278-2018 - page 14

10
Bạn đọc -
ThứSáu30-11-2018
Phản hồi
Cơ quan trả lời
“Đã gọi là nghĩa
vụ quân sự thì nên
áp dụng cho mọi
đối tượng, chỉ trừ
người có hạn chế về
sức khỏe. Hình xăm
đâu có ảnh hưởng
gì?” - bạn đọc
Nguyễn Ngân.
Tranh cãi việc thanh
niên xămmình không
được tuyển quân
Dư luận đang có nhiều ý kiến tranh cãi về tiêu chí hình xămkhi khám
tuyển nghĩa vụ quân sự.
NHÂNCHÍNH
M
ới đây, một số báo
thông tin: Theo bản
tổng hợp trả lời kiến
nghị của cử tri được Ban
Dân nguyện gửi tới các đại
biểu Quốc hội thì người dân
Ninh Thuận, Đà Nẵng có đề
nghị Bộ Quốc phòng nghiên
cứu thêm quy định về việc
không gọi nhập ngũ vào
quân đội đối với công dân
xăm da (bằng kim), có hình
xăm mang tính kinh dị, kỳ
quái, kích động, bạo lực gây
phản cảm ở những vị trí lộ
diện như mặt, cổ, tay, chân...
Theo các cử tri, quy định
trên không cần thiết và có thể
bị người muốn trốn nghĩa vụ
quân sự lợi dụng.
Trước thông tin này trên các
báo, nhiều bạn đọc cũng bày
tỏ sự băn khoăn. “Đã gọi là
nghĩa vụ quân sự thì nên áp
dụng cho mọi đối tượng, chỉ
trừ người có hạn chế về sức
khỏe. Hình xăm đâu có ảnh
hưởng gì!” - bạn đọc
Nguyễn
Ngân
phát biểu.
Đồng tình, bạn
Tuấn Kiệt
nói: “Lính tráng tính cách
mạnh mẽ thì việc xăm hình
là bình thường. Thế nào là
hình xăm kỳ dị, nghe rất là
cảm tính. Chúng ta nên cởi
mở hơn, đừng giữ thành kiến
xăm mình là hư thân”.
“Nếu e ngại người xăm
mình có vấn đề về đạo đức,
lối sống thì càng nên cho họ
vào môi trường quân đội để
rèn luyện. Xã hội sẽ bớt đi
những tay giang hồ trong
tương lai” là ý kiến của bạn
Hiếu Thân
.
“Ở các nước nhưAnh, Hàn
Quốc, Thái Lan… thì ngay cả
hoàng tử cũng phải thực hiện
nghĩa vụ quân sự, đó là nhiệm
vụ bảo vệ tổ quốc. Trai tráng
vào quân đội vài năm cũng là
để chuẩn bị kiến thức phòng
khi đất nước có ngoại xâm,
vậy thì lý do gì loại trừ người
xăm mình?” - bạn
NgKa
đặt
câu hỏi.
Ngược lại, cũng có ý kiến
bạn đọc đồng tình với việc
phải có một bộ lọc đối với
lực lượng quân nhân này. Cụ
thể, bạn
Nguyễn Phương
cho
rằng: “Quân đội nhân dân cần
có một diện mạo tác phong
cách mạng và đâu có thiếu
người đến mức phải tuyển
những người không đủ tiêu
chuẩn làm người lính cách
mạng. Cần tinh chứ không
cần lượng”.
Bạn
Văn Hòa
phân tích kỹ
hơn: “Quy định chỉ nhắm vào
những người xăm trổ quámức
bằng những hình thù kỳ dị,
phản cảm thôi. Như vậy hợp
lý vì những người này hẳn là
thuộc thành phần khác biệt,
hành vi cũng không như người
ta, vào được nội bộ quân đội
rồi ai biết sẽ làm gì. Đây là
lực lượng đặc biệt, tất nhiên
phải cẩn trọng”.•
Thanh niên TP.HCM lên đường nhập ngũ vào đầu năm2018. Ảnh: HOÀNGGIANG
Công nhân gom rác bị phớt lờ
đóng bảo hiểm
Ngày 29-11, đại diện 15 công nhân thu gom rác
tại di sản Phong Nha-Kẻ Bàng (huyện Bố Trạch,
Quảng Bình) cho biết họ có hợp đồng thu gom
rác tại xã Sơn Trạch, nơi có di sản thiên nhiên thế
giới Phong Nha-Kẻ Bàng với Ban quản lý công
trình công cộng huyện Bố Trạch nhưng đơn vị này
không đóng bảo hiểm.
Qua tìm hiểu, 15 công nhân này trước đây làm
việc cho Công ty TNHH Môi trường Phong Nha
(xã Sơn Trạch, huyện Bố Trạch), được đóng bảo
hiểm đầy đủ. Đầu năm 2018, UBND xã Sơn Trạch
đơn phương chấm dứt hợp đồng kinh tế với công ty
và ký hợp đồng thu gom rác với Ban quản lý công
trình công cộng huyện Bố Trạch. Từ đó 15 công
nhân này nghỉ việc tại Công ty TNHH Môi trường
Phong Nha, Ban quản lý công trình công cộng
huyện Bố Trạch ký hợp đồng lâu dài với họ.
Đại diện 15 công nhân này cho biết họ được ký
hợp đồng với Ban quản lý công trình công cộng
huyện từ tháng 1-2018, đến tháng 9 đã là chín tháng
nhưng không được đơn vị này đóng bảo hiểm như
quy định của pháp luật.
