278-2018 - page 6

6
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứSáu30-11-2018
Bình chỉ đạo cấp dưới điều chuyển
khoản âm quỹ đến các chi nhánh,
phòng giao dịch trong hệ thống (nơi
không bị thanh tra). Bị cáo nói lý do
giúpVũ “nhôm” thâu tómngân hàng,
mua giúp ngoại tệ là vì tin tưởng vào
khả năng kinh doanh và cảm thấy “có
lỗi” với Vũ “nhôm”.
Vị đại diện VKS hỏi ông Bình
thấy có lỗi gì với  Vũ “nhôm”. Ông
Bình cúi đầu, chống hai tay lên bàn,
giọng chùng xuống: “Bị cáo nguyên
là giáo viên, luôn thấy có lỗi với Vũ
vì không thông báo về thực trạng
hoạt động của DAB”.
Ông Bình khai tính đến năm 2014
đã bán 50 triệu cổ phần DAB cho
công ty của Vũ với giá 500 tỉ đồng.
Do không bán được giá cao nên chấp
nhận bán lỗ 10.000 đồng/cổ phần.
Cơ quan điều tra xác định toàn bộ
tiền này được sử dụng cho DAB,
trong đó cómột khoản thanh toán hồ
sơ vay 60 tỉ đồng để chống âm quỹ.
VKS hỏi về việc bị cáo Bình và
các nhân viên thực hiện nhiều sai
phạm chiếm đoạt tiền của DAB. Chỉ
riêng giai đoạn 2007-2014, bị cáo
này chỉ đạo cấp dưới lập phiếu thu
khống hơn 1.160 tỉ đồng để mua 74
triệu cổ phần DAB đứng tên ông và
người thân. Cụ thể, ông Cao Ngọc
Liên (cha vợ ông Bình) mua 523.000
cổ phần với giá 31 tỉ đồng, vợ và
hai con gái ông Bình mua 2,2 triệu
cổ phần với giá 132 tỉ đồng.
Ông Bình trình bày rằng mua cổ
phần của DAB là để đảm bảo việc
tăng vốn điều lệ thành công. Số
cổ phần còn lại không người mua,
Bình nhờ người quen không được
nên tự ý lấy tên vợ con đứng tên
mua, cổ tức hằng tháng chuyển vào
tài khoản của Bình. Việc tăng vốn
điều lệ cũng là để tạo sự tin tưởng
cho đối tác nước ngoài.
“Bị cáo không bao giờ nghĩ đến
việc chiếm giữ nhiều cổ phần hay
thâu tómDABmà sẽ bán đi để thanh
toán nợ nên mới dùng tên người
khác. Tỉ lệ cổ phần bị cáo nắm giữ
chưa từng quá 20%, trong khi phải
có hơn 35% mới có thể chi phối
được ngân hàng, có quyền ban hành
nghị quyết” - bị cáo Bình trình bày.
Hiện CQĐT đang làm rõ hành vi
của vợ con ông Bình ở giai đoạn 2
của vụ án, trong đó có các khoản vay
của Công tyCPVàng bạc đá quý Phú
Nhuận (PNJ) tại DAB. Vợ ông Bình
khai ôngBình tự ý lấy tênmình đứng
tênmua cổ phầnDAB. Bà không biết
nguồn tiền từ đâu cũng như không ký
chứng từ nộp tiền. Riêng hai con của
ông Bình đang định cư tại Úc nên
CQĐT chưa thể liên hệ lấy lời khai.
DAB mất 234 tỉ đồng
ra sao?
Năm 2008, ông Bình mua lại
5.750.000 cổ phần DAB của Công
ty Quỹ Lộc Việt với giá hơn 327 tỉ
đồng. Để có tiềnmua cổ phần, bị cáo
chỉ đạo thu khống hơn 30 tỉ đồng của
cựu trung tá công an Nguyễn Hồng
Ánh; sửdụnghơn121 tỉ đồng tiềnbán
chung cư cao cấp, vay 197 tỉ đồng.
Bị cáo Bình đã thanh toán hơn
327 tỉ đồng tiền mua cổ phần, sử
dụng 20 tỉ đồng để mở tài khoản
kinh doanh vàng cho Công ty PNJ
và Công ty TNHH Tân Vạn Hưng.
Còn lại hơn 495 triệu đồng, ông
Bình sử dụng vào công việc chung.
