218-2019 - page 8

8
Đô thị -
ThứHai 23-9-2019
Nhiều sai phạm
khó tin ở dự án
Cát Linh-Hà Đông
Số vốn đầu tư vào dự án theo báo cáo của chủ đầu tư
khoảng 11.337 tỉ đồng nhưng kết quả kiểm toán chỉ
ghi nhận khoảng 8.679 tỉ đồng.
điều hành dự án. Tư vấn thiết
kế bước lập dự án chịu trách
nhiệm về chất lượng lập dự án
đầu tư. Chủ đầu tư của phần
giải phóng mặt bằng (UBND
TP Hà Nội) chịu trách nhiệm
về việc chậm trễ trong công
tác này. Tư vấn giám sát chịu
trách nhiệm trong công tác chỉ
đạo thi công, quản lý tiến độ,
chất lượng, giá thành xây dựng.
“ĐếnnayBộGTVTvẫnđang
thực hiện nghiêm túc các kết
luận của KTNN” - lãnh đạo
Bộ GTVT khẳng định.
Những sai phạm ngàn tỉ
Cuối năm 2018, KTNN có
thông báo kết quả kiểm toán
hoạt động xây dựng và việc
quản lý, sử dụng vốn đầu tư
dự án đường sắt Cát Linh - Hà
Đông.Theo đó, KTNN phát
hiện hàng loạt sai phạm trong
quá trình lập, thẩm định, phê
duyệt chủ trương đầu tư, điều
chỉnh tăng vốn và ký kết hợp
đồng dự án…
Cụ thể, việc điều chỉnh tổng
mức đầu tưdự án (8.769 tỉ đồng
lên 18.001 tỉ đồng, tăng 205%
so với tổng vốn đầu tư ban đầu
được duyệt) vào tháng 2-2016,
Bộ GTVT không báo cáo Thủ
tướng để trình Quốc hội thông
qua chủ trương điều chỉnh vốn
là chưa thực hiện đúng Nghị
quyết 49 của Quốc hội, trái với
quy định của Luật Đầu tư công.
Về tài chính của dự án, đến
30-6-2018, số vốn đầu tư vào
đường sắt đô thị Cát Linh - Hà
Đông theo báo cáo của chủ
đầu tư khoảng 11.337 tỉ đồng
nhưng kết quả kiểm toán chỉ
ghi nhận khoảng 8.679 tỉ đồng
đã đầu tư vào dự án. Số chênh
lệch khoảng 2.656 tỉ đồng do
chủ đầu tư tính sai khối lượng
360 triệu đồng, sai đơn giá 175
tỉ đồng, sai khác 698 tỉ đồng,
chưa đủ điều kiện quyết toán
1.781 tỉ đồng.
Chỉ riêng hạng mục thiết bị
và đoàn tàu của dự án đường
sắt Cát Linh - Hà Đông đã
được điều chỉnh tăng vốn
khoảng 3.143 tỉ đồng, trong
đó hạng mục đoàn tàu tăng
364 tỉ đồng (tăng 34,4%),
hạng mục thiết bị tăng 2.778
tỉ đồng (tăng 227%).
Bên cạnh đó, Bộ GTVT đã
phê duyệt phụ lục hợp đồng
EPC phần thiết bị với đơn
giá 178,7 triệu USD, cao hơn
khoảng 8,3 triệu USD so với
giá trong hợp đồng EPC không
đúng chỉ đạo của Thủ tướng.
Trong quá trình đàm phán,
Ban quản lý dự án đường sắt
chưa làm rõ chênh lệch tăng
3,19 triệu USD trong việc thay
đổi vật liệu vỏ tàu và chi phí vận
chuyển tăng 3,945 triệu USD.
Ngoài ra, KTNN cũng chỉ
ra lưu lượng hành khách sử
dụng đường sắt Cát Linh - Hà
Đông được đơn vị tư vấnTrung
Quốc giả định tính toán, phân
tích hiệu quả kinh tế dự án cao
hơn nhiều lần so với số liệu
dự báo của Viện Chiến lược
giao thông vận tải.
Đặc biệt, khi phân tích hiệu
quả kinh tế dự án, chủ đầu tư
không xem xét đến chi phí
vận hành cao, chiếm tỉ trọng
lớn trong giai đoạn khai thác
dự án nên kết luận đường sắt
Cát Linh - Hà Đông hiệu quả
về kinh tế là thiếu chính xác.
Phương án tài chính của dự án
đường sắt Cát Linh - Hà Đông
ngay từ khi lập dự án đã phải
bù lỗ nhưng các bên liên quan
chưa đề xuất phương án khai
thác hiệu quả…
Với những sai phạm trên,
KTNN kiến nghị Ban quản
lý dự án đường sắt xử lý về
tài chính gần 900 tỉ đồng.
