076-2019 - page 10

10
Bạn đọc -
ThứHai 8-4-2019
Cách để biết tiền gửi
tiết kiệm không bị
mất cắp
Sau hàng loạt vụ tiền gửi tiết kiệmbỗng nhiên “bốc hơi”, nhiều
ngân hàng đã ồ ạt tung ra tiện ích kiểm tra số dư sổ tiết kiệm
nhằm lấy lại lòng tin của khách hàng.
THÙY LINH
M
ới đây nhất, bà Trần
Thị Chín (Ninh Hòa,
Khánh Hòa) mở hai
sổ tiết kiệm với kỳ hạn ba
tháng và sáu tháng, tổng trị
giá 740 triệu đồng tại Phòng
giao dịchAgribank Chi nhánh
Ninh Diêm. Ngày 1-4 vừa
qua, khi đến kiểm tra tại ngân
hàng, bà mới phát hiện 550
triệu đồng trong hai sổ trên
đã “bốc hơi” từ lúc nào.
Từng có nhiều vụ
“bốc hơi”
Trước đó, tại Ngân hàng
Xuất nhập khẩu Việt Nam
(Eximbank) xảy ra vụ việc
mất 245 tỉ đồng của bà Chu
Thị Bình gửi tiết kiệm. Vụ
việc phải tốn rất nhiều thời
gian mới có thể giải quyết.
Năm 2017, Ngân hàng Đại
dương (OceanBank) cũng từng
có hàng loạt sổ tiết kiệm với
tổng trị giá hơn 400 tỉ đồng
bỗng dưng “bốc hơi” tại một
chi nhánh ở Hải Phòng.
Sau hàng loạt sự cố đáng
tiếc đó, những ngân hàng xảy
ra sự cố đều cấp tập cung cấp
thêm các dịch vụ tiện ích giúp
khách hàng dễ dàng kiểm tra
số dư tài khoản mà không cần
phải đến tận phòng giao dịch.
Ngay sau khi xảy ra sự cố
liên quan đến vụ 245 tỉ đồng
“bốc hơi”, Eximbank đã cải
tiến các quy trình, thủ tục liên
quan đến tiền gửi tiết kiệm để
củng cố niềm tin của khách
hàng. Ông Lê Văn Quyết,
Tổng Giám đốc Eximbank,
cho biết: “Đối với các thủ
tục liên quan đến tiền gửi
tiết kiệm, ngân hàng sẽ tiến
hành thông báo tin nhắn tự
động ngay cho khách hàng
trong trường hợp số dư tiền
gửi thanh toán, tiền gửi tiết
kiệm có biến động.
Ngoài ra, người dân khi gửi
tiền tiết kiệm tại Eximbank
cũng dễ dàng tự mình kiểm
tra số dư tiền gửi bất kỳ thời
điểm nào thông qua việc tra
cứu qua Internet Banking,
Mobile Banking. Bên cạnh
đó, để tăng cường đảm bảo
an toàn tiền gửi, ngân hàng
cũng yêu cầu xác thực bằng
dấu vân tay khi khách hàng
ủy quyền việc rút tiền cho
người khác.
Đặc biệt, Eximbank cũng
khuyến cáo khách hàng không
ký khống trước các chứng từ
rút tiền và giao cho nhân viên
ngân hàng các chứng từ này
dưới bất kỳ hình thức nào để
tránh rủi ro không đáng có”.
Cung cấp dịch vụ
theo dõi biến động
số dư
Không chỉ có những ngân
hàng xảy ra sự cố mới cấp
tập cung cấp dịch vụ, siết
chặt quy định, quy trình
thủ tục liên quan đến tiền
gửi mà rất nhiều ngân hàng
khác cũng đang ráo riết đẩy
mạnh việc cung cấp dịch vụ
tiện ích giúp khách hàng
thuận tiện kiểm tra số dư
tài khoản tiết kiệm.
Ngân hàng Vietcombank
cung cấp dịch vụ VCB-SMS
B@nking giúp khách hàng
nhận tin nhắn thông báo về
số dư của tài khoản tiền gửi
có kỳ hạn và tài khoản tiết
kiệm có kỳ hạn. Tính năng
này cho phép khách hàng nhận
tin nhắn thông báo về số dư
tài khoản tiền gửi có kỳ hạn
và tài khoản tiết kiệm có kỳ
hạn ngay sau khi giao dịch
được thực hiện. Tuy nhiên,
tính năng này chỉ áp dụng
cho các giao dịch tại quầy.
Trong khi đó, tại Ngân
hàng TMCP Hàng hải Việt
Nam (Maritime Bank), người
dùng gửi tiết kiệm tại quầy
và không sử dụng Internet
Banking vẫn có thể tự cập
nhật tình trạng sổ tiết kiệm tại
nhà mà không cần phải đăng
ký. Theo đó, chủ sổ tiết kiệm
sẽ truy cập vào website của
ngân hàng hoặc qua Internet
Banking, Mobile Banking và
nhập tài khoản cá nhân để tra
cứu các thông tin về sổ tiết
kiệm như tên chủ thẻ, số tiền
gốc ban đầu, tiền gốc hiện tại,
ngày gửi, ngày đáo hạn, kỳ
hạn, lãi suất...
Cũngvớihìnhthứconlinetrực
tuyến, Ngân hàng Sacombank
giúp khách hàng theo dõi biến
động số dư tài khoản tiết kiệm
bằng cách tra cứu trên trang
web của ngân hàng. Hoặc
thông qua dịch vụ ngân hàng
điện tử Sacombank, khách
hàng truy cập vào mục Tài
khoản\Tài khoản có kỳ hạn
cũng sẽ được cung cấp đầy
đủ các thông tin như số tài
khoản, tên sản phẩm, số tiền
gửi, kỳ hạn, ngày đáo hạn,
lãi suất… của tất cả thẻ tiết
kiệm khách hàng mở tại ngân
hàng này.
Tuy nhiên, để tránh rơi vào
tình trạng mất tiền oan, bên
cạnh việc sử dụng sự thuận
tiện từ các giải pháp công
nghệ, khách hàng nên chủ
động kiểm tra số dư sổ tiết
kiệm sau khi gửi tiền vào
ngân hàng.•
Không cần phải đến phòng giao dịch ngân hàng, khách hàng vẫn có thể kiểmtra số dư sổ tiết kiệm
ngay tại nhà. Ảnhminh họa: THÙY LINH
Chồng muốn bán
xe máy phải có sự
đồng ý của vợ?
Tôi mua lại xe máy của một người bạn (xe đứng
tên chồng, xe mua sau khi bạn tôi lấy vợ) nhưng
khi đi công chứng hợp đồng mua bán, công chứng
viên yêu cầu cả hai vợ chồng bạn tôi phải cùng đi.
Cho tôi hỏi yêu cầu của công chứng viên có đúng
luật không? Có cách nào sang tên xe mà không cần
người vợ cùng đi công chứng hay không?
Bạn đọc
HÁN CHÂU THIỀU
(Bình Chánh, TP.HCM)
Luật sư
Từ Tiến Đạt
, Đoàn Luật sư TP.HCM, trả
lời:
Theo quy định tại Điều 33 của Luật Hôn nhân và
Gia đình 2014 thì tài sản hình thành trong thời kỳ
hôn nhân là tài sản chung của vợ chồng. Như vậy xe
máy nêu trên là tài sản chung của vợ chồng.
Điều 35 của luật này quy định: Động sản mà theo
quy định của pháp luật phải đăng ký quyền sở hữu
thì khi định đoạt tài sản chung phải có sự thỏa thuận
bằng văn bản của vợ chồng.
Xe máy đối với một số người không phải là tài sản
đáng để chú ý nhưng một khi nó là tài sản chung của
vợ chồng và một trong hai bên vợ hoặc chồng muốn
định đoạt (bán) xe thì về nguyên tắc vẫn phải có sự
thỏa thuận đồng ý bằng văn bản của bên còn lại.
Pháp luật quy định ràng buộc như vậy để không
gặp phải vướng mắc nếu sau này vợ chồng rơi vào
trường hợp cần chia tài sản chung. 
Quy định là vậy nhưng pháp luật cũng tạo điều
kiện cho vợ hoặc chồng không nhất thiết phải cùng
đi công chứng hợp đồng mua bán xe. 
Cụ thể, tại khoản 2 Điều 24 Luật Hôn nhân và Gia
đình quy định vợ chồng có thể ủy quyền cho nhau
xác lập, thực hiện và chấm dứt giao dịch mà theo quy
định của luật này, Bộ luật Dân sự và các luật khác có
liên quan phải có sự đồng ý của cả hai vợ chồng.
Như vậy, nếu người vợ làm văn bản ủy quyền hợp lệ
đồng ý cho người chồng bán xe thì khi đi công chứng
hợp đồng mua bán không cần người vợ phải đi cùng.
Chỉ nhập khẩu ô tô dưới 16 chỗ
qua 5 cảng biển
(PL)- Ô tô chở người dưới 16 chỗ chỉ được nhập
khẩu qua các cửa khẩu: Cái Lân (Quảng Ninh), Hải
Phòng, TP.HCM, Đà Nẵng, Bà Rịa-Vũng Tàu.
Sắp tới đây, ngày 8-5, Thông tư 06/2019 của
Bộ Công Thương quy định về nhập khẩu ô tô chở
người dưới 16 chỗ ngồi (không phân biệt ô tô chưa
qua sử dụng hay đã qua sử dụng) chính thức có
hiệu lực.
Theo đó, thông tư quy định các thương nhân và các
cơ quan, cá nhân, tổ chức có liên quan khi nhập khẩu
ô tô chở người dưới 16 chỗ ngồi chỉ được nhập khẩu
về Việt Nam qua các cửa khẩu cảng biển nêu trên.
Ngoài ra, thông tư cũng nêu rõ quy định trên
không áp dụng đối với các trường hợp sau:
- Phục vụ mục đích quốc phòng, an ninh theo kế
hoạch do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
- Phục vụ mục đích cá biệt theo quyết định của
Thủ tướng Chính phủ.
- Quá cảnh với các nước có chung đường biên giới
và kinh doanh chuyển khẩu.
- Nhập khẩu, tạm nhập tái xuất của đối tượng được
hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ thực hiện theo quy
định riêng của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
HỮU ĐĂNG
Các ngân hàng
đang ráo riết đẩy
mạnh việc cung
cấp các dịch vụ
tiện ích giúp khách
hàng thuận tiện
kiểm tra số dư tài
khoản tiết kiệm.
Theo một chuyên gia tài chính ngân hàng, ngân hàng là
ngành kinh doanh dựa trên niềm tin. Chỉ khi xây dựng được
niềm tin thì mới giữ chân được “thượng đế”. Đầu tư công
nghệ, tạo tiện ích cho khách hàng thôi chưa đủmà bản thân
các ngân hàng cần siết chặt quy trình quản lý nội bộ, tăng
cường kiểm soát rủi ro của mình để đảm bảo quyền lợi cho
khách hàng. Bởi công nghệ dù có hiện đại đến đâu thì cũng
do con người tạo ra. Một khi cán bộ, nhân viên ngân hàng
cố tình làm sai thì khách hàng cũng không thể nào kiểm
soát được túi tiền của mình.
Nếu chiếc
xe là tài sản
chung của
vợ chồng
thì khi bán
phải có sự
đồng ý của
người còn
lại. Ảnh: HĐ
1,2,3,4,5,6,7,8,9 11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook