076-2019 - page 2

2
Thời sự -
ThứHai 8-4-2019
Những clip, phim
ngắn hành xử kiểu
giang hồ trôi nổi
trên thế giới mạng
đều có lượng view
cao ngất vì nó
không tuân theo bất
cứ một logic, quy
chuẩn nào về nghệ
thuật, tính hợp lý,
miễn gây chú ý, thu
hút lượt view.
Không chỉ giang hồ thật, nghệ sĩ,
giới showbiz mà các thanh niên,
thiếu niên cũng làm các clip bạo
lực, nói tục, chửi thề rồi tung lên
YouTube, Facebook…
“Giang hồ 4.0” tràn ngập
HÒA BÌNH - VIẾT THỊNH
T
rên không gian mạng, chỉ
cần gõ từ khóa “đại ca”,
“chị đại” là hàng đống
clip xuất hiện cho người
dùng lựa chọn. Hầu hết các
clip này có nội dung cổ súy
cho việc bắt nạt, đánh nhau,
ngôn từ dung tục…
Nhiều nhóm không chuyên
đã đầu tư vào các clip này vì
lượt view khủng.
“Giang hồ học đường
4.0”
TrênYouTube, một clip về
giang hồ học đường có hơn
65 triệu lượt view với hàng
chục lượt chia sẻ. Nhiều bản
nhái clip này cũng thu hút lượt
view khủng. Đáng nói là nội
dung phim này rất phản giáo
dục với một nhóm nữ sinh
chuyên đánh nhau, bắt nạt,
bắt cung phụng, làm bài tập
thay, đánh bạn tùy tiện, trốn
học, nói năng dung tục lồng
trong nền nhạc chế…
Ăn theo thể loại băng nhóm
học đường có thêm nhiều
clip khác tương tự cũng lấy
bối cảnh học đường nhưng
các nhân vật ở độ tuổi học
sinh, mặc đồ học sinh chửi
thề, nói tục, ngôn ngữ bạt
mạng. Trong các clip, cảnh
học sinh vô lễ với thầy cô,
tụ tập ăn chơi, trốn học, hút
thuốc, ma túy, đốt sổ đầu bài,
đánh chém bạn, băng nhóm
tràn ngập. Một số clip gượng
gạo lồng ghép chuyện ăn năn
hối hận nhưng không đọng lại
gì ngoài những màn đập phá,
đánh đấm, bắt nạt.
Các phim, clip giang hồ
Từbạo lực trênYouTube đếnđời thật làkhông xa
Khá “bảnh”
(trái)
, DươngMinh Tuyền với những clip đăng trênmạng tạo nhận thức lệch lạc cho lớp trẻ. Ảnh: PV
Dù có những tranh luận nhất định nhưng đa số các công
trình nghiên cứu trên thế giới cho thấy tác động rõ ràng từ
các video bạo lực trên truyền hình, mạng xã hội (Facebook,
YouTube,...) đến hành vi bạo lực của trẻ em. Từ năm 1986,
hai nhà nghiên cứu Friedrich-Cofer và Huston phát hiện rằng
có một mối quan hệ nhất quán giữa việc xem phim ảnh bạo
lực trên truyền hình và hành vi gây hấn (của cả người lớn lẫn
trẻ nhỏ).
Năm 2012, hai chuyên gia Martins và Wilson (Mỹ), sau khi
khảo sát 500 học sinh từ độ tuổi mẫu giáo đến lớp 5, công bố
nghiên cứu trên tạp chí
Human Communication Research,
kết
luận rằng các em nữ sinh xem càng nhiều các video có cảnh
bạo lực xã hội thì càng có xu hướng gia tăng hành động bạo
lực ở trường học.
Bạo lực trên các phương tiện truyền thông và bạo lực trong
cuộc sống đến nay vẫn còn là vấn đề nóng. Internet và mạng xã
hội đã khiến sự lan tỏa các video mang tính bạo lực xã hội trở
nên tồi tệ hơn, vì bất cứ khi nào trẻ em cũng có thể tiếp cận bạo
lực xã hội: Từ các video bạo lực có thật được quay (lén) lại rồi
tung lên mạng đến các bộ phim bạo lực được dàn dựng chuyên
nghiệp lẫn không chuyên (như trường hợp Khá “bảnh” và một
số nhân vật được gọi là “giang hồ 4.0”).
Mối quan hệ giữa mức độ tiếp cận các video bạo lực đến tâm
lý và hành vi của người dùng, đặc biệt ở trẻ em, là gần như không
thể bị phủ định. Trong khi đó, các nhà quản lý nền tảng mạng xã
hội dù tỏ ra nỗ lực trong việc kiểm duyệt và loại bỏ các video bạo
lực vẫn cho thấy sự bất lực. Vụ xả súng khiến hàng chục người
chết tại một nhà thờ Hồi giáo ở New Zealand là minh chứng rõ
ràng cho sự nguy hiểm của mạng xã hội khi không thể quản lý
bạo lực: Tay sát thủ đã phát trực tiếp cảnh xả súng lên Facebook.
Như vậy, việc loại bỏ tối đa bạo lực được “truyền hình hóa”
trên mạng xã hội là mục tiêu quan trọng nếu không muốn bạo
lực ở trẻ em gia tăng. Điều này đòi hỏi sự gia tăng trách nhiệm
của các ông chủ mạng xã hội, không chỉ mang tính hứa hẹn
tức thời mà phải ở mức cam kết cao về phương diện pháp lý.
Mở cửa và tạo điều kiện cho doanh nghiệp mạng xã hội hoạt
học đường không chỉ do
“diễn viên” ở tuổi học cấp 3
đóng mà còn có cả các “diễn
viên” là học sinh cấp 2, trẻ
em vào vai mà trong đó cảnh
chặn đường đi học cướp đồ
ăn của bạn với lý lẽ: “Nhà
anh thiếu gì đồ ăn, thích ra
làm đại ca cho nó ngầu thôi”
và các em bị cướp được gieo
suy nghĩ: “Làm đại ca sướng
thật, mai mình thử làm đại
ca…”. Những em bé đóng
vai đại ca ăn mặc hầm hố,
cố ra vẻ ngông nghênh, ăn
nói bặm trợn cho ra dáng…
Lao vào làm phim
ngắn, clip giang hồ
Với dòng phimngắn nghiệp
dư trên YouTube này, sau
những clip giang hồ học
đường nhắm thẳng vào đối
tượng học sinh là những clip
phimngắn giang hồ thật được
giới học sinh tìm xem nhiều
không kém.
Các phim kiểu này mô tả
chuyện ăn chơi, hút xách, đi
bar, vũ trường, cờ bạc, băng
nhóm đánh nhau chém giết,
rút súng bắn máu chảy đầm
đìa với cấp độ nặng nhiều
lần hơn những phim mô tả,
cổ vũ bạo lực học đường.
Đáng sợ hơn là dạng phim
giang hồ như vầy có cả phim
do diễn viên tuổi trưởng thành
lẫn diễn viên độ tuổi choai
choai đóng, nhắm chính vào
lứa tuổi này.
Có thể nhận ra phần lớn
những clip, phim ngắn tự do
kiểu giang hồ như thế này
trôi nổi trên thế giới mạng
ở YouTube đều có lượng
view cao ngất vì nó không
tuân theo bất cứ một lôgic,
quy chuẩn nào về nghệ thuật,
tính hợp lý, miễn gây chú ý,
thu hút lượt view.
Cái “sướng” của loại phim
ngắn, clip này là cơ quan chức
năng hầu như không quản
lý được, không bị giới phê
bình nghệ thuật nhòm ngó
và chỉ cần chiếc điện thoại
là trên mạng có mớ rác cho
mọi người vào xem.
Trong các clip ấy, hàng
trăm, hàng ngàn lượt comment
xem các băng nhóm, hành
xử kiểu đại ca, bạo lực, nói
năng báng bổ và vô tình
thành “chuẩn”, thành “thần
tượng”, “hình mẫu” để các
em noi theo.
Với thực trạng phim về
giang hồ ăn khách, giới nghệ
sĩ và showbiz Việt cũng lao
vào với đủ cấp độ, hình thức
mà xoay quanh là tụng ca về
giang hồ...
Đến giang hồ thật
cũng tham gia
Mới đây, Khá “bảnh” bị
bắt, tài khoản người này trên
YouTube, Facebook cũng bị
khóa. Tuy nhiên, trên môi
Các phimngắn về giang hồ học đường đang nhan nhản trênmạng. Ảnh: HB
1 3,4,5,6,7,8,9,10,11,12,...16
Powered by FlippingBook