc được trong
một bài báo viết về vụ việc có đoạn như thế này: “Trong sự
hoang mang tột độ, những
người mang “án tử”
và cả những
người khỏe mạnh sinh sống trong xã đã không ngừng câu hỏi
HIV từ đâu về làng,
gây nên sự tang tóc
và nỗi lo cho những
người dân vốn quanh năm lam lũ làm ăn để từ đứa trẻ mười
mấy tháng tuổi đến bà lão đã gần 60 có tên trong danh sách
42 người bị “tử thần” vẫy gọi tại thôn Kim Thượng”. Theo
bà Kim Thoa, xem người nhiễm HIV mang án tử là rất lạc
hậu, gây hoảng loạn và không đúng với bản chất vấn đề.
TS John Blandford, Giám đốc Tổ chức Kiểm soát và Dự
phòng dịch bệnh Mỹ (CDC) tại Việt Nam, cho rằng: “Khi đạt
tải lượng ức chế virus HIV thì người nhiễm sẽ duy trì được
một cuộc sống khỏe mạnh. Và điều quan trọng là họ cũng
không có khả năng lây bệnh cho bạn tình của mình. Trong
vòng bảy năm qua, có rất nhiều nghiên cứu cho thấy những
người đạt tải lượng ức chế virus tốt thì sẽ không lây nhiễm
HIV qua đường tình dục. Điều này là chắc chắn, họ có cuộc
sống khỏe mạnh bình thường như chúng ta”. Ông John cũng là
người nhiễm HIV, đã sống cùng người yêu không nhiễm HIV
suốt 23 năm, cả hai đều khỏe mạnh, an toàn.
ThS-BS Đỗ Hữu Thủy cho rằng nhiều kênh truyền
thông, kể cả những kênh truyền thông lớn vẫn đang “vô
tình” phạm luật khi đưa tin tức về người nhiễm HIV. Họ
dùng hình ảnh những bệnh nhân AIDS giai đoạn cuối
cực kỳ ám ảnh, đáng sợ. Nhiều bài báo vẫn mô tả người
nhiễm như là người nguy hiểm hoặc người xấu cần phải
đề phòng, cách ly khỏi mọi người. Ông nói: “Hù dọa dẫn
đến kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV. Ngay
cả một kênh truyền hình lớn có uy tín gửi kịch bản mời
chúng tôi tham gia talk show mà họ cũng có những chi
tiết nhấn mạnh nguy cơ từ những người nhiễm HIV. Hù
dọa là cách truyền thông sai trái mà đến bây giờ chúng ta
vẫn sửa sai chưa được!”.
HỒNG MINH
(Chuyên đề phối hợp với Sở LĐ-TB&XH TP.HCM
thực hiện)
Cho đi là còn mãi
1...,7,8,9,10,11,12,13,14,15,16 18,19,20
Powered by FlippingBook