Trong đó, thu hồi nộp ngân
sách nhà nước 91 triệu đồng
và xử lý tài chính đối với
tổng thầu EPC là hơn 600 tỉ
đồng. Bên cạnh đó, Ban quản
lý dự án đường sắt phải làm
rõ trách nhiệm của tổng thầu
EPC (Công ty Hữu hạn Tập
đoàn Cục 6 đường sắt Trung
Quốc) về những thiệt hại vì
để dự án chậm trễ. Ngoài ra,
KTNN đề nghị đơn vị này
xác định trách nhiệm của các
đơn vị tư vấn còn để xảy ra
các tồn tại, sai sót để xử lý
theo quy định của hợp đồng.
KTNN cũng kiến nghị
Bộ GTVT chấn chỉnh công
tác đầu tư công, kiểm điểm
trách nhiệm của cá nhân, tập
thể trong việc phê duyệt điều
chỉnh tổng mức đầu tư sai quy
định như đã nêu ở trên khi
chưa chứng minh được hiệu
quả tài chính, kinh tế-xã hội
mang lại cho dự án…•
Đến nay dự án đường sắt Cát Linh - HàĐông vẫn chưa xác định được ngày về đích. Ảnh: VL
Theo hợp đồng EPC, thời gian hoàn thành, chạy thử và
bàn giao công trình không quá 48 tháng (kể từ năm 2010)
và được điều chỉnh đến ngày 30-9-2017. Tuy nhiên, đến thời
điểmkiểm toán (tháng 11-2018), công trình chưa hoàn thành
và bàn giao cho chủ đầu tư chậm gần bốn năm. Tuy nhiên,
chủ đầu tư chưa làm rõ trách nhiệm của tổng thầu về những
thiệt hại do việc chậm tiến độ gây ra để xử lý theo quy định.
Khi phân tích hiệu
quả kinh tế dự án,
chủ đầu tư không
xem xét đến chi phí
vận hành cao, chiếm
tỉ trọng lớn trong
giai đoạn khai thác
dự án nên kết luận
dự án hiệu quả
về kinh tế là thiếu
chính xác.
Cảnhbáokhảnăng“gió thổi bay”khi quacầuRạchMiễu
Sáng 22-9, Phòng CSGT Công an tỉnh Bến Tre đã phát
trên 4.000 tờ rơi tại trạm thu phí cầu Rạch Miễu và các bến
xe, bến khách cảnh báo tình hình an toàn giao thông trên
tuyến QL60 và cầu Rạch Miễu.
Thời gian qua vào các ngày lễ, tết, thứ Bảy và Chủ nhật, tại
khu vực từ cầu Ba Lai đến cầu Rạch Miễu thường xuyên xảy
ra ùn tắc giao thông. Để hạn chế ùn tắc giao thông, Phòng
CSGT Công an tỉnh Bến Tre khuyến cáo người lái xe tải
trọng lớn, xe container, xe khách, ô tô các loại… sắp xếp lịch
trình chạy xe phù hợp; hạn chế tham gia giao thông qua khu
vực cầu Rạch Miễu từ 15 giờ đến 20 giờ. Đặc biệt, do mặt
cầu Rạch Miễu hẹp, chỉ có hai làn xe nên khi qua cầu người
tham gia giao thông phải chú ý tình trạng kỹ thuật của xe.
Để giảm thiểu tai nạn đáng tiếc do giông gió, đơn vị quản lý
cầu và Phòng CSGT Công an tỉnh Bến Tre khuyến cáo và nhắc
nhở người dân vào thời điểm thời tiết xấu phải chú ý quan sát,
khi tầm nhìn bị hạn chế cần điều chỉnh tốc độ, giữ khoảng cách
an toàn khi qua cầu. Do cầu Rạch Miễu ở độ cao hơn 40 m
so với mặt nước nên vào thời điểm mưa dông, gió giật mạnh
người đi xe dễ bị chao đảo, té. Để tránh bị gió quật ngã, người
tham gia giao thông phải di chuyển chậm, bám vào thành cầu
chờ qua cơn gió mới đi tiếp. Hoặc để đảm bảo an toàn, người
dân không nên qua cầu khi gió quá mạnh.
Thời gian qua, vào các ngày lễ, tết, ngày cuối tuần, tại khu
vực từ cầu Ba Lai đến cầu Rạch Miễu thường xuyên xảy ra
ùn tắc giao thông. Trong những ngày này, lực lượng CSGT
hai tỉnh Bến Tre và Tiền Giang phải thường xuyên túc trực
để điều tiết giao thông, tránh xảy ra ùn tắc. Đồng thời, CSGT
Công an tỉnh Bến Tre luôn yêu cầu Công ty TNHH BOT cầu
Rạch Miễu xả trạm khi có xảy ra ùn tắc kéo dài.
Ông Hà Ngọc Nam, Phó Giám đốc Công ty TNHH BOT
Cầu Rạch Miễu, cho biết hiện nay trung bình mỗi ngày đêm
có khoảng 18.000 lượt xe qua lại cầu. Vào dịp lễ, tết lượng
phương tiện qua cầu Rạch Miễu mỗi ngày đêm khoảng trên
20.000 lượt (tăng khoảng 20% so với ngày thường). “Vào
các dịp lễ, tết hay cuối tuần, khu vực cầu Rạch Miễu thường
xuyên xảy ra ùn ứ từ cầu Rạch Miễu đến trạm thu phí và
qua khỏi trạm. Nguyên nhân là do xe đông, di chuyển
chung thời điểm, cộng với lưu lượng xe máy nhiều, trong
khi dốc cầu cao nên các xe phải di chuyển chậm, rất dễ gây
ùn tắc. Thông thường khi xảy ra ùn tắc cách trạm thu phí
750 m thì CSGT yêu cầu phải xả trạm” - ông Nam cho biết.
Theo Phòng CSGT Công an tỉnh Bến Tre, khoảng một
tháng nay, Phòng CSGT Công an tỉnh đã tổ chức hai đợt phát
tờ rơi tuyên truyền cho người tham gia giao thông với trên
8.000 tờ rơi cho các tài xế tại khu vực trạm thu phí cầu Rạch
Miễu và bến xe, tuyên truyền người dân sắp xếp lịch trình
phù hợp khi qua cầu Rạch Miễu hạn chế tình trạng kẹt xe.
Phía đơn vị quản lý cầu Rạch Miễu cho biết nhờ làm tốt
công tác tuyên truyền cảnh báo lái xe khi qua cầu Rạch
Miễu, tránh tập trung vào một thời điểm gây ùn tắc giao
thông, nhờ vậy suốt hai tuần nay khu vực cầu Rạch Miễu và
QL60 đoạn lên cầu Rạch Miễu không xảy ra tình trạng kẹt
xe vào các ngày cuối tuần.
ĐÔNG HÀ
Nhiềungười đi xemáy khôngdám lêncầuRạchMiễukhimưadông.
VIẾT LONG- CHÂNLUẬN
B
ộ GTVT vừa có văn bản
gửi BộXây dựng về thực
hiện kết luận Kiểm toán
Nhà nước (KTNN) liên quan
đến việc phê duyệt định mức
khoan cọc nhồi vào cuội sỏi áp
dụng cho dự án đường sắt đô
thị Cát Linh - Hà Đông (sau
đây gọi là dự án) khi chưa
lấy ý kiến của Bộ Xây dựng.
Bộ GTVT “xin”
đồng thuận để
thực hiện kết luận
Theo đó, Bộ GTVT cho biết
định mức dự toán một số công
tác thi công đường sắt trong đô
thị chưa được công bố trong
hệ thống định mức hiện hành
của Nhà nước. Để phù hợp với
quy trình, quy phạm, khung
tiêu chuẩn về thiết kế, thi công
và nghiệm thu cho dự án, đáp
ứng tiến độ, tuân thủ các quy
định hiện hành, Bộ GTVT có
văn bản gửi Bộ Xây dựng xin
ý kiến thỏa thuận về áp dụng
định mức dự toán cho dự án.
Ngay sau khi có thỏa thuận
của Bộ Xây dựng, Bộ GTVT
chỉ đạo Ban quản lý dự án
đường sắt và các đơn vị liên
quan tiến hành lập định mức
dự toán áp dụng cho dự án.
Tuy nhiên, ngày 29-5-2014,
Bộ Xây dựng ban hành Quyết
định số 588 công bố định mức
dự toán xây dựng công trình
phần xây dựng (sửa đổi, bổ
sung). Trong đó, thay thế định
mức khoan cọc nhồi từ mã
AC32711 đếnAC32722 bằng
mãAC32110 đếnAC32445 và
không đề cập đến định mức
khoan cọc nhồi vào cuội sỏi…
Nhưng Bộ GTVT không áp
dụng quy định mới này mà
cho rằng việc vận dụng định
mức theo ý kiến trước đó của
Bộ Xây dựng là phù hợp về
mặt thời gian cũng như địa
chất thực tế dự án.
Để có cơ sở thực thực hiện
kết luận của KTNN (xin ý kiến
thống nhất của Bộ Xây dựng),
Bộ GTVT kiến nghị Bộ Xây
dựng chấp thuận việc áp dụng
định mức khoan cọc nhồi vào
tầng lớp địa chất là cuội sỏi vận
dụng theo địnhmức 1776/2007
của Bộ Xây dựng từ thời điểm
năm 2010 đến hết 2014.
“Đối với định mức dự toán
hạngmục cọc khoan nhồi thực
hiện từ năm 2015 trở về sau
(tầng lớp địa chất không phải là
cuội sỏi) thì áp dụng định mức
ban hành kèm theo Quyết định
588/2014 củaBộXây dựng…”
- Bộ GTVT nêu kiến nghị.
Liên quan đến vấn đề dự
án chậm tiến độ, tăng tổng
mức đầu tư, Bộ GTVT cho
rằng ngoài trách nhiệm chính
thuộc phía tổng thầu thì chủ
đầu tư (Bộ GTVT), Ban quản
lý dự án đường sắt chịu trách
nhiệm trong công tác quản lý
1,2,3,4,5,6,7 9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook