218-2019 - page 16

16
Thế giới 24 giờ
Quốc tế -
ThứHai 23-9-2019
Tiêu điểm
16,5
tỉ USD là tổngmức đầu tư cho robot trên toàn cầu
trong năm2018, theo báo cáoWorld Robotics vừa
được Liên đoàn Robot Quốc tế (IFR) công bố. Hãng
tin
Reuters
trích báo cáo cho biết Trung Quốc đầu
tư nhiều nhất với 5,4 tỉ USD trong khi tốp nămcòn
có Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ và Đức. Hơn 420.000
robot được lắp đặt vào nămngoái và dự kiến tăng
lên thành 584.000 vào năm 2022. Singapore là
nước dẫn đầu về mức độ tự động hóa trong công
nghiệp với mật độ 831 robot trên 10.000 công
nhân.
TRÙNG QUANG
Trung Quốc, Nga đắc lợi giữa
xung đột Mỹ-Iran
Trong khi Washington tiếp tục các lệnh trừng phạt nhằmvào Tehran thì Moscow và Bắc Kinh kiên trì
đưa ra các gói “hỗ trợ” đất nước Trung Đông này.
HÀMINHTHU
H
ãng tin
Iran Press
ngày
21-9 cho biết Trung
Quốc (TQ), Nga và
Iran đang lên kế hoạch cho
một cuộc tập trận hải quân
chung ở biển Oman và phía
bắc Ấn Độ Dương. Động thái
này diễn ra chỉ vài ngày sau
khi Mỹ tố Iran đứng sau một
cuộc tấn công bằng máy bay
không người lái vào các cơ
sở dầu mỏ của Saudi Arabia.
Ngoại trưởng Mỹ Mike
Pompeo cho rằng vụ phá hoại
nhà máy dầu là “hành động
chiến tranh” trực tiếp nhằm
vào Arab Saudi. Điều này
đánh dấu sự leo thang căng
thẳng nhất giữa Mỹ và Iran
kể từ hồi khủng hoảng con
tin Iran năm 1979. Các nhà
phân tích cho rằng cuộc tập
trận được lên kế hoạch sẽ
thể hiện sự ủng hộ của TQ
đối với Iran, kể cả trong tình
huống xấu nhất.
Trung Quốc với
những thương vụ
béo bở
Sau chuyến thăm hồi tháng
8 của Bộ trưởng Ngoại giao
Iran Mohammad Javad Zarif
tới Bắc Kinh, Iran và TQ đã
đồng ý bổ sung nhiều dự án
vào chương trình song phương
25 năm được ký kết năm
2016. Trong đó, đáng chú ý
là khoản đầu tư 400 tỉ USD
lần đầu tiên được TQ đầu tư
vào nền kinh tế Iran.
Theo trang tin
Petroleum
Economist
, trụ cột chính trong
thỏa thuận mới là TQ sẽ đầu
tư 280 tỉ USD để phát triển
các lĩnh vực dầu khí và hóa
dầu của Iran. 120 tỉ USD nữa
sẽ được đầu tư vào nâng cấp
Chiến tranh ở Iran
Cách mạng Hồi giáo hay Cách mạng trắng là cuộc cách
mạngđưa Iran từ chế độquân chủdo ShahMohammadReza
Pahlavi đứng đầu thành nước cộng hòaHồi giáo dưới sự lãnh
đạo của Ayatollah Ruhollah Khomeini, người lãnh đạo cuộc
cách mạng và là người khai sinh ra nước cộng hòa Hồi giáo.
Sau khi cuộc cách mạng kết thúc năm 1979, người dân Iran
đã chứng kiến nhiều cuộc chiến tranh tốn kémnhư Iran-Iraq
(1980-1988), chiến tranh vùngVịnh lần thứ nhất (1990-1991),
cuộc chiến ở Afghanistan (từ năm 1979 cho tới nay), cuộc
xâm lược Iraq của Mỹ (2003).
Khủng hoảng con tin Iran
Khủng hoảng con tin Iran là một cuộc xung đột chính trị,
ngoại giao giữa Iran và Mỹ. Ngày 4-11-1979, một nhóm sinh
viên hỗ trợCáchmạngHồi giáo đã lao vào chiếmĐại sứ quán
Mỹ ở thủ đô Tehran nhằm phản đối hành động bao che của
Washington đối với quốc vương đào tẩu của Iran. Các sinh
viên bắt giữ 52 nhân viên ngoại giao Mỹ nhằm buộc Tổng
thống Jimmy Carter trao trả quốc vương Iran cùng số lượng
lớn tài sản mà ông ta mang theo. Iran phóng thích toàn bộ
52 con tin ngày 20-1-1981, vài phút sau khi ông Jimmy Carter
kết thúc nhiệm kỳ. Cuộc khủng hoảng này giữ kỷ lục là cuộc
khủng hoảng con tin dài nhất trong lịch sử (444 ngày).
Chỉ tránh né một
cuộc chiến ở Iran là
chưa đủ để có hòa
bình ở Trung Đông.
Vẫn còn nhiều việc
mà Mỹ phải làm với
một nước cộng hòa
Hồi giáo có tiềm lực
đáng kể cùng những
ưu thế, ảnh hưởng
nhất định tại khu
vực luôn là điểm
nóng của thế giới.
Thờigiandiễnracuộctậptrận
chung có thể hơi nhạy cảm và
một số người có thể coi động
thái này thể hiện sự hỗ trợ của
TQdànhcho Irannếuxảy rabất
kỳ xung đột quân sự nào giữa
các nước.
Chuyên gia về hải quân
tại Bắc Kinh
LI JIE
Chủ tịch TrungQuốc Tập Cận Bình và Tổng thốngNga Vladimir Putin. Ảnh: XINHUA
l
Ấn Độ:
Lực lượng bảo vệ bờ biển Ấn
Độ bắt sáu người Myanmar và tịch thu
1,160
tấn ketamine trên con tàu gần quần
đảo Nicobar, Ấn Độ Dương, theo hãng
tin
AFP
. Con tàu này bị máy bay của lực
lượng bảo vệ bờ biển phát hiện khi đi vào
vùng đặc quyền kinh tế của Ấn Độ hôm
18-9 và tắt hết đèn, theo thông cáo ngày
22-9 của Bộ Quốc phòng Ấn Độ. Qua thẩm
vấn, nhóm này khai họ rời Myanmar hôm
14-9 và dự kiến đến điểm hẹn với một tàu
khác “đang hoạt động gần biên giới hàng
hải Thái Lan-Malaysia” vào ngày 21-9.
l
Thái Lan
: Tờ
The Nation
đưa tin Ủy
ban Đầu tư Thái Lan (BOI) vừa thông qua
gói chính sách ưu đãi, được gọi là Thailand
Plus, nhằm tăng cường thu hút các doanh
nghiệp nước ngoài đầu tư vào nước này.
Cụ thể, các nhà đầu tư nước ngoài được
giảm thêm 50% thuế thu nhập doanh nghiệp
trong năm năm, tăng gấp đôi mức chiết
khấu đối với chi phí đào tạo và miễn thuế
doanh nghiệp trong năm năm khi thành lập
các cơ sở phát triển kỹ năng.
l
Philippines
:Nghị sĩ Bienvenido “Benny”
Abante Jr. cho rằng Trung Quốc có thể cài
cắm quân nhân trong hơn 100.000 công dân
nước này đang làm việc tại các sòng bạc
Philippines. Tờ
Inquirer
ngày 22-9 dẫn lời
ông Abante nói tại một cuộc họp báo ở TP
Quezon: “Tôi tin rằng điều này có thể gây
nguy hiểm cho Philippines vì những người
được đưa đến đây không chỉ là nhân viên
của những sòng bạc mà còn có thể là thành
viên của quân đội”. Theo ôngAbante, hiện
có khoảng 120.000 người Trung Quốc làm
việc tại các sòng bạc ở Philippines và hầu hết
họ đang bị Bắc Kinh giám sát và theo dõi.