Ông Lê Xuân Bách, Giám đốc Công ty TNHH
Môi trường Phong Nha, cho biết: “Vì công ty không
có việc làm nên đã chấm dứt hợp đồng với 15 anh
chị em công nhân, họ qua hợp đồng với ban. Chúng
tôi đã hỗ trợ nộp bảo hiểm cho anh chị em thu gom
rác đến hết quý I-2018”.
Ông Nguyễn Hữu Kiền, Trưởng Ban quản lý
công trình công cộng huyện Bố Trạch, lý giải:
“Chúng tôi đã bắt đầu nộp bảo hiểm cho công
nhân từ tháng 10-2018”. Khi được hỏi từ tháng
4 đến tháng 9-2018, các công nhân làm cho đơn
vị nhưng vì sao không được đóng bảo hiểm, ông
Kiền cho rằng đơn vị cũ chưa chốt sổ bảo hiểm
nên chưa thực hiện.
Tuy nhiên, theo tìm hiểu của chúng tôi, đơn vị
cũ đã chủ động chốt sổ. Trong khi đó hợp đồng
mới với công nhân đã được ban của ông Kiền ký
từ tháng 1-2018. Một công nhân thu gom rác cho
biết: “Chúng tôi làm việc nặng nhọc, quyền lợi
bảo hiểm bị bỏ qua như thế thì sau này khoảng
thời gian mấy tháng đó ai phải chịu, trong khi
sáng nào cũng dậy gom rác, chăm sóc môi trường
ở cửa ngõ di sản?”.
MINH QUÊ
Dạ cầu Kiệu đã sạch rác
Báo
Pháp Luật TP.HCM
ngày 23-11 phản ánh trên
đường Hoàng Sa thuộc các quận 1, 3 và Tân Bình đầy
rác. Rác trên vỉa hè, trên các nắp cống và ngay tại
trạm xe buýt trông rất phản cảm và ô nhiễm. Bẩn nhất
là đoạn chui dưới dạ cầu Kiệu bắc qua kênh Nhiêu
Lộc trên đường Hoàng Sa, phường Tân Định, quận
1, TP.HCM trải dài rác trong thời gian qua. Những
người ý thức kém đem rác bỏ nơi đây gây ô nhiễm,
phản cảm và gây cản trở giao thông
(ảnh nhỏ).
Sau khi báo phản ánh, dạ cầu đã được dọn sạch rác
(ảnh lớn).
THÁI HOÀNG
Vỉa hè đường Hoàng Sa đã được dọn sạch
Đã có quy định mới về tuyển quân
Trước đây, tại điểmd khoản 2 Điều 4 Thông tư 167/2010/
TT-BQP quy định việc tuyển chọn và gọi công dân nhập
ngũ hằng năm quy định: “Những công dân xăm da (bằng
kim) có hình mang tính kinh dị, kỳ quái, kích động, bạo lực
gây phản cảm ở những vị trí lộ diện như mặt, cổ, tay (từ 1/3
dưới cánh tay trở xuống); chân (1/3 từ dưới đùi trở xuống),
không gọi nhập ngũ vào quân đội”.
Tuy nhiên, ởThông tư 140/2015/TT-BQP thì tiêu chí tuyển
quân đã không còn quy định trên và Thông tư 167/2010/
TT-BQP cũng đã hết hiệu lực kể từ ngày Thông tư 140 được
thực thi (ngày 30-1-2016).
Sau đó, Thông tư 148/2018/TT-BQP thay thế Thông tư
140 (có hiệu lực từ 20-11-2018) cũng không còn quy định
về tiêu chí hình xăm như trên. Thông tư 148 chỉ nêu cụ thể
đối tượng không gọi nhập ngũ vào quân đội là“những công
dân có sức khỏe loại 3 tật khúc xạ vềmắt (cận thị 1,5 diop trở
lên, viễn thị các mức độ); nghiện ma túy, nhiễm HlV/AIDS”.
Như vậy, kể từ 20-11-2018 thì các đối tượng có hình xăm
vẫn thuộc đối tượng gọi nhập ngũ.
TM
Báo
Pháp Luật TP.HCM
ngày
15-11 phản ảnh từ nhiều tháng nay,
một đoạn vỉa hè dài hơn trăm mét
trên đường Hoàng Sa từ cầu Công
Lý tới phía hông sau chùa Vĩnh
Nghiêm (thuộc địa bàn phường 7,
quận 3, TP.HCM) đã bị biến thành
nơi chứa rác.
Những người thiếu ý thức đã mang
những túi, bịch rác ra đây đổ trộm
khiến đoạn vỉa hè trên ngập ngụa rác,
nhếch nhác. Không chỉ có rác thải
sinh hoạt, nhiều người còn mang ra
đây vứt, đổ rất nhiều loại rác như phế
liệu xây dựng, xà bần, chăn, nệm,
bàn ghế hỏng, bồn sứ vệ sinh cũ nát...
(ảnh nhỏ)
.
Vỉa hè bị biến thành những bãi rác
như thế không chỉ gây ô nhiễm, mất
mỹ quan đô thị mà còn khiến khách
bộ hành không còn lối để đi.
Sau khi báo phản ánh, cơ quan
chức năng đã dọn sạch rác
(ảnh lớn)
.
THÁI HOÀNG
1...,4,5,6,7,8,9,10,11,12,13 15,16,17,18,19,20
Powered by FlippingBook