PHƯƠNG LOAN-MINHVƯƠNG
N
gày 29-11, phiên tòa xét
xử vụ thất thoát hơn 3.608
tỉ đồng tại Ngân hàng Đông
Á (DAB) với 26 bị cáo bước sang
ngày làm việc thứ ba. Chủ tọa phiên
tòa cho biết đã kết thúc phần xét
hỏi đối với 24 bị cáo và tất cả đều
thừa nhận tội. Đáng chú ý là phần
xét hỏi ông Trần Phương Bình (cựu
tổng giám đốc, phó chủ tịch HĐQT,
chủ tịch Hội đồng tín dụng DAB)
và Nguyễn Thị Kim Xuyến (cựu
phó tổng giám đốc DAB).
Bán lỗ cổ phần cho
Vũ “nhôm”
Ông Bình thừa nhận hàng loạt sai
phạm dẫn đến thiệt hại hơn 3.608 tỉ
đồng củaDAB.Để che giấu sai phạm,
Hômnay, Vũ “nhôm” sẽ bị xét hỏi sau khi bị cách ly. Ảnh: PHƯƠNG LOAN
Vũ “nhôm”
kêu oan nên
bị xét hỏi
sau cùng
Tòa đã xét hỏi xong với 24 bị cáo nhận tội,
hai bị cáo kêu oan bị cách ly trong đó có
Vũ “nhôm” hômnay sẽ bị xét hỏi.
Về việc bị cáo Bình đã chiếm
đoạt 234 tỉ
đồng của DAB, bị cáo
Xuyến (cựu phó tổng giámđốcDAB)
cho biết có biết nhưng không có ý
kiến gì. Năm 2010, ông Bình chỉ
đạo Xuyến ký hợp đồng tín dụng
cho Công ty Ninh Thịnh vay 150
tỉ đồng để bổ sung vốn lưu động
thanh toán tiền hàng. Công ty này
chuyển 152,8 tỉ đồng vào tài khoản
của cha vợ ông Bình mở tại DAB
Sở giao dịch.
Từ tài khoản này, ông Bình chỉ
đạo chuyển 62 tỉ đồng vào tài khoản
của mẹ vợ, sau đó chuyển sang tài
khoản của Công ty CP vốnAn Bình
(là công ty sân sau của ông Bình),
đồng thời cũng chuyển thẳng 50 tỉ
đồng vào tài khoản của Công tyAn
Bình… Bị cáo Xuyến thừa nhận
hành vi sai phạm này và khai thực
hiện ý kiến chỉ đạo của ông Bình…
Ông Bình khai được bị cáo Xuyến
giới thiệu Công ty Ninh Thịnh và
Sao Việt Nam, sau khi ông nhờ bà
này tìm giúp nguồn tiền thanh toán
cho Quỹ Lộc Việt. Số tiền thu được
ông Bình còn dùng 20 tỉ đồng để mở
tài khoản kinh doanh vàng tại Công
ty PNJ và Công ty TNHH Tân Vạn
Hưng. Việc kinh doanh hợp tác với
chồng bị cáo Xuyến (là bạn học của
bị cáo Bình). Tuy nhiên, sau thời
gian làm ăn đã thua lỗ hết.
Hôm nay, tòa tiếp tục phần xét hỏi
và sẽ triệu tập Vũ “nhôm” đến tòa.•
Từ người phụ nữ quyền lực thành
bị cáo buồn bã
Bị cáo Xuyến nay đã 60 tuổi, chân đau, ra tòa phải có người dìu, vì thế
HĐXX đã quyết định cho bị cáo ngồi để trả lời các câu hỏi. Trong phòng
xử, bà Xuyến ngồi hàng ghế đầu cùng ông Bình. Mái tóc bạc phơ của
người phụ nữ quyền lựcmột thời của DAB rũ xuống theo cái cúi đầu, ánh
mắt bà luôn nhìn chăm chú vào đôi bàn tay.
Luật sư bào chữa cho bà Xuyến nói: “Khi vào trại bị cáo đã sút mười
mấy ký, bây giờ đỡ hơn nhiều, cân nặng đã hồi phục. Tóc bị cáo Xuyến
trước đây đã bạc nhiều, sau khi vào trại thì bạc trắng vì không được dùng
thuốc nhuộm. Luật sư xin cho gửi thuốc nhuộm vào cho bị cáo nhưng
trại giam không chấp thuận”.
Số cổ phần còn lại không
người mua, ông Bình
nhờ người quen không
được nên tự ý lấy tên vợ
con đứng tên mua, cổ tức
hằng tháng chuyển vào
tài khoản của mình.
Sẽ bỏ yêu cầu chứng thực bảnsao trong lĩnhvực hộ tịch?
Cục trưởng Cục Hộ tịch cho biết sẽ đề xuất thí điểmbỏ yêu cầu bản sao chứng thực trong thủ tục
hành chính lĩnh vực hộ tịch.
Tình trạng lạm dụng bản sao chứng thực một lần nữa được
lãnh đạo Bộ Tư pháp lên tiếng nhân hội nghị sơ kết ba năm
thi hành Nghị định 23 của Chính phủ về cấp bản sao giấy tờ
và chứng thực chữ ký, hợp đồng, sáng 29-11.
Thống kê của cơ quan này cho thấy chỉ trong ba năm qua,
UBND cấp xã, phòng tư pháp, tổ chức hành nghề công chứng
và các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài đã phải cấp
hơn 486 triệu bản sao giấy tờ mà một tỉ lệ không nhỏ trong
đó là không cần thiết. Tình trạng lạm dụng này xảy ra phổ
biến ở nhiều cấp, nhiều ngành, từ việc làm hồ sơ tuyển sinh,
thi tuyển công chức, tuyển dụng lao động đến các giao dịch
dân sự, mua bán... Việc này làm phát sinh chi phí không cần
thiết cho người dân, gia tăng áp lực, quá tải công việc cho
các cơ quan có trách nhiệm chứng thực.
Không phải Hà Nội và TP.HCM (hai trung tâm kinh tế
lớn, tập trung đông dân cư) mà thực tế tỉnh Bà Rịa-Vũng
Tàu mới là “quán quân” khi cấp tới 77 triệu bản sao so với
25,6 triệu ở Hà Nội và 49,7 triệu ở TP.HCM.
Cục trưởng Cục Hộ tịch, Quốc tịch, Chứng thực Nguyễn
Công Khanh cho biết không chỉ gây lãng phí, hoạt động chứng
thực bản sao ở một số nơi còn vi phạm pháp luật. Có trường
hợp chứng thực bản sao mà không có bản chính để đối chiếu
hoặc bỏ qua nghĩa vụ đối chiếu. Ở cấp xã vẫn có nơi giao
việc chứng thực cho người không đúng chuyên môn; thu
chi sai khoản phí chứng thực… Tình trạng lạm dụng chứng
thực, bản sao chủ yếu do hiểu biết, nhận thức chưa đúng đắn
của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.
Về phía Bộ Tư pháp, cơ quan quản lý nhà nước về công tác
này, ông Khanh cho biết sẽ đề xuất thí điểm bỏ yêu cầu bản
sao chứng thực trong thủ tục hành chính của chính lĩnh vực
hộ tịch, dần dần mở rộng sang các lĩnh vực khác thuộc ngành
dọc tư pháp. Khi đó, công dân đến giao dịch giải quyết thủ tục
hành chính thì chỉ cần xuất trình bản chính để đối chiếu. Trường
hợp công dân không có bản chính thì các cơ quan nhà nước
sẽ căn cứ vào những cơ sở dữ liệu sẵn có trong cơ sở dữ liệu
về hộ tịch, cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
KHƯƠNG BÙI
Công chứng ngoài trụ sở, văn phòng
công chứng bị phạt 15 triệu
(PL)- Sở Tư pháp TP.HCM ra quyết định xử phạt Văn
phòng công chứng (VPCC) Nguyễn Cảnh 15 triệu đồng
do vi phạm mở chi nhánh hoạt động tại địa chỉ 284 Lê
Văn Việt (phường Tăng Nhơn Phú B, quận 9, TP.HCM).
Vi phạm này đã bị Thanh tra Sở Tư pháp lập biên bản
ngày 8-11-2018.
Sở Tư pháp cũng ra quyết định xử phạt công chứng viên
Nguyễn Thế Tạo (VPCCNguyễn Cảnh) 3 triệu đồng. Công
chứng viên này đã có hành vi vi phạm công chứng hai hợp
đồng ngoài trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng không
đúng quy định. Hiện nay, VPCC Nguyễn Cảnh và công
chứng viên Nguyễn Thế Tạo đã nộp tiền xử phạt xong.
Trước đó, ngày 25-10,
Pháp Luật TP.HCM
có bài
“Phát
hiện VPCC hoạt động ngoài trụ sở sai quy định” 
phản
ánh việc tại tòa nhà ở đường Lê Văn Việt (phường Tăng
Nhơn Phú B, quận 9, TP.HCM) có hoạt động công chứng,
chứng thực giấy tờ, tài liệu, đóng dấu VPCC Nguyễn
Cảnh. Trong khi đó, trụ sở của VPCC này theo đăng ký
hoạt động là ở số 4 Trần Quang Diệu (phường 13, quận
3, TP.HCM).
MINH ANH
1,2,3,4,5 7,8,9,10,11,12,13,14,15,16,...20
Powered by FlippingBook