TRÙNG QUANG
cơ sở hạ tầng giao thông và
sản xuất của nước cộng hòa
Hồi giáo phù hợp hơn với
các yêu cầu hoạt động của
TQ. Đổi lại, các nhà đầu tư
TQ có quyền thực hiện các
dự án ở Iran mà không đấu
thầu, theo hãng tin
Deseret
News
. Hơn nữa, dòng tiền
khổng lồ này còn cho phép
TQ có tiếng nói trong giới
chính trị và mua dầu với giá
thấp nhất.
TQ từ lâu đã có nhiều
thỏa thuận kinh tế béo bở
với Iran và thường tận dụng
lợi thế của đồng minh Iran.
Sau thỏa thuận hạt nhân Kế
hoạch hành động chung toàn
diện (JCPOA) năm 2015 và
việc dỡ bỏ lệnh phong tỏa tài
sản của Iran, TQ vẫn nắm giữ
22,5 tỉ USD dự trữ của nước
cộng hòaHồi giáo. Khoản này
vốn được xem là kênh đảm
bảo tài chính cho các dự án
liên doanh và nhập khẩu giữa
hai nước.
Cuộc xung đột giữa Mỹ
và Iran sẽ tạo đòn bẩy cho
Bắc Kinh đòi hỏi những
thỏa thuận sinh lời cao hơn
trong tình hình kinh tế hỗn
loạn của Iran. Trong khi Mỹ
với các lệnh trừng phạt của
mình muốn cô lập Iran khỏi
thị trường toàn cầu, TQ vẫn
âm thầm khai thác nguồn tài
nguyên được đánh giá là khá
dồi dào của đất nước Trung
Đông này.
Nga và thỏa thuận
vũ khí
Trong một cuộc họp báo
ngày 16-9, Tổng thống Nga
Vladimir Putin đã nói đùa
trước Tổng thống Iran Hassan
Rouhani rằng ông sẵn sàng
hỗ trợ Saudi Arabia sau vụ
tấn công cơ sở dầu mỏ. Ông
còn đề nghị đất nước này
mua tên lửa đất đối không
của Nga như các nước khác
là Iran và Thổ Nhĩ Kỳ. Trên
hãng tin
Bloomberg
, nhà báo
Leonid Bershidsky khẳng
định đây không phải là một
câu đùa giỡn của người đứng
đầuĐiệnKremlin. “Ông Putin
đã cố gắng thuyết phục các
nước Trung Đông rằng hợp
tác với Nga sẽ hiệu quả hơn
với Mỹ” - ông Bershidsky
nhận định.
Năm 2018, Nga, Iran,
Azerbaijan, Kazakhstan và
Turkmenistan - năm quốc gia
giáp biển Caspi - đã đồng ý
ký kết Công ước về tình trạng
pháp lý của biển Caspi. Tài
liệu đã thiết lậpmột công thức
để phân chia nguồn tài nguyên
và ngăn chặn các cường quốc
khác thiết lập sự hiện diện
quân sự ở đó. Tuy nhiên, do
thỏa thuận không định nghĩa
Caspi là hồ, Iran - nước có bờ
biển nhỏ nhất - được xemnhư
bên thua cuộc.
Nếu có bất kỳ bài học nào
mà Mỹ nhận ra trong hơn 40
năm khủng hoảng ở Trung
Đông là Washington không
nên để mình bị thuyết phục để
tham gia vào một cuộc chiến
không hồi kết lần nữa. Mỹ
đã đánh đổi hàng ngàn mạng
sống và hàng ngàn tỉ USD ở
khu vực này. Tuy nhiên, chỉ
tránh némột cuộc chiến ở Iran
là chưa đủ để có hòa bình ở
Trung Đông. Giới chuyên
gia nhận định vẫn còn nhiều
việc mà Mỹ phải làm với một
nước cộng hòa Hồi giáo có
tiềm lực đáng kể cùng những
ưu thế, ảnh hưởng nhất định
tại khu vực luôn là điểm nóng
của toàn thế giới.•
1...,6,7,8,9,10,11,12,13,14,15 16
Powered by FlippingBook